Xót xa cả gia đình bị nhiễm HIV nhưng không biết nguồn lây từ đâu
Sinh con không lâu, người vợ mất vì bị nhiễm HIV, người chồng đưa con đi xét nghiệm, kết quả như “sét đánh bên tai” khi cả hai bố con đều dương tính với HIV.
Thời điểm PV có mặt tại Khoa Truyền nhiễm ( Bệnh viện Nhi Trung ương), bà L.T.X (SN 1968) và anh H.V.Ch (SN 1990, xóm Thượng, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) đang chuẩn bị chuyển phòng cho bé H.M.C (20 tháng tuổi). Đã 20 tháng tuổi nhưng bé C chỉ nhỉnh hơn trẻ sơ sinh chút. Nhìn cháu nằm ngủ trên giường bệnh, cả bà X, anh Ch và những người có mặt ở phòng bệnh ai nấy đều xót xa. Bởi lẽ, bé C bị phơi nhiễm HIV từ bố mẹ. 20 tháng tuổi nhưng bé chưa biết đi, chưa biết nói.
Anh Ch bảo, từ khi bé C. nhập viện đến nay, bé chẳng ăn được gì, ngoài những lúc chạy máy, truyền thuốc thì cháu chỉ nằm trong vòng tay bà nội.
Không biết bao đêm, anh Ch thức trắng để trông con, có những lúc anh chạy vào nhà vệ sinh khóc vì thương con, thương cho số phận của mình.
“Biết rằng con đi viện chẳng ai là sướng cả, nhưng nhìn những cháu bé mới 15 – 18 tháng đã biết đi, biết gọi bố, gọi mẹ, gọi bà mà tôi thấy thương cho con, thương chính bản thân mình. Tôi rất thèm khát được nghe tiếng con gọi “bố ơi” nhưng con trai tôi tới giờ vẫn như đứa trẻ sơ sinh”, nói tới đây, anh Ch nghẹn giọng.
Bé C đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Anh Ch lập gia đình cách đây 3 năm. Nhà tuy nghèo nhưng anh luôn cố gắng vun vén cho gia đình. Khi bé C chào đời, niềm vui như được nhân lên gấp bội nhưng con được 2 tháng tuổi cũng là thời điểm mở ra chuỗi những ngày bất hạnh của gia đình khi con anh bắt đầu phải tìm tới bệnh viện để điều trị bệnh ho và viêm phổi, tiêu chảy.
Cứ vậy cho đến khi con được gần 18 tháng, vợ anh bỗng nhiên ốm nặng, rồi phải ra Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu. Tại đây, vợ anh được chẩn đoán bị viêm phổi nặng và điều khiến cả gia đình choáng váng khi bác sĩ thông báo vợ anh nhiễm HIV.
Chỉ một thời gian rất ngắn sau, vợ anh qua đời. Lo hậu sự xong cho vợ, anh và con trai đi làm xét nghiệm, anh như chết đứng khi nhận kết quả, cả hai bố con cùng dương tính với HIV.
Kể từ khi vợ qua đời vì mắc căn bệnh thế kỷ, anh Ch và con bị nhiều người xa lánh, có những lúc con anh ốm nặng không nhờ được người, không vay được tiền để đưa con đi viện. Những lúc đó, anh Ch tuyệt vọng vô cùng và đã từng nghĩ tới cái chết. Thậm chí, anh cũng buông xuôi và nghĩ tới việc lo hậu sự cho con.
Video đang HOT
“Lo việc cho vợ xong, tổng tài sản trong gia đình chỉ còn 1 triệu đồng. Tôi dự định để số tiền đó để lo hậu sự khi con qua đời. Thế nhưng hàng đêm nhìn con khóc trong đau đớn, tôi không đành lòng và quyết định bắt xe đưa con ra viện tỉnh thăm khám, tại đây do bệnh tình con quá nặng nên đã được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị”, anh Ch chia sẻ.
Những ngày này, anh Ch đang cùng mẹ ruột chăm con trong bệnh viện.
