Xót xa cụ bà gần 90 tuổi mù lòa, cô đơn trong căn nhà xiêu vẹo
Gần một thế kỷ sống trên đời, nhưng cuộc đời cụ vui ít, buồn nhiều. Cụ cũng không ngờ tới ngày chân mỏi, mắt chậm, lưng còng thì lại lâm vào cảnh nghèo khổ, không nơi nương tựa…
Cụ Nguyễn Thị Bấm sống một mình không ai chăm sóc hàng ngày. ảnh: T.G
Thân già khó nhọc
Trong số các cụ cao tuổi ở thôn Cổ Viễn (xã Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) ai cũng biết cụ Nguyễn Thị Bấm. Cụ Bấm năm nay gần 90 tuổi. Cụ đã phải trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng nghèo khó, cô đơn mù lòa và phải sống một mình không ai chăm sóc hàng ngày.
Cụ kể về cuộc đời mình qua giọng nói đã mệt mỏi. Tuổi mười chín, đôi mươi, khi toàn quốc kháng chiến, cụ đã từng đi dân công hỏa tuyến, sau đó trở về nhà và lấy chồng. Hương lửa 5 năm nồng thắm thì chồng mất, để lại cô con gái mới 4 tuổi. Từ đó trong ngôi nhà ngói cấp 4 với mảnh vườn rộng, cụ Bấm vất vả lầm lũi đủ thứ việc nhà nông để mưu sinh cho hai mẹ con. Cuộc sống có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, chưa bao giờ được trọn vẹn giây phút đủ đầy. Khi con gái trưởng thành, rồi đi lấy chồng, tưởng sẽ vơi bớt nhọc nhằn, có thêm tiếng trẻ bi bô cụ sẽ bớt cô đơn tuổi già. Nhưng không ngờ đó cũng là lúc cụ bắt đầu cụ phải sống một mình. Bởi con gái cụ làm dâu trong một gia đình hoàn cảnh cũng khó khăn, không có điều kiện để thường xuyên về chăm sóc mẹ già.
Đã thế mấy năm trước, mắt cụ cứ lòa dần rồi mù hẳn, tới giờ cụ không còn nhìn thấy gì, ánh sáng ban mai, hay nắng hoàng hôn cũng không rõ. Cuộc đời cụ chìm trong bóng tối, ngày cũng như đêm, mệt thì ngủ, thức dậy lại mò mẫm tự lo mọi sinh hoạt hằng ngày cho mình. Ngôi nhà quạnh quẽ, chỉ có mình cụ ra vào, nhiều khi nước mắt tuôn rơi trên hộp trầu.
Thấy cụ Bấm ở một mình nên xóm giềng cũng qua lại, cuộc sống của cụ bây giờ đều nhờ phần lớn vào sự giúp đỡ, sẻ chia của bà con xóm giềng, ai cho gì ăn nấy.
Ngôi nhà trống trước hở sau
Ông Nguyễn Văn Tứ, hàng xóm nhà cụ Bấm ngậm ngùi cho biết, cụ Bấm khó khăn vất vả từ trẻ, giờ về già lần mò trong bóng tối. Nhà có cái bóng điện nhưng lúc bật, lúc tối mò và cụ sợ giật nên không dám bật. Vì ở gần, nên ông Tứ phải bảo cụ Bấm lúc nào muốn bật điện thì gọi để ông “bật giúp, kẻo giật chết thì khổ”.
Bà Phạm Thị Huyền, hàng xóm bên cạnh cũng thương xót chia sẻ: Cụ Bấm có một mình, cơm có bữa cụ nấu, có bữa hàng xóm bê sang cho cụ một bát, hoặc gặp cụ thì cho. Có hôm cụ rờ rẫm đun nấu cháy cả bếp, hàng xóm phải chạy vào bê cụ ra, vì mắt cụ đã mù không biết bếp cháy.
