Xót xa gia cảnh chàng trai tử vong do bị đất đá vùi lấp khi giúp người dân ra khỏi điểm sạt lở ở Hà Giang
Anh Phạm Anh Tuấn, ở xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang ( Hà Giang) được lực lượng chức năng tìm thấy và bàn giao cho gia đình để chôn cất theo phong tục địa phương.
Theo thông tin trên báo Tiền Phong, sau 3 ngày tìm kiếm dưới thời tiết thường xuyên mưa nặng hạt, chiều 1/10, thi thể anh Phạm Anh Tuấn (SN 1992, ở thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang – người tử vong khi đi giúp người dân di dời tài sản trong vụ sạt lở tại km49, quốc lộ 2, địa phận xã Việt Vinh vào sáng 29/9) được lực lượng chức năng tìm thấy và bàn giao cho gia đình để chôn cất theo phong tục địa phương.
Hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang. Ảnh: Báo Tiền Phong.
Anh Bùi Phương Thanh (SN 1992, ở xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang), bạn thân nạn nhân chia sẻ, xót lòng quá, Tuấn là người hiền lành, hòa đồng, hay giúp đỡ mọi người. Lúc thi thể đưa lên đã không còn nguyên vẹn, ai có mặt thời điểm đó cũng không kìm được nước mắt.
Thanh kể, sáng sớm 29/9, tại khu vực km49, quốc lộ 2, địa phận thôn Nậm Buông có một vụ sạt nhỏ, nhiều ngôi nhà nằm dọc đường chưa kịp di dời người và tài sản. Mấy thanh niên cùng thôn, trong đó có Tuấn gọi nhau đến hỗ trợ.
Khoảng 7h cùng ngày, khi di dời được 3 hộ gia đình thì phía trên đồi có dấu hiệu sạt lở, Tuấn là người chạy ra đường dừng phương tiện, cảnh báo mọi người về nguy cơ sạt lở trên đồi. Đúng lúc đó, trên đồi cao phát ra tiếng nổ lớn, đất đá đổ sập xuống. Tuấn cố chạy khỏi điểm sạt lở, nhưng quay lại giúp một người bị ngã xe nên bị vùi lấp, cả 2 người cùng tử vong.
Cả gia đình suy sụp khi hay tin con trai tử vong. Ảnh: Báo Tiền Phong.
Trong khi đó, không kìm nén được nước mắt khi nhìn thấy thi thể con trai mình, ông Phạm Văn Mậu (62 tuổi – bố đẻ của Tuấn) cho biết: “Sự ra đi của cháu là nỗi mất mát, đau xót không gì diễn tả được của gia đình. Những ngày này, cả gia đình túc trực tại nơi xảy ra vụ việc, chờ đợi cơ quan chức năng tìm kiếm được Tuấn, mong đón con về nhà”.
Ông Mậu tâm sự, Tuấn ra đi khi 2 con còn quá nhỏ dại (1 cháu 6 tuổi, 1 cháu 4 tuổi); vợ Tuấn (chị Vũ Thị Dính), không có công việc ổn định. “Gia đình Tuấn đang ở cùng vợ chồng tôi, mà chúng tôi giờ cũng lớn tuổi rồi không giúp gì được. Tuấn mất, không biết sau này lấy gì nuôi hai đứa nhỏ…”, ông Mậu rơi nước mắt chia sẻ.
Anh Tuấn có 2 con nhỏ. Ảnh: Báo Tiền Phong.
Đi cùng với người dân đến giúp tang lễ cho Tuấn, theo ghi nhận của phóng viên, hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngôi nhà cấp 4 lụp xụp, ngoài mái được lợp Fibro xi măng, xung quanh nhà trát bằng đất. Nhiều chỗ đã hư hỏng phải dùng khăn, vải và phên tre, nứa để che mưa, gió. Trong nhà, ngoài bộ bàn ghế đã cũ kỹ, không có đồ đạc gì đáng giá.
Theo lãnh đạo xã Việt Vinh, hoàn cảnh của nạn nhân Phạm Anh Tuấn thuộc diện gia đình khó khăn, bố mẹ già yếu, không có công việc ổn định, lại phải nuôi 2 con nhỏ. Địa phương đang kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho gia đình để đảm bảo cuộc sống cho các cháu sau này.
Nạn nhân trong vụt sạt lỡ được lực lượng chức năng tìm thấy. Ảnh: Báo Dân Trí.
Như trước đó báo Dân Trí đưa tin, khoảng 8h30 ngày 29/9, xảy ra vụ sạt lở taluy dương ở quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang. Đoạn sạt lở dài khoảng 300m, khối lượng đất đá khoảng trên 3.000m3, làm đổ sập 3 ngôi nhà, một người tử vong, 2 người mất tích, 5 xe bị vùi lấp, giao thông bị ách tắc.
Chính quyền đã di dời khẩn cấp 13 hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao ven quốc lộ 2. Ngoài ra, toàn địa bàn xã cũng đã di dời 45 hộ dân với 148 nhân khẩu khỏi vùng có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét.
Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo
Hiện các điểm đến ở Hà Giang tuy không cấm du lịch nhưng nhiều điểm đến có nguy cơ sạt lở cao gây nguy hiểm.
