Xót xa cậu bé bị bỏ rơi nơi hang đá bị gán tiếng là “ma rừng”
Gần đây người dân xóm Ưng (xã Phú Vinh, Tân Lạc, Hòa Bình) rộ lên tin đồn về cậu bé mồ côi Đinh Chiến Thắng chính là con “ma rừng”, là nguyên nhân của biết bao tai họa, bất hạnh cho bản làng.
Cậu bé Chiến Thắng bị gắn với cái tên “con ma rừng”.
Đau đớn hơn chính người thân của đứa bé hơn 1 tuổi ấy cũng coi đó là tai họa cho gia đình và dòng họ. Họ sợ hãi, xa lánh, thậm chí xua đuổi mặc cho sự bảo vệ của người mẹ nuôi.
Sinh ra giữa rừng ma
Ở xã Phú Vinh, xóm Ưng được liệt vào hàng có của ăn của để, thế nhưng các hủ tục, những tín ngưỡng thần linh, ma mị vẫn còn đè nặng lên tư tưởng của bà con nơi đây. Người xóm Ưng vẫn truyền tai nhau những câu chuyện ma quỷ rùng rợn ở cánh đồng thiêng, nó như một vùng đất “bất khả xâm phạm”. Thực chất đây là một khu đất có những ngôi mộ cổ từ rất lâu đời, ở đó có lời nguyền nếu xâm phạm sẽ bị ma ám, hồn ma đeo đẳng. Ngoài thầy mo thì chỉ có những người vô cùng gan dạ mới dám bén mảng đến cánh đồng đó, đêm đến tuyệt đối không có bóng người, họ sợ bị ma ám, ma nhập. Cũng vì lời nguyền đó mà cánh đồng mênh mông rộng lớn đó bỏ thành đất hoang, cây cối mọc um tùm, giờ đây người ta vẫn gọi là “cánh rừng ma”.
Gần đây bà Đinh Thị Nhộn (59 tuổi) trở nên nổi tiếng khắp bản vì đã dám bỏ lời nguyền ma ám. Vốn là người bản địa, bà Nhộn thừa biết những câu chuyện ma quái mà cha ông kể lại. Bà Nhộn nói: “Từ nhỏ chưa từng được vào cánh đồng ma đó. Cũng biết có nhiều câu chuyện linh thiêng nhưng tôi cũng đã liều một lần đặt chân vào đó. Không ngờ lần đầu tiên vào đó tôi đã cứu được một sinh linh bé nhỏ”. Bà Nhộn còn nhớ như in vào giữa trưa ngày 29/4/2013, đó là lúc làm nương về, bà tranh thủ nhặt rau cho lợn cạnh khu “cánh đồng ma”. Giữa trưa, đang lúc trời đất lặng thinh bà Nhộn giật mình nghe tiếng trẻ con khóc ở “cánh đồng ma” vọng lại. Những tưởng mình phạm phải lời nguyền quỷ ám bà Nhộn ném đồ bỏ chạy. Khi thục mạng bỏ chạy, bà Nhộn vẫn nghe tiếng trẻ con khóc rất thảm thiết.
“Tôi đã dừng lại, định thần thì đúng là tiếng trẻ con khóc. Tôi đã quyết liều mình đi sâu vào “cánh đồng ma” đó để xem thực hư thế nào” – bà Nhộn kể lại. Vừa đặt chân vào khu rừng cấm, cảm giác ớn lạnh chạy khắp cơ thể bà. Càng đi thì tiếng khóc của trẻ con càng rõ. Và rồi bà Nhộn giật mình dưới chân mình đầy những vết máu, mùi tanh nồng khiến bà chực nôn mửa. Cứ thế lần theo vết máu, bà Nhộn đến được một cái hang nhỏ. Trước cửa hang có rất nhiều vết máu, một vài mảnh vải dính máu vương khắp nơi. Chưa định thần được việc gì đang xảy ra thì bà Nhộn lại nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Bà Nhộn nhớ lại: “Lúc đó tiếng trẻ con khóc rất nhỏ, chỉ một tiếng cuối cùng rồi im bặt. Tôi hoảng loạn quá không biết đang xảy ra chuyện gì nữa”.
