Xót xa chứng kiến cuộc sống khốn cùng của cụ già 90 tuổi
Trong cái gầm nhếch nhác, bẩn thỉu và ẩm thấp dưới nhà văn hóa cộng đồng buôn Knia 1, xã Ea Bar (Buôn Đôn, Đắk Lắk), có một cụ già tóc bạc, mặt mũi nhem nhuốc, mang những hơi thở yếu ớt gồng sức thổi vào bếp củi…
Nhà văn hóa cộng đồng buôn Knia 1 khóa cửa “phơi nắng dầm sương”. Dưới gầm nhà, một cụ già sống lay lắt đã 5 năm nay.
Đó là cụ Y Chô Ê-ban, 90 tuổi, vô gia cư, hơn 5 năm nay sống một mình dưới gầm nhà văn hóa cộng đồng của buôn.
Người dân buôn Knia 1 kể, cụ Y Chô Ê-ban trước kia cũng có một gia đình khá đàng hoàng, nhưng do chung sống không hòa hợp nên vợ chồng cụ đã chia tay. Cụ Y Chô có hai con trai, một đã chết, một theo chế độ mẫu hệ của người Ê đê nên đang ở nhà vợ. Cụ Y Chô ở với các cháu một thời gian nhưng sau đó bỗng thấy cụ khăn gói dọn đến gầm nhà văn hóa cộng đồng sống.
Cụ Y Chô Ê-ban và cuộc sống dưới gầm nhà văn hóa
Ở cái tuổi gần đất xa trời, cụ Y Chô không còn đủ sức để lao động, cơm nước hàng ngày bữa no bữa đói. “Nhà” của cụ giống như ổ chuột, chỉ rộng vài mét vuông, vô cùng bẩn thỉu, nhếch nhác và lộn xộn. Không ai đến chăm nom cụ nên đồ đạc, xoong nồi, gạo củi, bao bì… nằm ngổn ngang hỗn độn. Trong góc tối tăm có kê một cái giường cũ nát, chăm màn ám khói bếp nhem nhuốc.
Nơi đây không có điện, khi mặt trời khuất hẳn cũng là lúc cuộc sống của cụ Y Chô bị bóng tối dìm nghỉm. Cuộc sống mù mịt và khốn cùng ấy của cụ đã kéo dài hơn 5 năm nay.
Cụ nói tiếng Kinh chữ được chữ mất, mặt lúc nào cũng nhăn nhó vì bị chứng tê thấp hành hạ. Cụ tâm sự tay trái, chân trái đã bị liệt, khi đi lại phải chống gậy, lê lết. Ốm đau già yếu nhưng cụ chẳng có nổi một viên thuốc, những lúc trời mưa, nước mưa tạt cắt mặt vào thẳng nơi tá túc của cụ, khiến mọi thứ đều ướt sũng.
Khi chúng tôi đến, chứng kiến bữa cơm của cụ Y Chô Ê-ban ngoài một ít cơm trắng vừa nấu chín còn có 3 con cá khô kẹp trong chiếc vỉ sắt nằm bên xó bếp, đã bốc mùi. Cụ khoe cá này được người dân mang đến cho, rồi bảo bữa cơm này đã “khá” hơn so với mọi ngày.
Video đang HOT
Bữa ăn của cụ Y Chô Ê-ban rất “may” vẫn còn có cơm trắng
Cô giáo Lê Thị Bích Liên – giáo viên dạy mầm non trường Hoa Thiên Lý phân hiệu tại buôn Knia 1 – tâm sự: “Cụ Y Chô Ê-ban lâu lâu mới thấy có người đến cho thức ăn. Còn các cô giáo dạy ở đây có thức ăn gì thì cũng cho cụ. Mỗi lần chia thức ăn cho các cháu còn cơm thì chia cho cụ với, hoặc nhà bếp còn dư thì mình lấy thêm đưa qua cho cụ nhưng lúc có lúc không, lúc mà cháu không đủ thì mình không đáp ứng được. Chân cụ bị liệt đi có nổi đâu! Có lúc trời lạnh không thấy cụ đi lại mấy ngày. Trước kia thì thấy có thắp đèn, nhưng giờ không thấy thắp nữa chắc là cụ không có tiền mua dầu…”.
Bà H’Riu (53 tuổi, vợ của trưởng buôn Knia 1) nói, thấy cụ sống khốn khổ như vậy cũng thấy tội nhưng bà con ở đây cũng toàn người nghèo, muốn giúp cũng khó.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Y Sen Kbuôr – Phó Chủ tịch UBND xã Ea Bar – cho biết, cụ Y Chô Ê-ban giấy tờ ghi sinh năm 1923. Do con cháu không quan tâm nên cụ sống ở dưới nhà văn hóa cộng đồng từ năm 2008. UBND xã cũng muốn quan tâm tới cụ nhưng muốn xây nhà cho cụ mà không có đất.