Chính quyền địa phương đã lên tiếng cảnh báo với mong muốn du khách có chuyến đi an toàn.
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, vẫn còn người mất tích.
Hiện trường vụ sạt lở đất ở xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang vào chiều 29/9 (Ảnh: Công An Hà Giang).
Chị Allyssia, nữ du khách đến từ Quebec, Canada, là một trong những nhóm du khách trẻ đang chinh phục "Ha Giang Loop" (tạm dịch: Vòng lặp Hà Giang) thì gặp mưa lũ.
Rất may, vị khách đặt tour trọn gói có hướng dẫn viên địa phương đồng hành nên được hỗ trợ và hướng dẫn tới nơi tránh trú an toàn. Chuyến đi chưa thể hoàn thành khiến Allyssia tiếc nuối, tuy nhiên cô phải đặt vấn đề an toàn tính mạng lên hàng đầu.
"Mưa lớn khiến nhiều điểm đến nằm trên vòng lặp Hà Giang bị ngập lụt, xảy ra tình trạng sạt lở đất. Nên thận trọng khi bạn tới đây thời điểm này", vị khách Canada chia sẻ lời cảnh báo.
Trong khi đó, ngay khi cập nhật thông tin thời tiết và lắng nghe các cảnh báo, chị Bình Phương (20 tuổi, Hà Nội) cùng nhóm bạn quyết định hủy tour đi Hà Giang vào cuối tuần này.
"Đầu tháng 10 hàng năm, Hà Giang bước vào mùa lúa chín nên chúng tôi dự kiến tới Hoàng Su Phì, sau đó tới sông Nho Quế và hẻm Tu Sản. Lịch trình là vậy nhưng khi biết những nơi này đều đang ngập lụt, sạt lở nặng nên buộc phải hủy chuyến", chị Phương nói.
Đất đá tràn xuống đèo Mã Pì Lèng ở Hà Giang
Trước đó, đoạn video thu hút hơn 1 triệu lượt xem của anh Cường Phúc, một người dân địa phương ghi hình hôm 30/9 tại khu vực đèo Mã Pì Lèng cho thấy khu vực này gần như rất khó di chuyển vì nước xối từ trên cao xuống gây sạt lở.
Trước tình hình mưa lũ, sạt lở đất tại Hà Giang với nhiều diễn biến phức tạp có thể gây nguy hiểm tới du khách tới đây thời điểm này, trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Triệu Thị Tình, Phó giám đốc Sở Du lịch Hà Giang cho biết, ngành đã có những khuyến nghị, văn bản chỉ đạo cho Hiệp hội Du lịch, các cơ sở lưu trú, nhằm đảm bảo an toàn cho khách.
Được biết, hiện tất cả các điểm đến ở Hà Giang đều mở cửa, không cấm các hoạt động du lịch. Tuy nhiên có một số điểm nguy cơ sạt lở cao, ngành đều có những khuyến nghị. Khu vực xuống đèo Mã Pì Lèng, sông Nho Quế, hẻm Tu Sản hay đường vào Hoàng Su Phì đều đang ách tắc cục bộ.
Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, Hà Giang vào mùa lúa chín, thu hút rất đông khách du lịch, tuy nhiên thời điểm này khách nên thận trọng khi lựa chọn lịch trình (Ảnh minh họa: Toàn Vũ).
Tại khu vực đèo Mã Pì Lèng (vị trí Km156, Quốc lộ 4C), mưa lớn ngày 1/10 khiến đất đá sạt lở xuống đường. Nước từ trên núi tràn xuống gây ngập úng, ách tắc giao thông. Hiện tuyến đường từ gần chân đèo đi cửa khẩu Săm Pun (huyện Mèo Vạc) vẫn bị chia cắt.
Chính vì vậy, Sở Du lịch tỉnh Hà Giang đã có những lưu ý đối với các cơ sở lưu trú, nhà hàng khách sạn không đóng cửa mà vẫn mở cửa đón khách. Đặc biệt, với khách du lịch nước ngoài hay khách nội địa đang tới đây nhưng không may bị mắc kẹt, ngành đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch để hỗ trợ giảm giá. Thậm chí có những cơ sở sẵn lòng mở cửa miễn phí đón khách bị mắc kẹt.
Cũng theo bà Tình, vị trí Km49 Quốc lộ 2 hiện chưa thông và có nhiều điểm nguy cơ sạt lở cao, nên chính quyền địa phương vẫn khuyến cáo khách du lịch nên chọn những điểm đến an toàn hơn như cao nguyên đá Đồng Văn, Cột cờ Lũng Cú, các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Những điểm này về cơ bản vẫn hoạt động và an toàn.
"Sau đợt mưa lũ này, hy vọng các điểm đến ở Hà Giang sẽ ổn định trở lại. Khi du khách có kế hoạch tới đây nên kết hợp chú ý kiểm tra thông tin từ Đài khí tượng thủy văn TW và địa phương. Về cơ bản, Hà Giang luôn mong muốn du khách có chuyến đi đảm bảo an toàn, vui vẻ", bà Tình nói.
Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông Đến trưa 30/9, các lực lượng chức năng đã cứu được 8 người bị thương trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Quốc lộ 2, Km51 thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Những người này đã được đưa đi cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Quang và Bệnh viện Đa khoa...