Xót xa cảnh cà chua chín đỏ rụng thối đầy đồng
Giá rớt đến mức thê thảm nhưng vẫn không có ai mua, nông dân đành để cà chua chín đỏ ngoài ruộng hoặc hái về cho lợn ăn.
Thời gian qua, tại những cánh đồng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cà chua đã vào vụ chín đỏ nhưng nông dân không mặn mà thu hoạch. Thậm chí họ đành để cà chua tự thối, rụng ngay tại ruộng dù rất xót xa. Theo bà con nơi đây, năm nay cà chua được mùa, năng suất cao nhưng giá chỉ bằng 1/3 so với các năm trước, thậm chí thương lái cũng không thu mua.
Tại cánh đồng xóm 3, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu nhiều diện tích cà chua đã chín rộ nhưng người dân không mặn mà thu hoạch, để cà chua chín rụng, khô héo, hư hỏng, hoặc hái về tận dụng làm thức ăn cho lợn.
Những luống cà chua đã chín rộ nhưng nông dân không mặn mà thu hoạch vì giá quá thấp, thậm chí không có người mua.
Video đang HOT
“Những năm trước, giá cà chua 5.000 đồng/kg thì nay bán chưa được 2.000 đồng/kg nhưng rất ít thương lái thu mua. Tính ra thì năm nay lỗ nặng, nếu không có ai mua nữa cũng mất trắng cả số tiền vốn đã đổ ra chưa tính đến công sức chăm sóc suốt 5 tháng ròng rã”, một người dân tại xóm 3 xã Quỳnh Lương chia sẻ.
Cà chua bắt đầu được trồng từ khoảng tháng 10 năm 2020, thời điểm này vào chính vụ, trái bắt đầu chín rộ. Mỗi sào cà chua người dân phải đầu tư từ 6 – 7 triệu đồng, tuy nhiên so với giá hiện tại dù có bán được cũng chỉ thu về khoảng 6 triệu đồng, thậm chí nếu tiếp tục không có người mua thì sẽ mất trắng.
Nhìn những luống cà chua đã chín rục, thậm chí thối rữa, rụng ngay tại ruộng, người dân cũng chỉ biết xót xa, tiếc của thì hái về làm thức ăn cho lợn. Tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Cà chua đã chín, để ngoài đồng tự rụng, thối rữa.
Tiếc của, người dân hái về làm thức ăn cho lợn.
Gia đình anh Đậu Đức Hải ở xóm 8, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu trồng 4 sào cà chua nhưng vẫn chưa bán được dù quả đã chín nhiều: “Thời điểm đầu vụ thấy giá thấp, nhiều hộ đã không bán mà để chờ giá lên. Tuy nhiên, giá cà chua lại ngày càng xuống thấp, thậm chí còn không bán được”.
Theo thống kê sơ bộ, hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có khoảng trên 50 ha cà chua đến kỳ thu hoạch tập trung tại Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Văn. Năm nay cà chua được mùa, tuy nhiên giá xuống thấp, hiện nay trên địa bàn vẫn còn khoảng từ 60 – 70% diện tích cà chua đã chín nhưng không tiêu thụ được.
Hiện trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu còn khoảng 50ha cà chua đến kỳ thu hoạch.
Công sức chăm sóc suốt 5 tháng ròng rã, số tiền chi phí ban đầu đã bỏ ra có thể mất trắng nếu không có người mua. Người nông dân lại đau vì điệp khúc “được mùa, mất giá”./.
Hơn 150 tấn củ cải, cà chua ở Hà Nội được 'giải cứu'
Các điểm hỗ trợ người dân đã giúp tiêu thụ gần 150 tấn củ cải, cà chua tại huyện Mê Linh. Hiện trên địa bàn vẫn còn 150 tấn nữa sắp thu hoạch trong 10 ngày tới.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) cho biết, những ngày qua nhiều người dân đã liên hệ với Hợp tác xã Đông Cao thu mua hàng trăm tấn củ cải. Sau đó, họ tổ chức các điểm bán hàng hỗ trợ người dân. Qua đó, gần 150 tấn củ cải và cà chua đã được tiêu thụ. Trong 10 ngày tới, sẽ có khoảng 150 tấn củ cải đến thời điểm thu hoạch cần được tiêu thụ.
Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Công văn về tăng cường hỗ trợ tiêu thụ củ cải và nông sản của xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Theo đó, Sở Công Thương đề nghị các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi, cửa hàng thực phẩm chủ động liên hệ với Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao để hướng dẫn thủ tục, khai thác củ cải, nông sản của xã Tráng Việt đưa vào kênh phân phối trên địa bàn thành phố và cả nước. Trường hợp các sản phẩm nông sản khó khăn trong việc tiêu thụ như trong giai đoạn hiện nay, ưu tiên hỗ trợ mọi hình thức bán hàng: Vận chuyển, bán không lợi nhuận, bố trí các khu vực thuận tiện mua bán...
Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi, cửa hàng thực phẩm triển khai ký hợp đồng nguyên tắc về bao tiêu sản phẩm củ cải, nông sản tại xã Tráng Việt để hợp tác xã, hộ nông dân yên tâm sản xuất. Đồng thời, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền sản phẩm củ cải và nông sản xã Tráng Việt, huyện Mê Linh tại kênh phân phối của đơn vị để nhân dân, người tiêu dùng được biết, ưu tiên lựa chọn.
Liên quan đến nhiệm vụ trên, các ban quản lý, đơn vị kinh doanh khai thác chợ các quận nội thành chủ động cung cấp thông tin, tình hình sản xuất, đầu mối tiêu thụ củ cải và nông sản xã Tráng Việt đến các tiểu thương kinh doanh mặt hàng nông sản tại chợ để tổ chức kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, Ban quản lý chợ các quận khu vực nội thành để cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị xuống thu mua, tiêu thụ trong các mùa vụ; lập danh sách các xe chở hàng nông sản thuộc đơn vị gửi Sở Công Thương để phối hợp với Công an thành phố, Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông vào thành phố tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, tích cực vận động các hộ nông dân sản xuất tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa thành viên hợp tác xã với doanh nghiệp phân phối, chủ động đề xuất, tổ chức giải pháp hỗ trợ tiêu thụ trong các mùa vụ với Sở Công Thương Hà Nội, UBND huyện Mê Linh.
Dân nhổ bỏ hàng trăm tấn rau củ vì chẳng ai mua Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không tìm được đâu ra tiêu thụ sản phẩm, nông dân ở H.Cư M'gar (Đắk Lắk) phải phá bỏ hàng trăm tân rau củ các loại. Người dân nhổ bỏ rau chất đầy vườn. ẢNH: HOÀNG BÌNH 2 sào rau chỉ bán được 500.000 đồng Những ngày gần đây, người dân tại TDP.Tân Tiến, TT.Ea Pốk, H.Cư...