Hỏi: Chính quyền địa phương định để cụ Y Chô Ê-ban tiếp tục sống dưới nhà gầm nhà văn hóa cộng đồng bao lâu nữa? Ông Y Sen Kbuôr phân trần: “Chúng tôi có thể xây nhà cho ông Y Chô ở khu đất của xã theo diện 167, nhưng cái khó nữa là ông Y Chô không chịu đến đó ở vì xa buôn, lại không có người chăm sóc. Cách để làm được là thuyết phục con cháu ông cho một miếng đất…”. Hỏi: Vì sao xã không hỗ trợ cung cấp điện cho cụ Y Chô Ê-ban? Ông Y Sen nói sắp tới sẽ nghiên cứu lại.
Ông Y Sen khẳng định: “Ông không bao giờ thiếu đâu! Các ngày lễ, tết các đơn vị, nhà hảo tâm khi đến thăm ông còn cho ông phong bì riêng nữa…”.
Được biết, hàng tháng cụ Y Chô được trợ cấp xã hội 180.000 đồng.
Theo Dantri
Độc giả phẫn nộ 'công an lộng gậy,cụ già mù bị cướp'
Trong tuần qua, khi dư luận còn băn khoăn chuyện công an ra đường "lộng gậy" vì bị ép chỉ tiêu, cảnh sát 141 thì đánh dân thì hàng loạt các vụ án khác diễn ra, cụ già 70 tuổi mù lòa bị cướp vé số giữa ban ngày, tỉnh Hải Dương chi 48 tỉ để xây dải phân cách...khiến độc giả phẫn nộ.
Ngày 21/3, Trật tự đô thị (phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội) chạy ra "múa gậy" chặn xe người tham gia giao thông tại khu vực ngã ba đường Láng - Thái Thịnh, khiến nhiều người dân bức xúc.
Lời phân trần có một không hai : "Để xảy ra sự việc này, tôi thành thật xin lỗi người dân. Thú thật do áp lực nặng quá, một tháng bị giao chỉ tiêu 50 triệu đồng, nên anh em mới đi lập chốt, đi phạt".
Công an lộng gậy vì bị ép 50 triệu đồng
Sau khi công an đưa ra ý kiến, độc giả đã lên tiếng bác bỏ: "Việc Bộ Công an mới ra qui định về CSGT đeo thẻ xanh mới được dừng xe người tham gia giao thông, vậy mà giờ trật tự đô thị cũng đi dừng xe. Như vậy qui định ấy là mị dân, còn người thiệt vẫn là dân sao, chuyện chỉ có ở Việt Nam".
Một bạn độc giả có tên Tran Ngoc Hien bình luận: "Hiện tại đang áp dụng chế độ khoán 10 vào thời @". Hay bạn độc giả Trần Lê Thúy Nga: "Quả này mới lợi hại nha. Giao khoán hẳn cho một đội. Thế vùng đó không ai vi phạm thì sao? Đè ra phạt để lấy cho đủ chỉ tiêu à?"
"Lại một trường hợp cần lên án, nghị định 34/ND-CP không cho phép trật tự đô thị dừng xe dể phạt vậy mà các anh lại ngang nhiên vượt quyền. Trong khi các trường hợp lấn chiếm lề đường (như vỉa hè đường Hoàng hoa Thám gần viện lao trung ương họ còn xây nhà trên vỉa hè) thì chính quyền địa phương không giải quyết thật là ngang ngược", một độc giả bức xúc.
Mặc dù, một số ý kiến băn khoăn rằng công an vì tiền nên sai cũng làm, phân trần sau. Không phạt được ô tô vì chỗ quen biết, thế mà cũng đòi cầm cân nảy mực, người nhà thì bao che, người ngoài thì hành cho tới "TIỀN" mới tha. Vì chỉ tiêu nên không có lỗi ép phải có lỗi, không đúng chức năng nhiệm vụ nhưng có "TIỀN" thì làm ngay. Nhưng cuối cùng, ai cũng muốn xử lý ngay quy định này.
Không tin thì cố mà tin!
Ngày 16/3, anh Nghiêm Huy Hoàng (33 tuổi, quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, hiện đang tạm trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tố Tổ công tác 141 Hà Nội đánh người. Thế nhưng, công an đã đưa ra kết quả điều tra phủ nhận sự việc trên.
Trước hành động che đậy của lực lượng công an, độc giả Nguyen Van Hung giãi bày: "Thực ra công an đánh dân là chuyện thường ngày. Ai không tin thì cũng cố gắng mà tin".
