Xót xa nghề đóng thế “vì miếng cơm, manh áo”
Cascadeur phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nhạy cảm để thay thế cho muôn vàn lý do của sao nổi tiếng.
Là một phần tất yếu trong đoàn phim nhưng công việc của các diễn viên đóng thế chưa thực sự được nhiều người biết đến. Từ những cảnh võ thuật mạo hiểm cho đến nhiệm vụ nhỏ như đóng thế thế tay, chân, tóc, mũi… đều tràn ngập tình tiết độc đáo và thú vị trong hậu trường. Loạt bài viết Muôn nẻo chuyện đóng thế và nghề độc nhất vô nhị sẽ giúp độc giả hiểu hơn về loại hình này cùng bí mật sau các cảnh quay hoàn hảo trên phim.
Những yếu tố chủ quan khiến diễn viên ỷ lại cascadeur
Theo tiết lộ của một nhà dản xuất phim giàu kinh nghiệm tại Trung Quốc, hiện tượng diễn viên sử dụng người đóng thế đang rất phổ biến. Nhiều khi các diễn viên không đưa ra lý do cụ thể mà chỉ đơn giản tuyên bố: “Cảnh quay này để diễn viên đóng thế làm”.
Tạ Đình Phong cũng từng dùng diễn viên đóng thế.
Năm 2015 đoàn phim cổ trang Nhiệt huyết hoàng hậu nương nương đã mời một diễn viên hạng A của Hong Kong là tài tử họ Lý đóng vai nam chính với cát xê lên tới 10 triệu NDT (33 tỉ đồng).
Theo một nhân viên của đoàn phim cho biết, vì Lý phải hẹn gặp bạn gái ở Hong Kong nên thường xuyên yêu cầu ê kíp sử dụng diễn viên đóng thế giúp anh hoàn thành phần lớn các cảnh quay.
Nhà sản xuất Trương tiết lộ, có nhiều sao nổi tiếng, đặc biệt là các sao nữ thường không đưa ra lý do muốn sử dụng cascadeur mà nghiễm nhiên yêu cầu người đóng thế cho các cảnh vất vả như lội nước, khuân vác..
Cũng có những diễn viên mới gia nhập showbiz những cũng không ngại đề xuất được sử dụng diễn viên đóng thế. Trường hợp này dễ hiểu hơn với họ có chút lo lắng khi mới vào nghề và sợ ảnh hưởng đến hình tượng bản thân.
Song có nhiều trường hợp các diễn viên trẻ được công ty quản lý nuông chiều quá mức, khiến họ nảy sinh tâm lý ỷ lại.
Nhiều sao trẻ được công ty quản lý nuông chiều quá mức.
Các công ty quản lý muốn “gà nhà” được bảo vệ tuyệt đối nên thường yêu cầu ê kíp sử dụng người đóng thế trong những cảnh có ảnh hưởng đến nhan sắc và hình tượng của diễn viên. Cách làm này tạo thành tiền đề xấu và dựa dẫm cho các diễn viên trẻ về sau khi lập nghiệp.
Một quản lý của sao nữ hạng A Cbiz giải thích, những sao nổi tiếng thường trong một tháng phải tham gia nhiều đoàn phim. Nếu phải tự diễn cảnh mạo hiểm, nguy cơ bị thương khá cao, ảnh hưởng tiến độ công việc: “Tôi biết vài trường hợp bị rơi xuống nước sau đó bị trúng gió, cảm lạnh, phải nghỉ cả tháng trời”, người này cho biết.
Muôn vàn lý do khiến công việc đóng thế ngày càng phát triển mạnh
Video đang HOT
Đối với những cảnh quay đòi hỏi tính chuyên môn cao, gần như 1000% các đoàn phim đều sử dụng diễn viên đóng thế.
Có những cảnh nguy hiểm diễn viên không thể thực hiện nổi.
Trong những cảnh giao đấu trong phim hành động, võ thuật, cảnh nhảy từ trên không trung… một diễn viên bình thường khó có thể thực hiện nổi, chưa nói đến việc phải hoàn thành đúng ý đạo diễn mong muốn.
Ngoài ra, còn phải kể đến những cảnh đánh đàn, kỹ năng thêu thùa, vẽ tranh… mà một diễn viên khó có thể thực hiện trừ phi họ là một nghệ nhân hay một nghệ sĩ thực thụ. Vì vậy khi quay cận cảnh, đoàn phim cần phải sử dụng diễn viên đóng thế.
