Xót xa ngọn núi Sư Tử linh thiêng bị bức tử không thương tiếc
Trong số 99 đỉnh núi ở dãy Hồng Lĩnh từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam khi xưa, ngọn Sư Tử (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được xem là một công trình thiên nhiên hết sức linh thiêng. Thế nhưng, thật xót xa, ngọn núi này đã và đang bị băm nát không thương tiếc!
Băm nát ngọn núi thiêng
Trong nhiều cuốn dư địa chí, nhiều câu chuyện truyền miệng dân gian đều viết, đều nhắc đến ngọn Sư Tử (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh ), ngọn núi linh thiêng trong số 99 đỉnh núi Hồng từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam khi xưa và được coi là biểu tượng thiên nhiên của Việt Nam từ đời Minh Mệnh thứ 17.
Ngọn Sư Tử nhìn từ hướng quốc lộ 1A đã bị khoét nát một phần. Ảnh: Tiến Hiệp.
Trong cuốn “An – Tĩnh cổ lục”, tác giả Hipplolyte Le Breton (người Pháp) đã nhắc đến ngọn núi này một cách đầy linh thiêng: “Ngọn Sư Tử là một ngọn núi có hình dáng con sư tử trong thần thoại Hán Việt(?). Đặc biệt ai cũng biết đến ngọn núi này vì đó là một công trình của thiên nhiên, là chiếc cầu mà các nàng tiên tắm ở đó” Và ngay tại ngọn núi này hiện còn có một am thờ thần bí được người dân địa phương lưu giữ thờ cúng từ xa xưa.
Quả thật, đứng từ bên kia bờ của dòng Lam phóng mắt nhìn về dãy núi Hồng Lĩnh, người quan sát sẽ hình dung rõ một phần của rặng núi kỳ thú này như đầu con sư tử, hay kéo dài ra là một con rồng uốn lượn, mõm đầu chầu, hướng về TP Vinh, tỉnh Nghệ An, nơi mà vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) cho xây dựng kinh thành Trung Đô hơn 300 năm trước.
Hình ảnh ngọn núi bị bóc nham nhở. Ảnh: Tiến Hiệp.
Buồn thay, ngọn núi linh thiêng, tuyệt tác thiên nhiên này đã, đang bị băm nát không thương tiếc do tình trạng khai thác đá ồ ạt tại đây. Nhìn từ quốc lộ 1A, đầu của “con sư tử” này đã bị khoét sâu, loang lổ và hoàn toàn biến dạng. Tiến sâu vào bên trong ngọn núi có thể thấy nơi đây đang được bóc phong hóa để mở rộng công trường khai thác đá.
Một số người dân địa phương hết sức đau xót khi núi Sư Tử bị “thương tích”, biến dạng. “Dẫu có bồi hoàn đi chăng nữa thì nó không bao giờ trở lại được hình ảnh ngọn núi Sư Tử uy nghi, linh thiêng thuở nào. Thật xót xa!” – anh Cảnh, một người dân trú tại xóm 3, xã Xuân Hồng buồn bã nói.
Một phần đầu của núi sư tử chưa bị khai thác, là do nơi đây còn một am thờ lâu đời được người dân bảo vệ, thờ cúng.
Một phần đầu của núi Sư Tử chưa bị khai thác là do nơi đây còn một am thờ lâu đời của người dân. “Nếu không có am thờ này thì họ đã khoét sâu, ủi bay mất rồi. Người dân chúng tôi xót xa lắm!”- một cụ ông ở xã Xuân Hồng bất bình.
Video đang HOT
Hiện tình trạng khai thác đá vật liệu xây dựng tại đây vẫn đang tiếp diễn với quy mô rất lớn. Máy móc, xe cộ ra vào “xẻ thịt” ngọn núi này hết sức rầm rộ. Trên đỉnh “đầu sư tử”, nhiều máy xúc cỡ lớn vẫn đang bạt núi, bóc phong hóa mở rộng phạm vi khai thác; những tiếng nổ mìn quật đá chát chúa vẫn vang lên…
Vì sao vẫn chưa dừng bức tử ngọn Sư Tử?
Việc khai thác khoáng sản tại ngọn Sư Tử khiến những người làm văn hóa, bảo tồn di tích thắng cảnh hết sức xót xa.
“Ngọn Sư Tử từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng của nền văn hóa Hồng Lam, rất linh thiêng, được các nhà nghiên cứu văn hóa hết sức đề cao. Mất đi ngọn Sư Tử đã thực sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng cả quần thể 99 đỉnh núi Hồng Lĩnh vốn đã đi vào thi ca của dân tộc”- ông Nguyễn Tùng Lĩnh, Trưởng phòng Quản lý di sản, Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Tĩnh nhận định.
Ông Lĩnh nói thêm, thực tế UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quy hoạch về khai mỏ tại địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã có nhiều đề nghị đóng cửa mỏ, hoàn thổ trả lại phần nào mĩ quan cho ngọn núi thiêng. Tuy nhiên, không hiểu sao ngành Tài nguyên – Môi trường không xem xét, đề xuất đóng cửa mỏ, dừng mọi hoạt động khai thác đá tại đây để cứu ngọn Sư Tử?
