Xót xa gia cảnh khó khăn của bé trai người Mông bị chó cắn tử vong
Bé trai người Mông bị tử vong do bị chó dại cắn ở bản Co Sáy ( huyện Yên Châu, Sơn La) có hoàn cảnh rất khó khăn. Bất kỳ ai khi biết hoàn cảnh của em cũng như nhìn thấy ngôi nhà nhỏ nơi triền núi không khỏi bùi ngùi.
Em Sồng A Nụ Tông, dân tộc Mông (SN 2008, bản Co Sáy, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) bị chó cắn và sau đó tử vong khi lên cơn dại. Mặc dù được gia đình đưa đi viện cấp cứu nhưng em đã không qua khỏi.
Để tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình nạn nhân, phóng viên Dân Việt đã đến bản Co Sáy. Sau hơn 2 giờ đồng hồ vượt qua những chặng đường đất, sỏi đá ghập ghềnh… cuối cùng PV cũng tới nhà em Tông. Trước mặt chúng tôi hiện ra một căn nhà nhỏ lợp fibro xi măng xập xệ nằm sát chân núi… Trong căn nhà rộng chưa đầy 11m2 rách nát, không có một món đồ nào giá trị. Trên chiếc giường nhỏ cũ kỹ, một người đàn ông tuổi đời còn rất trẻ, khuôn mặt khắc khổ bước từ trong nhà ra chào hỏi chúng tôi. Kế bên là người phụ nữ đang dỗ dành bé trai, nước mắt giàn giụa lăn trên má.
Bản Co Sáy, xã Chiềng Hặc có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, nằm cách Trung tâm huyện Yên Châu (Sơn La) khoảng 27km.
Được biết, anh Sồng A Lử kết hôn cùng chị Thào Thị Sấu năm 2008 ở bản Co Sáy, xã Chiềng Hặc, có với nhau 2 con trai Sồng A Nụ Tông (SN 2008, học lớp 5) và Sồng A Cháng (SN 2012, học lớp 3). Do gia cảnh khó khăn, sinh sống chủ yếu vào nương ngô, nương lúa, vợ chồng anh phải làm lụng vất vả nhưng cái đói cái nghèo vẫn đeo bám.
Để có tiền nuôi con ăn học và trang trải cuộc sống, vợ chồng anh Lử thường gửi con cho ông bà nội chăm lo để đi làm nương rẫy. Có thời điểm anh chị đi làm thuê trên huyện, ai thuê công việc gì thì làm miễn là có tiền công nên ít có thời gian ở gần chăm sóc con cái. Vào ngày 29.12.2018 em Tông bị chó cắn, có dấu hiệu nôn mửa và kêu đau ngực, chóng mặt… nhưng do gia đình chủ quan, chưa nhận thức rõ về tác hại nguy hiểm của bệnh dại nên đã không đưa xuống viện cứu chữa kịp thời, dẫn đến tử vong.
Để có tiền nuôi con ăn học và trang trải cuộc sống, vợ chồng anh Sồng A Lử phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh đói nghèo đeo bám.
Khi nhắc đến người con trai bị chó cắn tử vong, anh Sồng A Lử, buồn bã cho biết: “Tôi hối hận lắm, giá như tôi biết trước mức độ nguy hiểm của việc bị chó cắn thì đã không để thằng Tông ở nhà 1 mình chịu đau như vậy. Lỗi là tại tôi không nghe lời khuyên nhủ của em trai đưa con đi viện khám và tiêm phòng bệnh, khi bệnh tái phát nặng mới đưa đi viện, lúc đó đã quá muộn rồi”.
Video đang HOT
Căn nhà nhỏ lợp fibro xi măng của gia đình anh Sồng A Lử nằm ven triền núi ở đầu bản Co Sáy.
Ngồi thẫn thờ bên bếp lửa, chị Thào Thị Sấu rưng rưng nước mắt, kể: “Cháu nó ngoan lắm, hàng ngày nó đi học về đều dọn dẹp nhà cửa và trông em. Thứ 7, Chủ nhật được nghỉ học thì Tông đi làm nương cùng vợ chồng tôi. Con út (Sồng A Cháng) lúc nào cũng nhắc và hỏi anh trai đi đâu, mà tối rồi vẫn chưa về. Nay thằng Tông không còn nữa, tôi thấy đau xót lắm không biết phải trả lời con út thế nào”.
Nét mặt ủ rũ của em Sồng A Cháng khi anh trai bị chó cắn tử vong.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Mùa A Di, Trưởng bản Co Sáy, cho biết: “Từ khi anh Lử lập gia đình và ra ở riêng đến nay cũng được hơn 10 năm, luôn nằm trong diện hộ nghèo của bản. Gia đình anh Lử có hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn. Dù vợ chồng anh chăm chỉ làm nương rẫy nhưng vẫn không đủ ăn và chăm lo cho gia đình. Vừa rồi, cháu Tông bị chó cắn tử vong càng làm tinh thần gia đình anh Lử mất mát và đau buồn. Cháu Tông rất ngoan ngoãn và đạt học sinh tiên tiến từ năm 1 đến lớp 5. Ở lớp cháu còn được bầu làm lớp trưởng. Nay cháu Tông mất, người dân trong bản ai cũng đau xót”.
Theo Danviet
Ngưỡng mộ: Dân vùng cao Sơn La chăm cây bằng điện thoại, thu tiền đô đều đều
Sau khi lắp đặt hệ thống camera, hệ thống tưới thông minh... chăm sóc vùng cây ăn quả xuất khẩu, nhiều nông dân ở huyện Yên Châu (Sơn La) cảm thấy rất nhàn hạ, có người đi chơi xa nhà cả nghìn km vẫn bấm điện thoại chăm cây bình thường.
