Xót xa cô gái ung thư, hành động đáng lên án của chàng người yêu
Khi thấy người yêu bị ung thư, chàng trai vội vàng chia tay với lý do “gia đình cấm” và buông lời cay đắng.
Ung thư luôn là căn bệnh quái ác không những gây nên những đau đớn về thể xác mà còn khiến bệnh nhân khổ sở về tinh thần. Không phải ai mắc căn bệnh này cũng có thể vượt qua mặc cảm tâm lý, thế nên những người bệnh luôn khao khát được người thân yêu ở bên cạnh.
Mới đây, tâm sự của một cô gái trẻ mắc ung thư được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo đó, đầu năm 2019 trong một lần đi khám sức khoẻ định kỳ cô gái bất ngờ phát hiện bị ung thư hạch Limpho. Căn bệnh đã cướp đi của cô nàng tất cả, từ một cô thiếu nữ xinh đẹp tuổi đôi mươi có tình yêu hạnh phúc bỗng rụng hết tóc, thường xuyên đau đớn vì xạ trị và còn bị người yêu ruồng rẫy, chê bai: “Nhìn em kinh thế?”.
Thấy người yêu rụng tóc vì trị xạ ung thư, chàng trai buông lời cay đắng.
Nguyên văn dòng tâm sự của cô nàng như sau: “Mình phát hiện bị ung thư hạch Limpho, người yêu chia tay vì gia đình không chấp nhận người bị bệnh như mình. Anh ấy cũng nói thẳng chỉ yêu lúc mình xinh đẹp nhất, còn lúc xấu xí, mất tất cả thì lại bị bỏ rơi.
Tối qua, khi mẹ đã ngủ say, vô tình thấy một xấp hóa đơn tiền thuốc rơi ra thì không như mẹ nói ‘Tiền thuốc tầm 100 triệu con ạ’, mà sự thật giờ tôi đếm qua cũng đã lên tới tiền tỉ.
Chưa kể tiền thuốc ngoài. Vậy ra mẹ sợ mình lo lắng. Ngồi nhìn mẹ ngủ mà nước mắt lăn dài. Lúc biết tin bị ung thư ác tính, chân tay mình nhũn đi. Ở cái tuổi đẹp nhất, mình còn chưa được mặc váy cưới, còn chưa được đi hết Việt Nam, chưa được báo hiếu bố mẹ. Giờ thì mình sắp mất tất cả.
Nhiều đêm mình đau vì hóa chất, khó thở, liệt hai chân, mình nghĩ rằng liệu có phải sắp rời xa thế giới này không? Nhưng rồi được mẹ động viên, mình lại vượt qua ranh giới cái chết.
Chính người nói yêu thương mình nhất lại quay lưng bỏ rơi khi mình ốm đau bệnh tật với câu nói ghim hẳn vào tim: ‘ Sao nhìn em kinh thế này?’.
Một năm vừa đi làm vừa chữa bệnh, 15 đợt chuyển hóa chân, 10 mũi xạ trị, kích tủy sống, xạ hình xương, sinh thiết kế bầm tế bào. Đau đớn mình đã trải đủ”.
Cô gái xinh đẹp mất tất cả vì mắc căn bệnh ung thư quái ác.
Kèm theo đó, cô nàng đăng tải 2 bức ảnh của bản thân trước và sau khi bị ung thư. Một tấm thì phơi phới thiếu nữ đang tuổi trăng tròn, tấm còn lại đã bị rụng hết tóc, nước da nhợt nhạt khiến ai cũng xót xa.
Video đang HOT
Bên dưới, nhiều người bày tỏ sự thương cảm tới cô gái. Facebooker A.N bình luận: “Tất cả cô gái đều xứng đáng có được một cuộc sống tốt đẹp. Mạnh mẽ nhé, nhiều điều còn đang chờ bạn ở phía trước, hãy vì gia đình và bản thân mà chiến đấu”.
Trong khi đó, B.L.C bức xúc: “Loại đàn ông như vậy bỏ sớm được ngày nào hay ngày đấy. Đó không phải bất hạnh mà là may mắn. Mong bạn cố gắng vì trên đời này gia đình là thứ tồn tại duy nhất!”.