Tại đây, một lần nữa bác sĩ chẩn đoán cháu C mắc bệnh HIV, đồng thời còn bị viêm phổi, viêm tai giữa và tiêu chảy… Các bác sĩ cho biết, hiện tại ưu tiên số 1 là điều trị viêm phổi, tiêu chảy cho cháu, sau đó điều trị dinh dưỡng nâng cao thể trạng, song mới tính đến phương án điều trị dự phòng HIV.
Còn về phần mình, sau khi đến các cơ sở y tế, được sự tư vấn của các bác sĩ anh Ch đã về địa phương đăng ký uống thuốc ARV (thuốc điều trị dự phòng HIV, nhằm giảm tải lượng virus).
Và từ đây, anh bắt đầu nuôi những hy vọng, dù căn bệnh của mình không thể chữa khỏi nhưng anh có thể dùng thuốc để duy trì sự sống. Con anh cũng như thế.
Chia sẻ thêm về hoàn cảnh của mình, anh Ch bảo, gia đình quanh năm suốt tháng chỉ gắn với ruộng đồng, hoàn cảnh khó khăn, bữa no bữa đói. Bản thân anh cũng chưa bao giờ ra khỏi “lũy tre làng”, chẳng phải người ăn chơi nghiện ngập nên không biết mình lây bệnh từ đâu.
Bố mất sớm, nhà có hai anh em nhưng em trai của anh Ch sớm qua đời vì bệnh tật.
Thoáng nhìn mẹ đang dõi ánh mắt về phía đứa cháu duy nhất của mình, đôi mắt anh Ch đỏ hoe khi nghĩ tới cuộc sống sau này, con cháu lần lượt ra đi, không biết bà sẽ như thế nào.
Trao đổi với chúng tôi, ông Quách Công Lâm – Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng, nơi anh Ch sinh sống cho biết, ở địa phương, Ch là thanh niên hiền lành, không nghiện ngập, chơi bời, lêu lổng… “Anh Ch nhiễm HIV có thể do nguyên nhân khách quan nào đó. Theo tìm hiểu, trước đây vợ anh Ch đi làm ở Hà Đông – Hà Nội, có thể trong quá trình đi làm bị nhiễm bệnh, tuy nhiên người đã chết rồi nên chúng tôi không dám khẳng định”, ông Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, ở địa phương gia đình anh Ch là hộ cực nghèo, bản thân và con cái ốm đau nên bây giờ khó khăn chồng chất khó khăn.
Theo Dân Việt
Cảnh giác viêm não Nhật Bản
Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) vừa tiếp nhận một trẻ có các biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là loại bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng nặng nề.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ cảnh báo thông thường hằng năm, vào tháng 5 là bắt đầu vào mùa viêm não Nhật Bản, các bậc cha mẹ cần cảnh giác.
40 tỉnh thành có người bệnh viêm não Nhật Bản
Theo ông Đỗ Thiện Hải - phó trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư, mặc dù năm nay tỉ lệ trẻ mắc viêm não Nhật Bản bị để lại di chứng đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn trên 10% các cháu bị di chứng như chậm phát triển tinh thần, vận động... sau khi mắc bệnh.
Kết quả giám sát điểm bệnh viêm não Nhật Bản năm 2017 vừa qua cho thấy tại 6 tỉnh Sơn La, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Dương, Bến Tre, Gia Lai có 316 ca nghi nhiễm viêm não Nhật Bản được ghi nhận, kết quả xét nghiệm có 33 ca dương tính, chiếm tỉ lệ 11,3% trong số các bệnh nhi được lấy mẫu bệnh phẩm.
Tại hai phòng thí nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, trong số 683 mẫu của 33 tỉnh thành gửi về có 77 ca dương tính với viêm não Nhật Bản. Tổng số năm 2017 có 40 tỉnh thành ghi nhận 200 bệnh nhân viêm não Nhật Bản.
