Xót xa cánh đồng ngô hơn 100ha khô cháy, phải chặt bỏ cho bò ăn
Hơn 100ha bắp (ngô) tại xã Phước Hòa, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) bị khô héo, ngã vàng và chết dần, chết mòn. Nông dân không còn cách nào khác, đành phải chặt bỏ cho bò ăn.
Các hộ nông dân địa phương cho biết, do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ hè thu năm nay nhiều diện tích ngô bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, dẫn đến chết khô. Không còn cách nào khác, người dân đành phải chặt bỏ cho bò ăn. Nhiều nông dân nơi đây, lâm vào cảnh mất trắng, bởi diện tích ngô chết khá nhiều.
Hơn 100ha ngô của nông dân xã Phước Hòa, Bác Ái (Ninh Thuận) bị chết khô.
Theo người dân, các hộ trồng ngô khu vực này chủ yếu phụ thuộc vào nước trời. Tuy nhiên, nắng hạn kéo dài, cộng với lượng mưa khan hiếm làm cho cây ngô bị chết nặng nề, đáng chú ý cây ngô đang trong giai đoạn chuẩn bị cho thu hoạch.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Chamalé Chương – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hòa cho hay, nắng hạn đã kéo dài hơn 1 tháng nay làm cho nhiều diện tích ngô bị thiệt hại, ảnh hưởng nặng nhất tại hai thôn Chà Panh và Tà Lọt. Hiện nay, địa phương đang đề nghị các cấp cần có chính sách hỗ trợ cho người dân ổn định cuộc sống.
Video đang HOT
Cánh đồng ngô của chị Pi Năng Thị Lan bị chết khô do thời tiết hạn hán.
Chị Pi Năng Thị Lan (thôn Chà Panh, xã Phước Hòa, Bác Ái) ngán ngẫm cho biết: “Đầu vụ, tận dụng thời tiết mưa rải rác, gia đình tiến hành cải tạo đất và trồng 4 sào bắp. Thấy cây phát triển tốt, tôi mừng thầm. Nào ngờ, đến giai đoạn cây ra quả thì không có giọt mưa, nắng quá gây gắt làm cho cây ngô chết hết. Những vụ trước đây, gia đình kiếm được chút ít, còn riêng vụ này coi như bị mất trắng. Toàn bộ vốn luyến, công sức của gia đình tôi coi như đội mũ ra đi, ước tính thiệt hại hơn 10 triệu đồng”.
Nông dân xã Phước Hòa đang vật vã tìm nguồn nước tưới cho cây trồng.
Cùng chung hoàn cảnh, là cánh đồng ngô 6 sào của gia đình bà Pi Năng Thị Hoa, bà Hoa buồn bã nói, do thiếu nước nên ngô chết dần, chết mòn và không thể cứu được nữa. Gia đình xót xa lắm khi phải chặt bỏ cho bò ăn.
Hiện tại, xã Phước Hòa có gần 112ha ngô bị chết khô hoàn toàn, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng. Địa phương đang tiếp tục thống kê thiệt hại và vận động người dân cần chuyển đổi các giống cây trồng phù hợp.
Theo Danviet
Chi hơn 22 triệu đô nhập khẩu ngô từ Ấn Độ, tăng tới 1.785%
Gần đây các doanh nghiệp Việt đã bắt đầu nhập khẩu trở lại mặt hàng ngô từ Ấn Độ, với kim ngạch đạt 22,41 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, tăng đến 1.785% so với cùng kì năm ngoái.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 333 nghìn tấn với giá trị đạt 72 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị ngô nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 5,22 triệu tấn và giá trị đạt 1,06 tỷ USD, tăng 23,3% về khối lượng và tăng 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Sau một thời gian dài không nhập khẩu ngô, gần đây, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ đã tăng đến 1.785%. Ảnh minh họa: I.T
Xét về nguồn gốc, Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 52,4% và 9,6% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này.
Tuy nhiên, thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 lại là thị trường Ấn Độ, gấp hơn 39 lần. Còn tính trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ tăng đến 1.785%, đạt 22,41 triệu USD.
Theo Tổng cục Hải quan, sau một thời gian dài Việt Nam không nhập khẩu ngô từ Ấn Độ, gần đây các doanh nghiệp đã bắt đầu nhập khẩu trở lại mặt hàng này.
Ngoài Ấn Độ, tăng trưởng nhập khẩu ngô của Việt Nam từ Achentina cũng tăng mạnh 42,7%. Thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng ngô giảm mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan, với mức giảm là 78,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2017, sản lượng ngô của Việt Nam đạt 5,13 triệu tấn, giảm 114,6 nghìn tấn so với năm 2016 do diện tích gieo trồng giảm 52,9 nghìn ha.
Hiện nay, sản lượng ngô thu hoạch của Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu trong nước, còn lại là phải nhập khẩu. Thông thường, mỗi khi giá cả trong nước biến động tăng cao thì ngô được nhập khẩu để thay thế nguồn ngô trong nước và ngược lại, khi giá ngô trong nước rẻ hơn giá thị trường thế giới thì các nhà máy sản xuất sẽ đẩy mạnh tiêu thụ bằng nguồn trong nước.
Sản xuất ngô trong nước hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu, năng suất thấp, trong khi giá thành cao. Ảnh minh họa: I.T
Ngoài mặt hàng ngô, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều mặt hàng khác từ Ấn Độ như bông, kim loại, phụ tùng ô tô, chất dẻo, quặng và khoáng sản...
Theo Tổng cục Hải quan, thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 6,36 tỷ USD, tăng 50,16% so với cùng kỳ năm trước (4,23 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,92 tỷ USD, tăng 96% so với cùng kỳ, nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 2,44 tỷ USD tăng 9,2%. Thặng dư thương mại đạt 1,48 tỷ USD.
Theo Duyên Duyên (Vneconomy)
"Bí quyết" để vựa ngô Sơn La "phất" lên Sơn La là một trong những địa phương có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước. Hiện, địa phương này đang tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học để tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm. Một trong những "bí quyết" đó là sử dụng phân bón Lâm Thao hợp lý. "Bén duyên" với cây ngô Có kinh nghiệm trồng...