Cụ Bấm nghẹn ngào cho biết, cụ rất thương con gái, lại ngại làm phiền xóm giềng nên cố gắng chịu đựng sống cảnh cô đơn. Ngôi nhà cụ ở tồi tàn, ọp ẹp, phía trước xiêu vẹo, phía sau chắp vá bằng những mảnh ván, mảnh bạt cũ rách, trống trước hở sau. Những cây cột, thanh xà mục nát tưởng chỉ cần một cơn gió mạnh thổi qua cũng sụp. Bàn ghế, giường phản trong nhà lên màu cũ kỹ, ọp ẹp như chính chủ nhân của chúng. Hiện giờ cụ vẫn mò mẫm đun lá khô, cành củi khô với cái bếp là 2 thanh sắt bắc qua mấy viên gạch ống. Vài chiếc nồi niêu xoong chảo cũ kỹ, móp méo. Chiếc thùng thiếc đựng gạo của cụ chỉ còn hơn 1kg gạo.
Cụ Bấm kể, nhờ tấm lòng của bà con chòm xóm, nên thi thoảng cụ được cho con cá, mớ rau, quả trứng… ăn dè hà tiện. Miếng ăn tạm thời có thể xin được, nhưng lỡ chẳng may trái gió trở trời, một mình trong ngôi nhà cũng chẳng biết phải làm sao. Và tuy trí nhớ không còn minh mẫn, lúc nhớ, lúc quên, nhưng cụ Bấm vẫn biết ơn tình làng nghĩa xóm và tình yêu thương con là mãi – dù “con gái nó nghèo, tội nó”.
Ông Nguyễn Bá Thụ, Trưởng thôn Cổ Viễn cho biết, trường hợp cụ Nguyễn Thị Bấm là người cao tuổi hoàn cảnh neo đơn, có được bảo trợ của các cấp chính quyền. Nhưng khoản kinh phí không nhiều nên cụ rất khó khăn, thiếu thốn. Đầu năm thấy mái nhà cụ sắp sụp, nên bà con trong thôn đã kêu gọi quyên góp kinh phí ủng hộ cụ sửa lại ngôi nhà để cụ sống an toàn hơn.
Dân làng Cổ Viễn đều thương cảm, lo ngại cho cụ Bấm, bởi với người bình thường trẻ khỏe sáng mắt còn vất vả kiếm sống. Trong khi cụ bà đã gần 90 tuổi, chồng chết, con không có điều kiện về chăm sóc, người thân thích không còn, bao năm nay vật vã mưu sinh trong cái đói, cái khổ, hạt gạo nhiều khi cũng không có để ăn… Giờ cụ Bấm như ngọn nến sắp tắt vẫn sống khổ sở, cô đơn.
Video đang HOT
Để san sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh của cụ Bấm, mong các nhà hảo tâm giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, phần nào vợi bớt thiếu thốn nhọc nhằn của tuổi già những ngày tháng cuối cuộc đời.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Cụ Nguyễn Thị Bấm, thôn Cổ Viễn (xã Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).
2. Ủng hộ trực tiếp tại Chương trình “Vòng tay Nhân ái”, Tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: cụ Nguyễn Thị Bấm.
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0981656685.
3. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank:
Tên tài khoản: Báo Gia đình&Xã hội. Số tài khoản: 126000032013, Ngân hàng TMCP Công thương, Chi nhánh Nam Thăng Long, Hà Nội. gửi cụ Nguyễn Thị Bấm, thôn Cổ Viễn (xã Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).
Uyển Hương
Theo giadinh.net
Đàn ông cũng cần... bờ vai
Chẳng biết từ khi nào tự trong vô thức người đàn ông luôn gắn với sự mạnh mẽ - có quyền lực, là trụ cột của gia đình, là bờ vai cho phụ nữ. Người đàn ông thành công là người có "địa vị - giàu có"...
ảnh minh họa
Xuyên qua cuộc đời nhiều người đã sống như thế và xem đó như một thuộc tính cho chất "đàn ông" của mình. Và cuộc đời có lẽ sẽ tuyệt vời khi mọi chuyện cứ thế trôi xuôi...
Gãy tài chính, gãy mọi thứ
Dòng đời không bằng phẳng. Nhiều trường hợp khi người đàn ông thất bại, gia đình "rơi tự do".