Lấy hết can đảm, bà Nhộn tiến sâu hơn vào cửa hang thì thấy một bọc quần áo, lại có gì đó cựa quậy bên trong. Khi lôi cái bọc đó ra bà Nhộn thất thần nhận ra đó là một em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Định bụng sẽ chạy về nhà gọi người đến giúp nhưng vì sợ đứa bé sẽ không qua khỏi, hoặc bị thú rừng ăn thịt, cứ thế bà lôi đứa bé ra khỏi hốc đá, thấy hơi người đứa trẻ sơ sinh khóc ngày một to hơn. Thế rồi bà ôm đứa bé còn đỏ hỏn chạy một mạch về Trạm y tế xã Phú Vinh để cầu cứu. “Lúc đó tôi lôi thằng bé trong hốc đá ra nên bị trầy xước hết cả mặt. Có lẽ vì mẹ nó tự đẻ lấy nên thằng bé bị gãy chân trái, dây rốn còn chưa cắt nữa. Nhìn thằng bé lúc đó tất cả nhân viên ở trạm y tế xã không ai cầm được nước mắt”- bà Nhộn vừa khóc vừa nhớ lại.
Vì lời đồn ác quái chị Nhung và cháu Thắng không dám ra khỏi nhà.
Ngay sau khi tìm được đứa trẻ sơ sinh, sự việc đã được báo lên chính quyền xã để xử lý. Lúc đó ông Đinh Trọng Thực, Bí thư Đảng ủy xã Phú Vinh người trực tiếp chỉ đạo sự việc này. Trước khi tìm hiểu nguồn gốc của cháu bé, ông Thực đã quyết định đặt tên cho cháu bé trai được “sinh” ra từ núi đó tên Chiến Thắng. Ông Thực chia sẻ: “Ngày tìm được cháu là ngày 29/4, hôm sau sẽ kỷ niệm 30/4 nên tôi đặt cháu là Chiến Thắng. Hơn nữa cái tên đó cũng để thể hiện sự may mắn, nghị lực phi thường của cháu. Cháu đã chiến thắng được thần chết trở về với bản làng”.
Khoảng vài giờ sau khi tìm thấy cháu bé, danh tính của người đàn bà đang tâm ném con giữa rừng cũng dần hé lộ. Đó là một người phụ nữ không chồng trên địa bàn xã Phú Vinh. Có lẽ cảm thấy xấu hổ vì những sai lầm của mình, người đàn bà ấy đã bỏ lại đứa con mang nặng đẻ đau. Người đàn bà ấy nhất định không nhận lại đứa con tội nghiệp mình đã sinh ra trong rừng với một lý do vô cùng đơn giản: “không nuôi được”.
Video đang HOT
Đứa bé tội nghiệp mang tên “con ma rừng”
Phú Vinh là một xã miền núi, cách trung tâm huyện Tân Lạc không quá xa nhưng ở đây vẫn còn những quan niệm hết sức cổ hủ. Với họ những đứa trẻ đẻ rơi thường không mang lại may mắn, đặc biệt hơn nữa lại sinh vào chính trưa tại khu rừng ma. Họ cho rằng, đứa bé được bà Nhộn cứu về là hiện thân của ma quỷ, là con ma rừng mang lại những tai ương và bất hạnh cho dân làng.
Dù được cứu về từ nơi rừng sâu, được đặt tên nhưng cháu bé Chiến Thắng vẫn là đứa trẻ không nhà, không người thân. Thật may mắn lúc đó chị Đinh Thị Nhung vô tình nghe được câu chuyện kỳ diệu đó liền đến làm thủ tục xin cháu Chiến Thắng về nuôi. Chị Nhung là người phụ nữ quá lứa lỡ thì, đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn chưa có được hạnh phúc riêng của mình. Cháu Chiến Thắng như thể định mệnh, như thể tương lai của chị.
Chúng tôi gặp chị Nhung trong một ngôi nhà ẩm thấp, quần áo trẻ con bày bừa khắp mọi nơi. Người làng bảo, từ ngày mang đứa bé về nuôi, chị ấy như trẻ ra cả chục tuổi. Vừa cho bé Chiến Thắng ăn bữa trưa, chị Nhung vừa tâm sự: “Có một đứa con là ao ước cả đời tôi. Đã ngoài 50 tuổi rồi mong gì lấy được chồng và sinh con nữa. Tôi cũng đã từng đi cầu cúng thầy mo, thầy bảo rồi sẽ có con và có cả chồng. Từ ngày tôi đưa thằng Chiến Thắng về nhà nuôi lại có một người đàn ông nguyện ở với tôi, cùng tôi chăm sóc cháu Thắng. Chỉ cực nỗi, người ta cứ bảo thằng cu Thắng là con ma rừng, đem lại tai ương cho cả dân làng”.