Hiện tình trạng khai thác đá vật liệu xây dựng tại đây vẫn đang tiếp diễn với quy mô rất lớn.
Ông Bùi Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi một ngọn núi đẹp, mang ý nghĩa lịch sử như vậy lại đang bị khai thác quá mức, làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường. “Nếu không dừng lại thì mãi mãi chúng ta sẽ mất đi tuyệt tác này, và ngọn Sư Tử linh thiêng chỉ còn lại trong tiềm thức”, ông Hùng băn khoăn.
Trao đổi với PV Dân trí vào chiều ngày 5/6, một cán bộ chuyên trách về lĩnh vực khoáng sản tại Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Tĩnh xác nhận, đã có nhiều đề xuất từ cơ sở và ngành văn hóa trong việc đóng cửa mỏ đá tại ngọn Sư Tử, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân. Tuy nhiên, theo vị cán bộ này, việc đóng cửa mỏ tại ngọn núi này không dễ khi vướng giấy phép cấp mỏ.
“Đơn vị được tỉnh Hà Tĩnh cấp quyền khai thác đá tại núi Đầu Rồng là Tổng công ty hợp tác kinh tế QK4. Mỏ được cấp phép từ năm 2001, diện tích cấp phép 5ha, thời hạn khai thác kéo dài đến năm 2021. Việc rút giấy phép, đóng cửa mỏ để bào tồn văn hóa là rất khó khăn, chủ yếu là do vướng đến chuyện đền bù cho doanh nghiệp” – vị này cho biết.
Việc ngăn chặn ngọn núi linh thiêng bị bức tử gặp khó do tỉnh đã “lỡ” cấp phép cho doanh nghiệp? Ảnh: Tiến Hiệp.
Khi được đề cập đến vấn đề, vì sao là một danh thắng có bề dày lịch sử, văn hóa, hiện diện ngay những vị trí gây mất mỹ quan mà ngành Tài nguyên – Môi trường vẫn tham mưu cho tỉnh cấp phép khai thác mỏ tại ngọn Sư Tử, vị cán bộ này trả lời: Đó là vấn đề lịch sử để lại, của đội ngũ cán bộ đi trước.
Theo P.V (Dân trí)
Số phận những sông lớn bị bức tử vì các "đại dự án"
Tại các nước châu Á, vô số những con sông đã bị khai tử để đổi lấy nhiều dự án tham vọng theo kiểu &'dời non, lấp bể'.
Chặn sông Dương Tử làm đập khổng lồ
Tổng chi phí dự trù để xây đập được công bố 25 tỷ USD nhưng ước tính số tiền thực rơi vào khoảng 75 tỷ USD (hoặc hơn)
Trung Quốc xây đập thủy điện Tam Hiệp, có quy mô lớn nhất thế giới. Để thực hiện dự án, từ năm 1997, Bắc Kinh đã chặn sông Dương Tử, con sông dài nhất châu Á và thứ ba thế giới. 1,9 triệu người mất nhà cửa. Hệ sinh thái dọc và trên sông Dương Tử bị lâm nguy. Lở đất nghiêm trọng xảy ra ở hai bờ các nhánh sông xảy ra do mức nước chứa trong hồ dâng cao. Một số vụ lở đất gây nên sóng thần cao 50m.
Chính quyền Trung Quốc hiểu rõ các hiểm họa này nhưng vẫn tiến hành dự án, nhằm chuyển dòng nước từ phía nam vốn đã khô hạn sang sông Hoàng Hà và các sông khác. Đây được coi là một &'nỗ lực giải cứu khẩn cấp' cho tình hình gay go ở vùng đông bắc Trung Quốc.
28.000 dòng sông bị xóa sổ
Năm 2013, Bộ Tài nguyên Nước của Trung Quốc thông báo kết quả thống kê gây sốc, đó là 28.000 trong số khoảng 50.000 con sông của nước này đã biến mất. Xét theo khía cạnh lưu vực, có thể so sánh số sông Trung Quốc bị mất đi tương đương với việc Mỹ mất đi toàn bộ sông Mississippi.
Quan chức Trung Quốc giải thích sự sụt giảm về mặt số liệu này trước hết là do nâng cấp phương pháp thống kê, do giảm lưu lượng nước và sạt lở đất, và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trên mạng Sina Weibo, một người đã đăng tải bản đồ cũ của sông Qingdao (Thanh Đảo) với nhiều tuyến đường thủy phong phú và khá chi tiết.
Bản đồ này cũng cho thấy con sông đã biến mất nhưng không phải bởi &'các kỹ thuật thăm dò tân tiến hơn', mà đơn giản là sông đã biến thành các tuyến đường bộ.
Khoảng thời gian 3 thập kỷ qua là quãng thời gian những con sông biến mất, trùng khớp với giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, hệ thống quản lý nước của Trung Quốc có từ thời những năm 1960. Khi đó, hàng loạt các trận lũ có sức hủy diệt lớn buộc Chủ tịch Mao Trạch Đông phải cho xây dựng hàng loạt con đập, các hồ chứa nước, và đập tràn.