Từ các căn cứ này cho thấy mặc dù đã triển khai tiêm ngừa viêm não Nhật Bản nhiều năm, đặc biệt từ hai năm gần đây văcxin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên, nhưng viêm não Nhật Bản vẫn đang là bệnh lưu hành tại nhiều địa phương.
Chủ động tiêm ngừa
Trong số 200 ca mắc viêm não Nhật Bản năm qua, có đến 33,5% các cháu 5-9 tuổi, đây là nhóm có số cháu mắc bệnh nhiều nhất trong 200 bệnh nhân viêm não Nhật Bản được xác nhận. Về tiền sử tiêm chủng, có 8,8% các cháu mắc bệnh đã tiêm chủng đầy đủ, gần 34% không tiêm, trên 42% không rõ và trên 15% là tiêm chủng chưa đầy đủ.
Tiêm chủng đầy đủ có tác dụng rất tốt trong bảo vệ trẻ tránh được căn bệnh nguy hiểm viêm não Nhật Bản. Năm nay, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết sẽ dành 3,8 triệu liều văcxin viêm não Nhật Bản để tiêm chủng cho trẻ trong các chiến dịch tiêm vét, tiêm tại điểm tiêm chủng thường xuyên.
Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung văcxin viêm não Nhật Bản B cho trẻ 6-15 tuổi tại các vùng nguy cơ cao (28 huyện thuộc 16 tỉnh), mục tiêu đảm bảo trên 90% trẻ trong độ tuổi này được tiêm chủng ngừa bệnh.
Năm ngoái, một chiến dịch tương tự cũng đã được tổ chức và có trên 192.000 trẻ được tiêm đầy đủ 2 mũi văcxin viêm não Nhật Bản B, đạt gần 93% số các cháu trong độ tuổi, tỉ lệ tiêm chủng đã vượt mục tiêu đề ra. Năm nay mục tiêu đề ra cũng là tiêm chủng đủ 2 mũi cho 90% các cháu trong độ tuổi của chiến dịch, đồng thời là các cháu trong độ tuổi tiêm chủng tại trạm y tế.
Mùa dịch viêm não Nhật Bản thông thường bắt đầu khoảng tháng 5-6 hằng năm, kéo dài tới khoảng tháng 8.
3 bệnh nhân thủy đậu biến chứng nặng do corticoid
Ông Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho hay vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận điều trị ba bệnh nhân thủy đậu có biến chứng rất nặng do dùng corticoid không có chỉ định của bác sĩ.
Hiện tại viện còn một nam bệnh nhân 28 tuổi chuyển từ Sơn La, có các biến chứng như chảy máu ở nhiều cơ quan nội tạng, tụt huyết áp, rối loạn đông máu... Ông Cấp cho hay bệnh nhân được chuyển đến hôm 11-5, trước khi vào viện 4 ngày bệnh nhân thấy ho và sốt nên đã tự mua thuốc về uống, trong đó có corticoid và bệnh chuyển nặng như kể trên.
Ông Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho hay thói quen của nhiều người dân là cứ thấy sốt, ho thì đi mua kháng sinh kháng viêm về uống, mà không biết các tác hại của thuốc kháng viêm. Kháng viêm nếu dùng không đúng chỉ định, với bệnh nhân thủy đậu khi dùng kháng viêm bệnh sẽ nặng lên nhiều.
Thủy đậu là bệnh hay gặp vào mùa đông-xuân, thường gặp ở trẻ em, nhưng gần đây nhiều người lớn cũng mắc bệnh và mùa dịch kéo dài sang đến tận thời điểm nghịch mùa đầu hè như hiện nay.
Theo tuoitre.vn
Loại thuốc mới vừa điều trị vừa chống nhiễm HIV? Nhóm nghiên cứu đứng đầu là các nhà khoa học từ Đại học Hồng Kông tin rằng khám phá khoa học của họ, hiện mới chỉ được thử nghiệm trên chuột, có thể bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm HIV, đồng thời điều trị được virus này Nhóm nghiên cứu đã phát triển một loại thuốc kháng thể mới, không chỉ bảo...