Một độc giả bức xúc: "Chứ gì nữa, ở lưng còn có tấm hình cho thấy rõ ràng có một vết thâm dài, chắc chắn do 1 vật tương tự dùi cui gây ra, ai hồi nhỏ từng ăn roi mây rồi thì sẽ biết vết nó để lại thâm và dài, vết trên người anh Hoàng to hơn tương tự với 1 thứ to hơn là dùi cui, không bao giờ có chuyện người dân nhìn oan cả, lời họ nói rất cứng, tất cả những bài báo gần đây đăng lên tạo cảm thấy đang có sự bao che".
Hải Dương vứt tiền của dân qua cửa sổ (Cận cảnh 17km giải phân cách)
Sau khi Sở GTVT tỉnh Hải Dương công bố đã dành trên 48 tỷ đồng để tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ trên tuyến QL5, từ Km 43 900 đến Km60 100 (thuộc địa bàn TP Hải Dương), rất nhiều luồng dư luận đã phản đối sự việc này.
Đầu tư 48 tỷ đồng để nhổ cọc ở Hải Dương
Những ý kiến băn khoăn về sự hợp lý của chi phí này: "Mình thấy chi 48 tỷ là hợp lí đấy chứ. Tiền nhổ cộc là 100 triệu, còn lại 47 tỷ 900 triệu chi cho quản lí để cà phê, cơm trưa nữa chứ, họ cũng vất vả".
Thế nhưng, đó đều là sự bức xúc của người dân khi tiền được cán bộ sử dụng vào những công việc không chính đáng: " Chuyện này theo tôi báo chí phải có ý kiến mạnh mẽ bởi vì không thể để tự tung tự tác vứt tiền dân đi như vậy. Họ vứt tiền dân đi, ai nhặt? Sân sau của họ cả đấy. Cùng nhóm lợi ích mà".
Độc giả Hoàng Văn Quân chia sẻ: "Tôi thấy Sở GTVT tỉnh Hải Dương định dùng 48 tỷ đồng để nhổ cọc trên QL5 là phí quá, nếu tôi được nhận công trình này tôi dám hứa giá thành rẻ hơn nhiều và phần kinh phí còn lại xin được làm từ thiện hay để đầu tư một số phòng học cho các em ở vùng sâu".
Xót xa cụ già mù bị cướp
Câu chuyện cụ già 70 tuổi, bị mù và cụt tay đứng ôm góc cây khóc nức nở sau khi bị hai tên cướp giật mất xấp vé số bỏ chạy đã gây xôn xao dư luận. Do gia đình khó khăn nên dù tật nguyền nhưng cụ vẫn cố gắng mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo để nuôi thân và dành dụm gửi về quê cho gia đình.
Cụ già 70 tuổi khóc thảm thiết vì bị cướp mất vé số
Thế nhưng, những thành phần vô lương tâm đã cướp đi nguồn sống của cụ, độc giả Đặng Ngọc Hùng rất bất bình với thái độ giữa con người với con người hiện nay: "Tại sao đạo đức thanh thiếu niên bây giờ quá mức tồi tệ. Có lẽ do giáo dục nhà trường, gia đình, do quản lý an ninh trật tự qúa kém. Tại sao tệ nạn cướp giật trên đường phố diễn ra thường xuyên và tính chất hết sức liều lĩnh. Do tính răn đe quá yếu và công an bận phá những vụ án lớn".
Còn rất nhiều ý kiến đồng cảm và thương xót cho cụ: "Thật tội cho những người già tật nguyền cô đơn, phải kiếm từng miếng ăn hàng ngày. Gieo nhân gì sẽ gập quả đó. Tụi nó rồi cũng sẽ vào tù, cạp đất mà ăn".
Một độc giả bức xúc với cơ chế quản lý: "Tội nghiệp cụ già và những người từng lâm vào hoàn cảnh như cụ. Bọn cướp này quả thật đã mất hết tính người. Qua vụ này và rất rất nhiều vụ khác nữa tự nhiên tôi lại nhớ đến chuyện 1 quan chức Công an TPHCM tuyên bố xanh rờn "Tội phạm cướp giật ở TPHCM đã hết đất sống". Thương cụ bao nhiêu lại càng xấu hổ cho vị quan chức này".
"Khốn nạn thật, lũ bất lương, 141 đâu rồi", độc giả Van Sinh phản ánh.
Theo vietbao
Hà Nội: Xe cẩu đổ sập vào giờ cao điểm Sự việc xảy ra tại dự án thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (TP Hà Nội) khiến một cụ già phải nhập viện. Khoảng hơn 8h sáng ngày 19/3, trong lúc đang thi công tại Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (đoạn đối diện số nhà 139 Quang Trung, Hà Đông)...