Trường hợp gia đình anh T.Đ. là một minh chứng. Khi anh rơi vào thất bại, mọi thứ bỗng phút chốc đổ vỡ. Công việc không còn, tiền bạc bấp bênh, nợ nần chồng chất..., vậy nhưng anh vẫn nói với vợ rằng "mọi việc để anh lo".
Anh T.Đ. phải gồng mình lên mà không thể được với ai. "Mọi sức mạnh trong tôi lúc đó được xây trên cát. Chỉ một chạm khẽ là vỡ òa. Và vợ tôi ở khoảnh khắc ấy cũng không hiểu. Mọi thứ dường như vỡ tan" - anh T.Đ. .
Thật ra, đó là phút mong manh của người đàn ông khi thất bại, vấp ngã. Một mặt, họ không thể thừa nhận thất bại với xã hội, vì niềm kiêu hãnh, vì cái tôi. Mặt khác, họ gồng mình gánh vác trách nhiệm của gia đình.
Họ đơn độc bước đi mà chân không thể chạm đất. Hay đúng hơn họ rơi vào một hố sâu thăm thẳm. Họ cần lắm người bạn đời lúc đó, lắng nghe với yêu thương và tôn trọng để rồi họ có thể tự vực mình dậy và bước tiếp trong đời.
Nhiều lần, trong những cuộc nhậu, những lúc uống cà phê với nhau, một anh bạn thời sinh viên tâm sự những căng thẳng, mệt mỏi từ cuộc sống dẫn đến stress kéo dài. Muốn được những vấn đề đang gặp phải, anh thường tìm đến bạn bè, lúc thì uống ly cà phê để hàn huyên, lúc thì lai rai mấy ly bia để cho thoải mái, bớt căng thẳng.
Có lần, trong lúc gặp gỡ bạn bè, anh tâm sự rằng anh đang bị áp lực trong công việc, đặc biệt là việc anh bị một sếp của mình "đì cho hói trán".
Bên cạnh đó, công việc làm ăn không được thuận lợi nhưng anh vẫn phải cố gắng tự mình sắp xếp, không than vãn nửa lời với vợ bởi "từ trước tới nay, những việc như thế này mình ít khi tâm sự với vợ.
Bởi khi tâm sự, việc không những không được giải quyết mà có khi vợ lại cho rằng mình thế này, thế nọ. Như vậy vô tình tạo ra không khí căng thẳng trong gia đình" - anh bạn tâm sự.
"Đàn ông chúng tôi đủ mạnh mẽ để tự chăm sóc mình nhưng lại cần vô cùng những quan tâm nho nhỏ, những ánh mắt yêu thương trìu mến. Để sưởi ấm, để làm tan chảy trái tim vốn bị gánh nặng định kiến làm xơ cứng" - anh B.X. .
Cần lắm bờ vai mềm
Đàn ông cũng rất mong manh. Những giây phút đen tối của cuộc đời họ cũng cần lắm một vòng tay ôm, một bờ vai để gục đầu vào, để buông rơi bao lớp mặt nạ được khoác lên người, để là chính mình như một đứa trẻ gục đầu vào vai mẹ.
Khóc mà không cảm thấy cái tôi "đàn ông" bị tổn thương. Bởi sâu thẳm trong tim người đàn ông vẫn là một đứa trẻ cần sự nuôi dưỡng và chăm sóc. Và ngay khoảnh khắc ấy họ được khôi phục toàn bộ sức mạnh của mình.
Những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời. Lúc đó không còn chuyện đúng sai. Họ cần lắm sự yêu thương từ người bạn đời của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà "đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ". Bởi con đường thành công luôn đầy chông gai, vách đá. Những phút giây ấy họ cần lắm một bờ vai. Không phải từ ba mẹ, anh chị em hay bạn bè mà từ chính người mình yêu thương và yêu thương mình.
Và người phụ nữ dù đẹp đến đâu rồi cũng tàn phai theo thời gian. Chỉ trong bước ngoặt gian khó của cuộc đời, phẩm chất người phụ nữ mãi trường tồn theo thời gian. Đó là yêu thương - cảm thông và .