Hệ thống này giúp ngăn lũ, nhưng gây ra mất cân bằng sinh thái bằng cách ngăn con sông làm nhiều khúc, trong khi đây vốn là những con sông từng chảy về đồng bằng phương Bắc. Hệ quả, các sông hồ trong khu vực bắt đầu bốc hơi và biến mất.
Ấn Độ lo Trung Quốc bức tử sông Brahmaputra
Đây được cho là khu vực Trung Quốc dự tính xây dựng nhà máy thủy điện khổng lồ tại Medog, gần khu vực Great Bend, cũng thuộc lưu vực sông Brahmaputra.
Sông Brahmaputra , chảy từ dãy Himalaya qua các nước Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc, từ lâu đã là tâm điểm một cuộc chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là dự tính xây 25 dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Brahmaputra, trong đó có khả năng Trung Quốc xây dựng nhà máy thủy điện khổng lồ tại Medog, gần khu vực Great Bend, cũng thuộc lưu vực sông Brahmaputra. Nếu dự án này được triển khai thì đập thủy điện này sẽ còn lớn gấp đôi đập Tam Hiệp hiện nay.
Ấn Độ lo ngại dự án này thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, gây hậu quả môi sinh, hoặc thậm chí là một &'vũ khí' nhằm chống lại New Delhi do một phần lớn nước tưới của sông thuộc lãnh thổ Ấn Độ.
Tham vọng của Ấn Độ trên sông Godavari và Krishna
Ấn Độ mới đây đã tiến hành dự án khổng lồ, chi phí lên tới 168 tỷ USD, liên quan tới việc nối sông Godavari và Krishna, hai con sông lớn thứ hai và thứ tư của nước này, thông qua một con kênh ở Andhra Pradesh.
Dự án này nhằm nối 37 con sông từ Himalaya và vùng bán đảo. Theo đó, sông nào thừa nước sẽ được ngăn lại, và dòng chảy sẽ đổ sang sông khác. Tổng thể, khoảng 30 kênh và 3.000 hồ chứa lớn nhỏ sẽ được xây dựng với tiềm năng phát điện là 34 gigawatt.
Các nhà chức trách Ấn Độ nói rằng việc nối các con sông sẽ giảm đáng kể việc mất cân bằng về nước ở các vùng, và mang lại lợi ích về tưới tiêu, cung cấp nước sử dụng và công nghiệp, phát điện, hỗ trợ giao thông đường thủy.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nước này cảnh báo đây là một dự án rất liều lĩnh và nguy hiểm, vì con sông không phải là một &'đường ống dẫn nước mà chúng ta có thể kiểm soát'.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Trung Quốc đang bức tử đất nông nghiệp Lào Trung Quốc đang bức tử đất nông nghiệp của Lào khi phun nhiều loại thuốc hóa chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hệ sinh thái Hóa chất Trung Quốc tàn phá đất nông nghiệp Lào Ngày 16/4, tờ The Straits Times đưa tin, cac tô chưc NGO đang lên tiêng vê viêc đât nông nghiêp cua Lao...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Vụ DJ ở Hà Nội đánh vợ: Bạo lực nghiêm trọng, xin lỗi, hòa giải là xong chuyện?

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng
Có thể bạn quan tâm

Hoàng tử George thừa hưởng một khả năng đặc biệt từ Vương phi Kate khiến ai cũng phải chú ý mỗi khi xuất hiện
Netizen
15:16:26 14/04/2025
Mối quan ngại đặc biệt của các nhà thầu quân sự Mỹ giữa cuộc chiến thương mại
Thế giới
15:12:15 14/04/2025
Đúng 3 ngày đầu tuần 14 đến 16/4, 3 con giáp nhận được lộc trời ban, vét sạch ví Thần tài, an nhàn hưởng thụ cuộc sống sung túc no đủ
Trắc nghiệm
14:09:00 14/04/2025
Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?
Lạ vui
13:49:11 14/04/2025
Phim Hàn hay đỉnh có rating tăng 111% chỉ sau 1 tập, một mỹ nhân lên hình vài phút mà chấn động cõi mạng
Phim châu á
13:14:35 14/04/2025
Sao Việt 14/4: Con gái Hồ Ngọc Hà được khen có chân dài giống mẹ
Sao việt
13:08:09 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình nghi ngờ Việt làm phụ bếp
Phim việt
13:01:19 14/04/2025
Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?
Sao thể thao
12:59:17 14/04/2025
Kiếp nạn của Sơn Tùng M-TP: BTC kém chuyên nghiệp gây ảnh hưởng, đi diễn gặp sự cố sốc chưa từng có
Nhạc việt
12:49:12 14/04/2025
Sao nam 9X ngoan nhất showbiz đăng clip nhạy cảm: 3 lần ra tuyên bố nóng, càng nói càng dại
Sao châu á
12:39:15 14/04/2025