Không phải diễn viên nào cũng biết cưỡi ngựa.
Đối với cảnh cưỡi ngựa thế thân, có thể rơi vào trường hợp diễn viên không biết cưỡi ngựa hoặc sợ xảy ra tai nạn. Ngay đến diễn viên Viên Lợi cũng phải thốt lên trên trang cá nhân về nỗi vất vả của anh em diễn viên đóng thế khi phải làm công việc nặng nhọc vì miếng cơm manh áo: “Tôi thực sự thấy ái ngại và xót xa cho các bạn diễn viên đóng thế”, cô viết.
Một lý do phổ biến khác để sử dụng cascadeur là sao nổi tiếng sợ lộ điểm yếu. Có thể một nghệ sỹ rất xinh đẹp nhưng đôi chân hơi thô hay phần eo kém thon thả. Họ không muốn phô bày bộ phận nhạy cảm lên màn ảnh và dùng người đóng thế là lựa chọn tốt nhất.
Ví dụ trong trường hợp nữ diễn viên hạng A được mời quay quảng cáo cho một thương hiệu dầu gội đầu, thường các đạo diễn sẽ sử dụng diễn viên đóng thế tóc để sao đỡ mất công vất vả quay lại nhiều lần.
Thuê một ngôi sao hạng A tốn kém hơn nhiều người đóng thế.
Bên cạnh các yếu tố chủ quan, việc tiết kiệm chi phí cũng là một trong những lý do thuyết phục để đoàn phim dùng người đóng thế.
Theo ông Hùng, thành viên một đoàn phim cho biết, thuê một ngôi sao hạng A tốn kém hơn nhiều người đóng thế. Việc sử dụng cascadeur là cách giảm chi phí tối đa của bất kỳ ê kíp nào hiện nay. Ông tiết lộ, mỗi khi dàn dựng một bộ phim, phần phim của các diễn viên đóng thế thường chiếm một nửa toàn bộ thời lượng diễn xuất của nhân vật.
Theo Danviet
Nỗi cay đắng của "Thành Long phiên bản 2"
Thù lao của người đóng thế được ví chỉ bằng những con số lẻ trong thu nhập của Thành Long.
Chân dung diễn viên đóng thế của Thành Long
Lý Hải Thanh, người chuyên đóng thế Thành Long.
Dù Thành Long từng nhiều lần khẳng định không bao giờ sử dụng diễn viên đóng thế nhưng gần đây khi tuổi ngày một cao, tài tử 62 tuổi buộc phải thay đổi nguyên tắc.
Năm 2013 tại buổi họp báo bộ phim Câu chuyện cảnh sát 2013, Thành Long cho biết ông thường bị thương khi đóng phim hành động và có lúc bị ngất trên trường quay. Vì vậy, "từ nay về sau tôi sẽ phải nhờ đến diễn viên đóng thế. Mong mọi người lượng thứ", ông nói.
Cùng thời điểm này, đạo diễn La Lễ Hiền đã tiết lộ với truyền thông, trên thực tế ông và cascadeur Lý Hải Thanh đã nhiều lần đóng thế cho Thành Long. Năm 2004 Thành Long được trao giải Diễn viên người nước ngoài xuất sắc tại một liên hoan phim của Mỹ. Trong khi đó, người đóng thế của anh khi đó là Lý Hải Thanh cũng nhận được danh hiệu Cascadeur xuất sắc.
Cả hai có ngoại hình tương đồng.
Ngoài đời, Hải Thanh không chỉ là một cao thủ kungfu mà còn được nhiều người trong giới yêu mến. Anh sở hữu ngoại hình khá giống Thành Long, gương mặt to, mắt hí, mũi to cùng thân hình tráng kiện và cơ bắp rắn chắc. Trên phim trường, nhiều nhân viên vẫn nhầm lẫn và gọi anh là "Long ca".
Thành Long rất "sủng ái" Hải Long và mang đến nhiều cơ hội làm việc cho "bản sao". Ngược lại, khi ở bên cạnh, "vua hài kungfu", Hải Thanh học hỏi được nhiều từ lối diễn xông pha và liều mạng.
