Xót xa hoàn cảnh bé 7 tháng bị đẻ rơi trong nhà vệ sinh
Bị đẻ rơi trong nhà vệ sinh khi mới chỉ 7 tháng, bé B. buộc phải lên Hà Nội điều trị. Một mình anh C. ở Hà Nội chăm sóc con, chị Th. phải ở nhà lo vay mượn tiền.
Theo thông tin từ thạc sĩ – bác sĩ Lê Thị Hà – Phó trưởng khoa sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Bệnh nhi Hoàng Văn B. nhập viện vào lúc 21h30 tối ngày 2/3, hiện tại vẫn đang được thở bằng ô xy, ăn uống qua đường xông. Vì cháu bé mới được tiến hành đưa vào viện nên chúng tôi vẫn đang tích cực khám, tích cực điều trị. Chúng tôi sẽ nỗ lực cứu chữa tốt nhất cho cháu bé”.
Trước đó, gia đình anh Hoàng Văn C. (SN 1990) và chị Hồ Thị Th. (sinh năm 1994), trú tại xã Diễn Trung (Diễn Châu – Nghệ An) đã xảy ra sự việc hy hữu khi chị Th. đẻ rơi con trong nhà vệ sinh lúc đang mang thai tháng thứ 7.
Thai nhi 7 tháng tuổi đẻ rơi trong nhà vệ sinh.
Do sinh non cộng thêm với việc cháu bé bị ra đời trong hoàn cảnh chưa được chuẩn bị trước nên sức khỏe rất yếu. Có thời điểm người thân không còn hy vọng. Người nhà đã phải đưa cháu bé nhập viện điều trị để tăng cường sức khỏe. Ngày 2/3, cháu bé được chuyển lên Bệnh viện nhi Trung ương để điều trị.
Vượt hàng trăm cây số xa xôi chỉ mong con mình khỏe mạnh, anh Hoàng Văn C. – cha cháu bé bồn chồn lo lắng cho con, đôi mắt người cha luôn ngân ngấn lệ.
Tâm sự cùng PV, anh C. nhớ lại: “Đó là một hôm trời mưa tầm tã, bỗng nhiên vợ tôi kêu đau bụng liên tục và nói rằng hôm sau phải lên viện khám”.
Video đang HOT
“Cảm thấy khó chịu trong bụng, vợ tôi ra ngoài đi vệ sinh. Chờ hồi lâu không thấy có động tĩnh, tôi sốt ruột ra nhà vệ sinh xem tình hình thì tá hóa phát hiện bé B. đã rớt khỏi bụng mẹ rơi xuống hố. Bé khóc yếu ớt, còn vợ tôi nằm bất động không nói được lời nào. Quá hoảng loạn, lúc đó tôi chỉ còn biết chạy vào ôm vợ, ôm con rồi tri hô bà con làng xóm giúp đỡ.”
Sau đó bé đã được gia đình chuyển tới Bệnh viện nhi Nghệ An cấp cứu. Bé nhập viện trong tình trạng ngưng thở, ngừng tim, người tím tái, còn mẹ bé bị mất máu quá nhiều. Những ngày sau đó, sức khỏe của bé ngày càng suy yếu, bé phải nằm lồng ấp, thở ô xy, thức ăn được truyền qua đường xông…
Trước tình trạng sức khỏe bé Hoàng Văn B. ngày một nguy kịch, Bệnh viện nhi Nghệ An đã chuyển bé lên Bệnh viện nhi Hà Nội để tiếp tục điều trị.
Anh Hoàng Văn C. cho biết: Từ khi bé B. được chuyển lên Bệnh viện nhi Trung ương, anh vẫn chưa một lần được vào thăm con. Các bác sỹ cho biết bé phải được cách ly để tiếp tục theo dõi và điều trị.
“Mỗi lần vào đưa sữa cho bé, tôi lại cố gắng gặng hỏi bác sĩ tình hình sức khỏe con thế nào, và câu trả lời quen thuộc vẫn là bé đang được điều trị, tiếp tục theo dõi. Bây giờ tâm trạng tôi vô cùng bất an, không biết tình hình sức khỏe của con như thế nào.”, anh C. nghẹn ngào. Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình.