Đôi khi họ rất cô đơn
Đàn ông cũng có những lúc mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Từ trước tới nay, quan niệm về đàn ông phải luôn mạnh mẽ, can trường, còn phụ nữ là phái yếu, cần được nâng niu, chiều chuộng đã vô tình tạo ra cho đàn ông những áp lực nhất định, trong đó có những thiệt thòi về mặt tinh thần.
Trong đó, việc hình thành ở nam giới bản năng bao bọc, lắng nghe, những ưu phiền trong cuộc sống của người phụ nữ của mình là điều bình thường. Đồng thời, ý thức "tự mình giải quyết vấn đề" cũng được bám rễ sâu trong tư tưởng, suy nghĩ và hành động của chính họ. Chính những suy nghĩ đó đã gây khó khăn cho họ và cả những người phụ nữ ở bên họ.
Dù có mạnh mẽ đến mấy, đôi lúc người đàn ông vẫn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là cô đơn. Và những lúc như vậy, họ dù có mạnh mẽ đến mấy cũng cần và xứng đáng nhận được lời động viên, từ chính người bạn đời của mình để vượt qua những sóng gió của cuộc đời.
---
Bức thư tâm sự của người trong cuộc:
Người ấy để tôi là chính mình
Ngày ấy, khi còn bé, bữa cơm gia đình luôn là niềm hạnh phúc trong tôi. Cho đến một ngày khi vừa ngồi xuống mâm cơm, má tôi hất đổ mâm cơm, tiếng loảng xoảng rơi vỡ của tô chén xoáy vào tim tôi đau buốt. Trong trí óc non nớt của tôi ngày ấy nào hiểu chuyện gì đâu. Chỉ một nỗi sợ...
Và không biết sao dạo đó ba ở nhà nhiều hơn, má thì lúc nào cũng giận dữ cay nghiệt...
Lớn lên vào đời không ít lần tôi chứng kiến bạn bè, những người xung quanh gia đình đổ vỡ khi người đàn ông gặp thất bại. Tôi nhận ra, ba tôi ngày ấy thất nghiệp.
Bạn đã bao giờ thấy niềm đau trên gương mặt người đàn ông? Méo mó, biến dạng, thất thần, dồn nén và bất lực... Tôi đã nhìn thấy bạn tôi như thế khi bạn tôi lâm vào túng quẫn.
Tôi cũng không thể hiểu tại sao lại như thế, cho đến ngày chính tôi trải nghiệm điều đó.
Tôi khủng hoảng, bế tắc chơi vơi... và tôi đã gặp người ấy - một người bước vào đời tôi như một dòng suối mát lành. Tôi có thể , nói thật mọi điều.
Được nói thật và được sống là chính mình không gì hạnh phúc hơn. Những con người khác trong tôi dần rơi rụng. Tôi nhẹ nhõm. Tôi được là chính mình mà không còn nỗi sợ hãi bao trùm. Khó khăn vẫn chồng chất nhưng tôi đối diện nhẹ nhàng hơn và biết rằng dù thế nào tôi vẫn được yêu thương như là chính tôi chứ không bởi những "giá trị đàn ông".
Khoảnh khắc ấy giật mình nhìn lại tôi cảm thông sâu sắc cho những người như tôi, như bạn bè tôi... Khi đi qua đêm tối của cuộc đời, họ cũng cần lắm một người phụ nữ sống cạnh mình bằng trái tim yêu thương.
Theo Baophapluat
Phụ nữ muốn dứt khoát buông tay, chỉ cần nhớ những điều này Có những chuyện từ khi bắt đầu vốn dĩ đã sai lầm, bởi đến cuối cùng, vẫn chỉ mỗi bản thân mình là âm thầm chịu đựng và nắm níu. Còn người kia, dù sớm ở bên nhưng đã vội tính chuyện xa lìa. Đàn ông dành cho mình không khiến mình khổ đau một mình. (Ảnh minh họa). Vì vậy, đau khổ...