Hải Thanh là cascadeur thân tín của Thành Long
Thành Long từng hai lần đáp chuyên cơ đến Bắc Kinh gặp riêng Lý Hải Thanh. Thú vị ở chỗ, anh chàng đóng thế nhiều lúc tỏ ra rất "chảnh". Ngay đến Thành Long có lúc muốn chụp ảnh chung cũng bị anh từ chối.
Hải Thanh từng giải thích rằng, không phải anh cố ý làm cao mà chỉ đơn giản không muốn người khác dèm pha, cho rằng anh dựa hơi Thành Long để nổi tiếng.
Hải Thanh đôi khi còn tỏ ra "chảnh" với Thành Long
Cát-xê bèo bọt
Chuyên đóng thế cho ngôi sao hành động tầm cỡ quốc tế như Thành Long, nhiều người đồn đoán cát-xê của Lý Hải Thanh phải thuộc hàng "khủng". Thế nhưng thực tế thù lao của anh được ví chỉ bằng những con số lẻ so với thu nhập của Thành Long.
Cát xê không tương xứng với công sức nhưng cascadeur chuyên dụng của Thành Long vẫn thấy hài lòng với nghề.
Tờ Ifeng tiết lộ, thu nhập trung bình của diễn viên đóng thế thông thường khoảng 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng)/tháng. Cát xê thực tế của Hải Thanh trong làng diễn viên đóng thế không quá cao như nhiều người nghĩ. Anh chỉ nhận được khoảng 5.000 NDT (khoảng 16 triệu đồng).
Tuy nhiên, Lý Hải Thanh cho rằng cát-xê như vậy không phải thấp: "Cơ bản diễn viên đóng thế thường được coi là nhân viên hậu trường và không thể nổi tiếng như các ngôi sao lộ diện trên màn ảnh. Chúng tôi đều cố gắng hết mình, không bao giờ ghen tức, hiềm tị", anh chia sẻ.
Nhiều cảnh hành động mạo hiểm của ngôi sao Mười hai con giáp luôn ở cấp độ cực khó. Chưa nói đến những cảnh khiến ngay cả Thành Long cũng ngần ngại và phải nhờ đến người đóng thế. Lúc này sở trường của Lý Hải Thanh mới được vận dụng đến.
Chấn thương triền miên, nỗi đau chịu đựng cả đời
Khi đóng những cảnh liều mình, chuyện bị chấn thương với Thành Long xảy ra "như cơm bữa". Đối với Lý Hải Thanh cũng vậy. Dù mới tham gia đóng thế, trên cơ thể anh cũng xuất hiện vô số những vết sẹo từ các cảnh quay hành động ở mức độ siêu khó.
Lý Hải Thanh cảm thấy không thể gắn bó lâu dài với nghề
Cascadeur chuyên đóng thế cho Thành Long cho biết vết sẹo trên người anh dày đặc và nhiều lúc bị thương phải nằm viện là chuyện thường tình.
Anh cũng tiết lộ, những lúc bị thương vẫn có trợ cấp từ đoàn phim: "Thế nhưng nỗi đau từ chấn thương thì chúng tôi vẫn phải chịu đựng vĩnh viễn", anh nói.
Có lần Lý Hải Thanh gặp chấn thương nặng khiến anh phải nghỉ dưỡng thương mất 3 năm: "Nỗi cực nhọc đó chỉ có mình chúng tôi biết mà thôi".
Nghề đóng thế vất vả và hiểm nguy là vậy, trong khi kỹ xảo điện ảnh ngày càng hiện đại khiến Lý Hải Thanh cảm thấy không thể gắn bó lâu dài với nghề.
"Nghề của chúng tôi đều thuộc diện mạo hiểm cao, không cẩn thận mất mạng như chơi. Trong khi trong đoàn không hề có hợp đồng, họ nói chúng tôi đánh thì đánh", anh tâm sự. Lý Hải Thanh cho biết thời gian gần đây anh cũng đang nghĩ đến chuyện chuyển nghề.
Theo Danviet
Báo động việc lạm dụng diễn viên đóng thế trên màn ảnh Hoa Angelababy nhận cát-xê lên tới 265 tỉ đồng nhưng hiếm khi xuất hiện trên trường quay. Là một phần tất yếu trong đoàn phim nhưng công việc của các diễn viên đóng thế chưa thực sự được nhiều người biết đến. Từ những cảnh võ thuật mạo hiểm cho đến nhiệm vụ nhỏ như đóng thế thế tay, chân, tóc, mũi... đều tràn...