Theo Kiến Thức
Người thầy liệt 2 chân đem "tinh thần lính" làm nên điều kỳ diệu
"Chặng đường nào cũng có khúc trơn trượt và nguy hiểm. Để đến được nơi cần đến, dù bạn là ai thì điều quan trọng là bạn cần phải vượt qua chính mình".
"17 tuổi, tôi buộc phải từ bỏ cái gọi là ước mơ"
Chàng trai ngã văng vì pha va chạm giao thông bất ngờ.
Định thần lại sau cơn choáng váng, cậu thây hai chân mình không còn cảm giác. Người ta bế cậu vào bệnh viện huyện cấp cứu, rồi lại mau chóng chuyển lên tuyến cao hơn...
"Chấn thương cột sống, tổn thương tủy sống dẫn đến liệt vận động". Đó là những lời kết luận của bác sĩ về tình hình của Diễn sau tai nạn.
Mùa hè năm ấy, cậu 17 tuổi, chuẩn bị bước vào năm cuối cấp. Mùa hè năm ấy, cậu chỉ còn cách ước mơ ấp ủ suốt những năm tháng cắp sách tới trường một vài bước chân.
Nhưng cũng mùa hè năm ấy, cậu thấy mọi mơ ước xa dần, rồi biến mất hẳn.
Chân dung anh Phạm Đức Diễn - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ thời còn là một cậu nhóc tuổi choai choai, Phạm Đức Diễn (sn 1976, quê An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã luôn khát khao trở thành người lính phục vụ trong quân đội. Trong những câu chuyện của bố anh, người 17 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Diễn thấy hình ảnh người bộ đội thật đẹp, thật oai hùng. Miệt mài học tập, ôn luyện, cậu nhóc năm ấy chỉ có một ước mơ duy nhất là ngày nào đó khoác lên mình bộ quân phục, trở thành một người đáng tự hào như bố. Thế nhưng, tai nạn đã cướp đi của cậu tất cả.
"Gia đình động viên rằng 3 tháng có thể khỏi, tôi chờ đợi, nhưng điều ấy không xảy ra. Mọi người lại bảo chờ thêm 3 tháng nữa, tôi hi vọng, và rồi vẫn vô vọng. Lúc ấy, tôi mới hiểu chấn thương này không thể bình phục. Tôi mất đi đôi chân lành lặn và buộc phải từ bỏ cái gọi là ước mơ...", anh Diễn chia sẻ.
Những tháng đầu tiên sau tai nạn, Diễn bó bột kín thân người và chỉ có thể nằm bất động trên chiếc giường bệnh viện. Từ 52kg, chàng thanh niên 17 tuổi gầy sọp, chỉ còn vẻn vẹn 42 kg. Mọi sinh hoạt cá nhân, thậm chí ngay cả việc trở mình, cậu cũng phải nhờ cậy bố mẹ. Bố cậu xin nghỉ hưu sớm để hàng ngày túc trực bên Diễn. Khi tắm cho con, ông phải chuẩn bị một tấm gỗ dài, kê trên 3 chiếc ghế nhựa để đặt cậu nằm lên.
"Nhìn bố mẹ vất vả, tôi thấy bản thân thật vô dụng. Cảm giác giống như mình lại là trẻ con lần nữa, bố mẹ phải chăm từng chút một. Rất nhiều đêm, tôi bật khóc nhưng không để ai biết, tới sáng lại tỏ ra vui vẻ cho người thân không buồn", anh Diễn xúc động nhớ lại.
"Tinh thần lính" làm nên điều kỳ diệu
Đau đớn, mệt nhoài cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng Diễn chưa bao giờ nghĩ đến chuyện buông xuôi, hoặc những điều tệ hơn thế. Diễn bảo, vì anh có "tinh thần lính", tinh thần cứng rắn đặc biệt được bố anh và những người đồng đội của ông truyền lại.
"Bố vẫn hay kể với tôi về những người thương binh dù mất đi một phần cơ thể nhưng vẫn vươn lên và sống tốt. Sau khoảng thời gian suy sụp, tôi biết mình cần can đảm đối diện với sự thật và phải nỗ lực hơn", anh Diễn bảo.