Anh Hoàng Văn C., bố thai nhi 7 tháng đẻ rơi trong nhà vệ sinh.
Theo anh C., thời gian bé B. nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Nghệ An, hai vợ chồng phải di chuyển quãng đường 35 km từ viện về nhà để thay nhau túc trực chăm sóc bé, vì điều kiện gia đình không có nên hai vợ chồng không dám thuê nhà trọ.
Anh C. hàng ngày đi biển đánh cá còn chị ở nhà làm ruộng. Trước bé B., anh chị đã có với nhau một mặt con, nay bé B. lâm vào tình cảnh như này khiến gia đình ngày càng thêm khốn đốn. Nay con chuyển lên Hà Nội điều trị mọi việc đối với anh chị càng trở nên khó khăn hơn. Tiền thuê phòng trọ, tiền sữa, tiền thức ăn đều đắt đỏ.
Để tiết kiệm chi phí, chỉ một mình anh C. Hà Nội chăm sóc con, chị Th. phải ở nhà lo vay mượn tiền.
“Không biết bé B. sẽ phải điều trị trong thời gian bao lâu, tốn kém cỡ nào, nhưng dù mọi việc có khó khăn thế nào đình tôi cũng sẽ cố gắng xoay sở”, anh than thở.
Theo Đời sống Pháp luật
TPHCM: Nhiều ca thủy đậu biến chứng nặng
Ngày 7/2, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết lượng bệnh nhi thủy đậu nằm điều trị tại khoa mình khá đông.
"Mỗi ngày xuất hiện thêm 2 - 3 trường hợp thủy đậu mới nhập viện. Tổng số bệnh nhi thủy đậu nội trú luôn ở mức 5 - 6 ca. Những bé đã phải nhập viện thế này thường có biến chứng.", bác sĩ Khanh nói.
Các biến chứng của bệnh nhi thủy đậu ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 chủ yếu là nhiễm trùng da, 1 trường hợp bị nhiễm trùng máu. Rất may mắn, tới nay tình trạng các bệnh nhi này đã ổn định, không có ca tử vong.
Điều bác sĩ lo ngại nhất, độ tuổi các bé bị thủy đậu quá nhỏ, có ca chưa tới 3 tháng tuổi, sức đề kháng, khả năng chống chọi với bệnh tật còn yếu.
Bệnh nhi bị thủy đậu còn rất nhỏ, chưa tới 3 tháng tuổi. Ảnh: Thanh Huyền.
Theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, nguyên tháng 12/2014, chỉ có 10 trường hợp tới khám thủy đậu, thì nay mỗi ngày tăng thành 20 bệnh nhi.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng đang điều trị nội trú cho 4 trường hợp thủy đậu nặng.
Nguyên nhân bệnh thủy đậu gia tăng bất thường, bác sĩ Khanh cho rằng do chu kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ dự đoán bệnh sẽ còn tăng cao hơn nhiều vào thời gian tới nếu ngành y tế và người dân không có biện pháp khống chế kịp thời.
"Cách duy nhất để bệnh không bùng phát thành dịch là hãy đưa trẻ đi chích ngừa thủy đậu từ bây giờ, đừng đợi lúc đỉnh điểm mới đi chích kẻo lại gây ra các cơn sốt vắc - xin ảo. Lúc đó chẳng những phụ huynh phải khổ sở chen chúc, mà tính hiệu quả của việc tiêm phòng cũng không cao.", bác sĩ Khanh cảnh báo.
Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Nổ khí gas sập bệnh viện nhi, 68 người thương vong Vụ nổ xe chở gas ở Mexico gần bệnh viện nhi đồng khiến ít nhất 2 người chết và 66 người bị thương. Vào 20h15 (giờ Việt Nam) ngày 29/1, một xe bồn chỏ gas bất ngờ phát nổ gần bệnh viện nhi đồng Cuajimalpa ở Mexico City, khiến 70% cơ sở hạ tầng của bệnh viện bị hư hại. Thị trưởng Mexico...