Những tưởng cuộc sống của người đàn bà lẻ bóng cùng đứa con bất hạnh kia sẽ êm đẹp thì lại xuất hiện hàng loạt những tin đồn ác ý. Khắp trong thôn ngoài bản đâu đâu người ta cũng rỉ tai nhau câu chuyện về “con ma rừng”, tức cháu Chiến Thắng. Họ cho rằng, bé Chiến Thắng bị đẻ rơi ở bãi tha ma, ở nơi linh thiêng lại giữa trưa nên đã bị con ma rừng nó ám. Bé Chiến Thắng là hiện thân của những linh hồn vất vưởng không bến đậu. Đáng ra bé Chiến Thắng đã chết ngay từ khi bị mẹ vứt đi nhưng những linh hồn đó nhập vào thể xác của em, để về bản làng quấy nhiễu, đem lại tai ương cho gia đình, dòng họ và cả dân bản nữa. Cứ như thế tin đồn ngày một lan rộng khắp nơi, ai cũng nhìn bé Chiến Thắng với ánh mắt sợ hãi. “Cuộc sống của mẹ con tôi đang êm ấm, thằng bé ngoan, lớn nhanh như thổi vậy mà ở đâu ra tin đồn ác ý như vậy. Mọi người đã không dám gần cháu bé, khinh miệt mẹ con tôi. Mẹ con tôi chẳng dám đi đâu nữa, chỉ loanh quanh trong nhà thôi. Càng nghĩ tôi càng đau lòng. Nó đã bị mẹ đẻ bỏ rơi rồi, nay lại còn mang trên mình cái tên “con ma rừng” nữa”.
Không chịu để mọi người khinh miệt, chị Nhung quyết định làm sáng tỏ xem lời đồn đó xuất phát từ đâu. Chị ngỡ ngàng nhận ra kẻ tung tin đồn đó chính là Đinh Công Tứa, em trai mình. Từ ngày chị Nhung đưa bé Chiến Thắng về nuôi, ngày nào Tứa cũng tụ tập rượu chè, rêu rao rằng chị gái đã đưa con ma rừng về ám gia đình anh. Và công việc của Tứa làm ăn cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều lần gặp tai nạn bất ngờ. Rồi bao nhiêu trâu bò, lợn gà Tứa nuôi đều tự nhiên lăn đùng ra chết. Nếu không sớm đứa thằng bé đó đi chắc chắn sẽ còn nhiều tai họa nữa. Lần này không còn là những vật nuôi mà còn là người nhà, hàng xóm nữa. Chị Nhung buồn bã nói: “Tứa rêu rao toàn chuyện rùng rợn nên mọi người trong bản cũng thấy hoang mang. Họ bắt đầu xa lánh mẹ con tôi. Tôi thấy buồn lắm, hai mẹ con chỉ còn biết đóng cửa ôm nhau mà khóc thôi”. Vì suy nghĩ quá nhiều, chị Nhung đã phải nhập viện để điều trị. Dù hoàn cảnh khó khăn, đau ốm liên miên nhưng chị nhất quyết không từ bỏ đứa bé mà với chị nó như là định mệnh.
Ông Đinh Trọng Thực, Bí thư Đảng ủy xã Phú Vinh chia sẻ: Chuyện đồn thổi về bé Chiến Thắng là “ma rừng” là có thật trên địa bàn. Thực chất những lời đồn thổi là do anh Đinh Công Tứa (em trai chị Nhung) tung tin. Tứa không muốn chị gái mình nhận con nuôi vì không muốn chia chác tài sản, đất đai. Sự việc đó chúng tôi đã làm sáng tỏ và tuyên truyền cho nhân dân hiểu. Hiện cháu Chiến Thắng đã được làm giấy khai sinh, các giấy tờ thủ tục để chị Đinh Thị Nhung nuôi dưỡng.
Em xấu hổ lắm
Để tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn ngắn chị Định Thị L., người mẹ bỏ rơi đứa con vừa lọt lòng nơi rừng sâu.
- Lý do gì chị lại bỏ con trong hang sâu? Nếu bà Nhộn không nhặt được rất có thể con chị sẽ chết?
- Tôi có ý định vứt con đâu. Tôi định quay về gọi chị gái đến đón nó đấy chứ. Nhưng khi quay lại đã không còn rồi.
- Nếu không định bỏ nó thì đẻ xong tự chị cũng mang về được mà, cần gì phải đi gọi chị gái?
- (Cúi mặt) Tôi sợ bị mẹ mắng.
– Thế chị có bầu mẹ chị không biết à?
- Không đâu, không ai biết hết vì tôi ép bụng mà.
- Chị có chồng không?
- Không có nên mới sợ bị mọi người biết.
– Giờ thì mọi người cũng biết ai là mẹ của Chiến Thắng rồi. Chị có ngại không?
- Ngại chứ. Mọi chuyện vỡ lở, tôi thấy xấu hổ lắm.
– Từ khi bà Nhung nuôi bé Chiến Thắng, chị có vào thăm cháu lần nào không?