Anh Diễn chụp cùng các bạn năm 1994, một năm sau tai nạn - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ra viện, Diễn lao vào luyện tập. Bố làm cho anh hai thanh gióng tre, gác lên tường nhà để tập đi. Bám vào hai thanh tre, Diễn cố nhấc từng bước. Hai chân không còn cảm giác, ngón chân liên tiếp bị quệt xuống sàn nhà. Diễn không bỏ cuộc, lại cố hết sức nhấc chân cao hơn. Mỗi ngày, anh đều tập nhiều tiếng như vậy. Tập hăng say đến nỗi phải mặc áo ngắn tay, bật quạt dù là mùa đông lạnh ngắt.
4 tháng sau luyện tập, như một phép màu, Diễn có thể đi lại được nhờ chống nạng hai bên cánh tay. Dần dần, nạng từ cánh tay chuyển xuống khuỷu tay, từ 2 chiếc chỉ còn 1 chiếc, những bước đi của anh ngày một nhanh nhẹn hơn. Anh tự tập xe đạp bằng cách gác chiếc nạng lên ghi đông xe, quàng chân lên để đi. Rồi anh cũng tự đi được xe máy trong sự ngạc nhiên của nhiều người. Đến giờ, anh Diễn thậm chí có thể bám vào đồ vật để di chuyển khi không có nạng.
Trong suốt những năm sau tai nạn, Diễn chưa bao giờ từ bỏ việc học. Sau mỗi giờ tan lớp, anh lại nhờ các bạn mang sách vở về và giảng lại bài học hôm đó. Những quyển sách các bạn không còn dùng, anh xin về để tự ôn. Diễn thích nhất là học tiếng Anh. Ngoài học trong sách, anh học cả trên vô tuyến và đài phát thanh. Ngày bắt đầu đi được xe đạp, anh xin vào một xưởng làm kim hoàn, ban ngày làm việc, tối lại dành thời gian đi học thêm.
Sau khi thi tốt nghiệp cấp 3, năm 21 tuổi, Phạm Đức Diễn thi đỗ vào Khoa Tiếng Anh, Đại học Mở Hà Nội. Với thành tích học tập xuất sắc và công tác Đoàn sôi nổi, Diễn được trao tặng giải thưởng Sao tháng giêng của BCH Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và rất nhiều học bổng khác.
Anh Diễn (đứng giữa) chụp cùng học trò - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ra trường, anh trở thành một giảng viên tiếng Anh được nhiều học trò yêu mến. Anh Diễn hiện là Phó chủ nhiệm Khoa Tiếng Anh, Đại học Kinh doạnh và Công nghệ Hà Nội. Anh cũng tham gia công tác giảng dạy tại một số trường đại học lớn khác như Đại học Ngoại thương, Đại học Mở, Học viện Ngân hàng,...
Trong những câu chuyện ngoài giờ với sinh viên hay mỗi khi có một học trò rơi vào khủng hoảng, anh Diễn vẫn hay kể về cuộc hành trình đầy thử thách của mình. Từ câu chuyện thầy kể, rất nhiều cô cậu học trò đã có thêm ý chí, niềm tin để tiếp tục vươn lên.
"Chặng đường nào cũng có khúc trơn trượt và nguy hiểm" - Ảnh: Nhân vật cung cấp
"Chặng đường nào cũng có khúc trơn trượt và nguy hiểm. Để đến được nơi cần đến, dù bạn là ai thì điều quan trọng vẫn là những người đồng hành sẻ chia, động viên để bạn vượt qua. Và điều nữa, bạn phải vượt qua chính mình".
Diễn viết như thế trên trang cá nhân Facebook của mình kèm một bức ảnh chống nạng trên một con đường trơn trượt. Anh bảo, nhìn lại cuộc hành trình của mình, anh thấy kỳ diệu lắm.
"Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo cơ quan đã giúp đỡ để tôi có ngày hôm nay. Tôi có lẽ cũng phải cảm ơn chính tôi nữa, vì ngày ấy tôi đã không bỏ cuộc", anh mỉm cười tâm sự.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Trả nghĩa cho thầy Học sinh nghèo nhưng ham học và học giỏi thì dù ở xa thầy Trần Thanh Tú vẫn nhận lời, có khi còn miễn học phí dù thầy phải chật vật di chuyển trên xe ba bánh "Thầy dạy miễn phí cho con tiếng Anh kịp trước khi con bị mù hoàn toàn". Đó là lời hứa của thầy Trần Thanh Tú (47...