Ông Nguyễn Đức Tình kiểm tra hệ thống tưới tự động tại vườn cây ăn quả xuất khẩu của gia đình mình ở Yên Châu.
Ông Trần Như Kiên - Giám đốc HTX Phương Nam ở xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La) cho hay: Sau hơn 2 năm áp dụng công nghệ cao vào chăm sóc cây ăn quả xuất khẩu, đến nay gần 1 nửa số thành viên (4/9 thành viên) đã thao tác thành tạo việc sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) để theo dõi, tưới phân, nước cho cây trồng.
"Chuyện này nghe có vẻ khó tin nhưng là sự thật, có người đi chơi xa nhà cả trăm, nghìn km vẫn sử dụng điện thoại theo dõi, chăm cây tươi tốt bình thường", ông Kiên nói.
Sau hơn 2 năm áp dụng, đến nay ông Tình và các thành viên trong gia đình đã thuần thục các thao chăm sóc cây bằng điện thoại thông minh. "Từ ngày biết dùng điện thoại tươi cây, bón phân chúng tôi thấy rất nhàn hạ và thoải mái", ông Tình chia sẻ.
Theo ông Kiên, Phương Nam là một trong 4 hợp tác xã (4/24 HTX được cấp mã vùng trồng cây ăn quả để xuất khẩu) đầu tiên được tỉnh hỗ trợ xây dựng và lắp đặt hệ thống chăm sóc cây hiện đại. "Qua việc làm này cho thấy lãnh đạo tỉnh Sơn La luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển các vùng cây ăn quả đặc sản của địa phương cũng như việc chăm lo cho thu nhập, sức khỏe của người dân ở tỉnh rất chu đáo và khoa học", ông Kiên khẳng định.
Anh Kiên kiểm tra các dây ống dẫn tưới nước tiết kiệm đến các gốc cây nhãn của HTX mình ở Yên Châu.
Anh Tình trao đổi, hướng dẫn thêm các hộ trồng cây ăn quả xuất khẩu trên địa bàn cách sử dụng điện thoại chăm sóc cây. "So với cách làm thủ công truyền thống, việc dùng hệ thống tự động chăm sóc cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn mà chi phí giảm hơn", anh Tình cho hay.
Ngoài việc lắp đặt hệ thống tưới thông minh, các vườn cây ăn quả xuất khẩu ở HTX Phương Nam còn được lắp đặt hệ thống camera theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng rất hiện đại.
"Từ ngày có hệ thống chăm sóc cây hiện đại, bà con chúng tôi rất tự tin sản xuất sản phẩm để xuất khẩu", anh Hừa, một nông dân ở Yên Châu chia sẻ.
Bên cạnh việc chăm sóc cây trồng bằng điện thoại, bà con ở đây còn được Tổ chức CropLife phối hợp với tỉnh Sơn La hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả hơn, nhất là việc vệ sinh đồng ruộng, thu gom rác thải BVTV đều rất đảm bảo.
Nông dân xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu tiến hành bao trái xoài xuất khẩu.
Được biết, năm 2018, tỉnh Sơn La có sản lượng quả ước đạt 17.500 tấn, trong đó, một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như xoài 3.500 tấn (giá trị 1,75 triệu USD) sang thị trường Austrlia, Trung Quốc, Nhật Bản...; nhãn tươi 5.035 tấn (giá trị ước đạt 11,42 triệu USD) sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ...; chanh leo khoảng 1.700 tấn (giá trị đạt 1,938 triệu USD) sang thị trường Trung Quốc, Pháp, Thụy Sĩ, Ba Lan...
Ngoài ra, đối với các nông sản khác, năm 2018, tỉnh Sơn La có sản lượng xuất khẩu ước đạt 77.000 tấn, giá trị đạt 104,4 triệu USD, tăng 1,61 lần so với năm 2017. Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như chè khô ước đạt 8.000 tấn (giá trị 16,5 triệu USD) được xuất sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Pakistan, Apganistan, Nhật Bản, UAE, Trung Quốc....
Kế hoạch năm 2019, tỉnh Sơn La xác định tiếp tục thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển nông sản theo yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, sản xuất gắn chặt với chế biến và tiêu thụ. Trong đó, tỉnh Sơn La xác định xuất khẩu là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản quan trọng, tạo tác động tương hỗ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên các thị trường.
Để triển khai kế hoạch trên, tỉnh Sơn La đã đề ra các mục tiêu, đó là xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu; tập trung phát triển mới khoảng 24.000ha cây ăn quả, nâng diện tích cây ăn quả trên địa bàn đạt 81.706ha, trong đó có 10.000ha cây ăn quả áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng hữu cơ phục vụ xuất khẩu.
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho hay: Tỉnh đang phấn đấu giá trị xuất khẩu năm 2019 tăng 30% so với năm 2018, với giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 150 triệu USD. Từ những mục tiêu này, tỉnh Sơn La phấn đấu tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2019 ước đạt 135.306 tấn (trong đó chủ yếu là chè, xoài, nhãn...), tăng 1,43 lần so với năm 2018; trong đó, sản lượng xuất khẩu sản phẩm quả đạt 21.000 tấn, tăng 20% so với năm 2018.
Theo Danviet
Cả nhà bị chó dại cắn, 2 cha con tử vong Một gia đình ở Hòa Bình bị chó cắn, sau đó hai cha con tử vong vì bệnh dại. Ngày 5-4, thông tin từ xã Trung Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình), địa phương này vừa xảy ra vụ việc cả gia đình bị chó cắn, trong đó đã có hai người tử vong. Cụ thể, trước đó vào ngày 6-2 (tức mùng 2...