- Có chứ. Tôi cũng muốn nuôi cháu nhưng nhà nghèo lắm, không dám xin lại đâu. Nó ở đấy tốt hơn.
Theo Phong Anh
Cảnh sát toàn cầu
Thủ tướng duyệt kế hoạch mở rộng cửa khẩu Lào Cai gấp 2,5 lần
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lào Cai ngày hôm nay, 29/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý chủ trương mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai từ gần 80km2 lên hơn 202km2.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý sớm xem xét và phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, đảm bảo quốc phòng - an ninh vững chắc, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, phấn đấu xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc"; Đề án "Điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đồng ý về chủ trương Mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai từ gần 80 km vuông hiện nay lên hơn 202 km vuông nhằm phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời cho phép xây dựng thí điểm Khu hợp tác qua biên giới có diện tích 11 km vuông, làm "hạt nhân phát triển" của Khu Kinh tế cửa khẩu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai (ảnh: Chinhphu.vn).
Thủ tướng cũng cho biết, để tạo lập một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại để Lào Cai phát triển nhanh và bền vững trong nhiều năm tới. Chính phủ sẽ đàm phán về nguồn vốn để tiếp tục nâng cấp tuyến cao tốc đoạn Yên Bái - Lào Cai từ 2 làn xe lên 4 làn xe; chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu để nghị đầu tư xây dựng dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hải Phòng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cho bổ sung quy hoạch và nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy phân bón DAP thứ 3 của Việt Nam tại Lào Cai.
Người đứng đầu Chính phủ còn đồng ý về nguyên tắc cho phép thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao tại Sa Pa và Bắc Hà với quy mô 300 ha và đưa Lào Cai trở thành một trung tâm giống cây ôn đới của khu vực phía Bắc.
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Không có cách nào khác là tỉnh phải phát huy và đi lên từ chính thế mạnh và tiềm năng của mình để phát triển nhanh và bền vững".
Thủ tướng nhắc Lào Cai cần tập trung khắc phục mọi khó khăn, hạn chế; khai thác tối đa những điều kiện mới đã và đang hình thành, nhất là đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai dự kiến hoàn thành vào tháng 9 tới để phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình trong 4 lĩnh vực là kinh tế cửa khẩu; công nghiệp luyện kim và phân bón; nông nghiệp ôn đới và du lịch.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương, Thủ tướng lưu ý, Lào Cai cần huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Mặc dù có những bước phát triển vượt bậc sau 13 năm tái lập tỉnh song Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo, có đông đồng bào dân tộc sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn tới 20%. Do đó Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh phải hết sức quan tâm đến công tác giảm nghèo, đảm bảo thu nhập, việc làm, nâng cao đời sống nhân dân gắn với công tác xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu, là một tỉnh miền núi, biên giới, Lào Cai phải hết sức quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường và đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, quan hệ hợp tác, phát triển cùng có lợi với Trung Quốc trên cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Theo Báo cáo của tỉnh Lào Cai, đến hết năm 2013, sau 12 năm tái lập, quy mô kinh tế đã tăng gấp 10 lần, GDP bình quân đầu người tăng gấp gần 60 lần, giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 69 lần so với năm 1991 (năm tái lập tỉnh). Cùng khoảng thời gian này, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực, tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ tăng từ 39% năm 1991 lên 82% năm 2013. Thu ngân sách đạt hơn 4.800 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.200 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,1 tỷ USD, thu hút được 1,26 triệu lượt khách du lịch. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của lãnh đạo địa phương, Lào Cai hiện vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người mới bằng bình quân chung cả nước, thu ngân sách mới đáp ứng được 30% nhu cầu chi, tỷ lệ hộ nghèo còn tới 20% và hộ cận nghèo là 12%, 113 xã/146 xã, phường thuộc diện đặc biệt khó khăn. Theo dự báo của tỉnh, với mức độ tăng trưởng và nguồn lực đầu tư dự kiến thì đến năm 2020, Lào Cai sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 10.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 10 tỷ USD; thu hút 4 đến 5 triệu khách du lịch và tỉnh sẽ tự cân đối được ngân sách (khoảng 12.000 - 13.000 tỷ đồng).
P.Thảo
Theo Dantri
Lũ rút hơn 2m, tìm thấy thi thể 1 nạn nhân mất tích Sáng nay 21/7, ghi nhận tại TP Lạng Sơn, mức nước lũ đã rút xuống khoảng trên 2 mét; tuy nhiên có nơi vẫn bị ngập. Sơn La sáng nay vẫn có mưa lớn kéo dài. Tính đến thời điểm trưa ngày 21/7, con số thống kê từ Văn phòng UBQG Tìm kiếm cứu nạn cho biết, cơn bão số 2 đã làm...