Xót xa khoảnh khắc cô gái lên xe hoa cũng là ngày cha từ giã cõi đời
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok một cô gái đăng tải khoảnh khắc mình lên xe hoa thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Đáng chú ý, cô gái chia sẻ, ngày cô về nhà chồng cũng là ngày cha cô nhắm mắt xuôi tay.
Trong khoảnh khắc hạnh phúc lẽ ra sẽ có cả cha và mẹ bên cạnh thì nay chỉ còn mình mẹ. Cô gái vẫn phải cố gắng gượng cười để mẹ an lòng khiến nhiều người xót xa.
Cô gái chia sẻ hình ảnh lễ cưới của mình trên trang TikTok cá nhân. (Ảnh: Cắt từ TikTok L.T.T)
Chia sẻ trên trang cá nhân của mình cô gái không giấu nổi sự xúc động: “Ba đi ngay ngày con đám cưới – cái ngày mà đáng lẽ ra mẹ sẽ cảm thấy vui nhất, an lòng khi con gái mẹ đã tìm ra bến đỗ cho cuộc đời. Nhưng cũng là ngày mẹ phải nén nước mắt vào trong để lo chu toàn cho con và ba. Có lẽ nghiệt ngã nhất trong cuộc đời chính là sáng mặc áo cưới – tối mặc áo tang.”
Cô dâu cho biết mặc dù rất rối bời nhưng vẫn phải cố gượng cười để mẹ yên lòng. (Ảnh: Cắt từ TikTok L.T.T)
Những chia sẻ của cô gái nhanh chóng nhận được sự chú ý của độc giả. Nhiều người bày tỏ sự xót xa cho cô gái khi ngày đáng lẽ ra phải vui nhất trong đời thì lại rơi vào cảnh chia ly “sáng mặc áo cưới, tối mặc áo tang”. Không ít độc giả cũng để lại bình luận động viên cô gái cố gắng vượt qua nỗi đau này:
“Mẹ mình cũng mất trước đám cưới mình vài ngày vì sự cố giao thông. Mẹ mình còn trẻ lắm. Gia đình mới sum họp sau li dị được gần 6 tháng thôi… Chúc bạn hạnh phúc.”
“Giống e mình, sáng mặc áo cưới tối mặc áo tang, đêm lủi thủi xách đồ về nhà chồng 1 mình mà không ai đi đưa dâu.”
“Ui, tưởng chỉ có 1 mình mình nghiệt ngã hóa ra cũng nhiều bạn có 1 đám cưới buồn như mình. Thế mà nhiều người còn trách cô dâu không tươi cười trong ngày cưới.”
Video đang HOT
Một số bình luận của độc giả sau khi xem xong câu chuyện. (Ảnh: Cắt từ TikTok L.T.T)
Bên cạnh đó cũng có một số bình luận cho rằng cô dâu nên hoãn đám cưới lại để làm tròn chữ hiếu trước. Tuy nhiên cũng có không ít bình luận bênh vực cô dâu vì ngày cưới đã được chuẩn bị trước cả tháng, thiệp mời đã gửi đi, quan khách đã đến. Không chỉ có nhà cô dâu mà còn ảnh hưởng tới nhà chú rể, nếu hoãn đám cưới lại để chịu tang 3 năm rất có thể cô gái sẽ lỡ dở cả đời.
Đây cũng là điều mẹ của cô dâu lo lắng nên mới quyết định vẫn tổ chức đám cưới như dự kiến. Trả lời dưới phần bình luận cô dâu cũng cho biết lúc đầu mẹ và anh trai định dấu hai vợ chồng cô nhưng vì nghi ngờ nên chồng cô đã tới phòng bố vợ kiểm tra và phát hiện ra.
“Mình đã cố gắng mạnh mẽ nhất có thể để mẹ yên lòng dù trong tâm trí mình thực sự rối bời. Giây phút vừa bước xuống nhà nhìn thấy mọi người mình đã mếu máo vì đáng lẽ đám cưới của mình ba và mẹ sẽ thật hạnh phúc nhưng giờ đây…”, cô dâu ngậm ngùi chia sẻ trên trang cá nhân.
Người mẹ nuốt nước mắt vào trong để lo chu toàn cho hôn lễ của con gái. (Ảnh: Cắt từ TikTok L.T.T)
Cô dâu nén đau thương để hoàn thành xong lễ cưới. (Ảnh: Cắt từ TikTok L.T.T)
Trước đó, độc giả cũng vô cùng xúc động trước hình ảnh người cha bệnh nặng sắp ra đi vẫn cố gượng nằm trên cáng dắt tay con gái vào lễ đường. Đó là câu chuyện của ông Pedro Villarin (65 tuổi) bệnh nhân K gan giai đoạn cuối. Cô con gái Charlotte Villarin đã quyết định đẩy thời gian tổ chức đám cưới sớm hơn để cha có thể chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc của mình.
Theo dự kiến gia đình định thuê một y tá đi kèm cùng ông trên xe cứu thương đến lễ đường. Sau đó đưa ông Pedro ngồi trên xe lăn để dắt tay con gái trao cho chú rể. Tuy nhiên, vào hôm tổ chức lễ cưới sức khỏe của ông bỗng xấu đi, ông thậm chí còn không thể ngồi xe lăn được. Vậy nhưng người cha vẫn muốn nằm trên cáng cứu thương để thực hiện nguyện vọng cuối cùng trong đời.
Hình ảnh người cha bệnh nặng vẫn cố nằm cáng để đưa con gái vào lễ đường. (Ảnh: Dailymail)
Hình ảnh khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: Dailymail)
Vậy mới thấy tình cảm phụ tử thật thiêng liêng. Dù đến giây phút cuối cùng các bậc làm cha, làm mẹ vẫn nghĩ cho con cái của mình. Bạn nghĩ sao về những câu chuyện này, hãy để lại bình luận cùng YAN nhé!
Bé trai gào khóc chạy trốn bố sau phiên tòa ly hôn: Con có được chọn ở với cha hay mẹ?
Theo quy định, khi con đủ 7 tuổi trở lên có thể bày tỏ nguyện vọng được sống cùng cha hoặc mẹ tại phiên toà ly hôn.
Song, "nguyện vọng" của con chỉ là điều kiện để xem xét chứ không quyết định sẽ giao cho cha hay mẹ nuôi dưỡng.
Mới đây, trên các trang mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh tranh giành con nhỏ mặc đứa bé gào khóc, giãy giụa đòi theo mẹ sau một phiên tòa ly hôn khiến người xem không khỏi đau lòng, xót xa cho cháu bé.
Hình ảnh và thông tin trên các trang mạng xã hội.
Được biết, một cặp vợ chồng ở Thái Bình đã có 2 con chung nhưng do mâu thuẫn không thể hàn gắn, họ ra Tòa ly hôn. Tòa phán quyết con gái lớn theo mẹ và con trai nhỏ khoảng 4-5 tuổi sẽ theo bố.
Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: "Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Xét về hậu quả pháp lý, việc ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng nhưng không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ và con, bởi lẽ quan hệ cha mẹ và con không hình thành dựa vào quan hệ, tình trạng hôn nhân giữa cha mẹ.
Khi ly hôn, giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên, do quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chấm dứt nên kéo theo sự thay đổi nhỏ: con cái sẽ không thể ở chung cùng cha mẹ trong một nhà như trước kia.
Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con".
Cảnh bé trai gào khóc giãy giụa chạy trốn bố.
"Những hình ảnh trong đoạn clip được ghi lại trên khiến cho cá nhân tôi cũng như những người đã làm cha mẹ nói chung không khỏi đau lòng và xót xa.
Theo thông tin được chia sẻ, sau khi phiên toà ly hôn kết thúc, bé trai được giao cho người bố nuôi dưỡng.
Như vậy, có thể trước đó vợ chồng đã thoả thuận được người trực tiếp nuôi con là người bố. Hoặc do việc thoả thuận không thành, Toà án đã căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của bé trai để quyết định giao cho người bố nuôi dưỡng.
Theo thông tin chia sẻ trên mạng xã hội thì bé trai 7 tuổi, nhưng không nói rõ, chính xác là đã đủ 7 hay chưa. Nếu đã đủ 7 tuổi trở lên, bé có thể bày tỏ nguyện vọng được sống cùng cha hoặc mẹ tại phiên toà ly hôn. Việc lấy ý kiến của con cái là cần thiết khi cha mẹ ly hôn.
Ly hôn có thể là cách để giải quyết, chấm dứt mâu thuẫn giữa vợ và chồng, nhưng chính điều này vô hình trung lại khiến cho những đứa con rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và sợ hãi, đó chính là lúc chúng bị mất đi điểm tựa quan trọng nhất: mái ấm gia đình - nơi hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của một con người, có hệ luỵ đối với sự phát triển của tâm sinh lý đứa trẻ sau này.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, "nguyện vọng" của con từ đủ 7 tuổi trở lên không phải là yếu tố quyết định đứa trẻ này sẽ được giao cho ai nuôi dưỡng, mà chỉ là điều kiện để Toà án "xem xét", dẫn đến thực tế, con có thể có nguyện vọng ở với mẹ nhưng Toà lại quyết định giao cho bố và ngược lại.
Để có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cha, mẹ hoặc một số cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể gửi yêu cầu đến Toà án.
Song, ngoài điều kiện về người yêu cầu thì cũng cần đáp ứng được một số điều kiện được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn", luật sư Hoàng Tùng phân tích.
Bố ra đi, cậu bé xin ăn nuôi em và chữa bệnh cho mẹ Trong xã hội, trẻ em luôn được ưu tiên, chăm bẵm hết mực và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển. Thế nhưng có những em nhỏ dù đang tuổi ăn tuổi lớn vẫn phải mưu sinh giữa cái nắng gần 40 độ C để kiếm tiền nuôi gia đình. Những trường hợp đó khiến dân tình xem xong không khỏi...