Xót xa bé gái học giỏi xin ăn, ngủ nhờ từng đêm
Xưa mẹ lừa đưa 2 anh em đi mua kẹo rồi bỏ rơi giữa đường, mới đây người mẹ thứ 2 cũng bỏ đi biền biệt, trong túp lều lụp xụp ở rốn lũ, nước mắt em trào ra kể về 1 năm ròng lang thang ăn nhờ ở đậu.
“Mọi người cứ bỏ rơi con”
Tôi trở lại rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) cùng Quỹ từ thiện VNIF và hội cổ động viên bóng đá Đức vào một ngày cuối tháng 10. Trong cái nắng hanh hao của tiết trời cuối thu, đầu đông, dư âm của trận lũ thứ 2 vẫn còn khắp thôn xóm.
Anh Trần Văn Đại, chủ tịch hội nông dân xã Hương Giang, sau khi đưa tôi đi thăm 3 hoàn cảnh khó khăn ở vùng lũ thì đăm chiêu: “Còn một hoàn cảnh nữa, đau lòng lắm và đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm”.
Thế rồi, anh đưa tôi cùng bạn bè đến trước một ngôi nhà nhỏ. Gọi là nhà nhưng thực ra đó là một túp lều được ghép gỗ lưa thưa, lợp mái tranh, không có cửa, bên hiên là một chiếc xe đạp hỏng nằm chỏng chơ.
Ngôi nhà lụp xụp nơi Huyền từng sống
Thấy có người lạ, một cô bé có gương mặt tròn xoe chạy vào. Em là Nguyễn Thị Hiền, hiện học lớp 4B trường Tiểu học Hương Giang 1.
&’Từ một năm nay cháu không dám ngủ một mình trong nhà, mà bà con thì không còn ai nữa, cho nên cháu nó cứ đi ăn nhờ, ngủ nhờ hết nhà này sang nhà khác trong xóm” - chị Xuân, người hiện cho bé ăn ở nhờ, nói.
Anh Đại cho biết: mẹ của Huyền không chồng nhưng sinh ra một cậu con trai, khoảng 3 năm sau, người phụ nữ này lại sinh thêm một bé gái là em. Bà con làng xóm cũng mừng là giờ đây chị sẽ yên lòng với 2 đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, 1 năm sau ngày ra đời, bé Huyền và anh trai là Nguyễn Anh Tú trở thành đứa trẻ mồ côi khi người mẹ ra đi.
Nước mắt em rơi khi người lớn kể về chuyện hai người mẹ lần lượt bỏ con nhỏ mà đi biệt tăm.
Hôm đó, người mẹ dắt 2 đứa con, anh 4 tuổi, em 1 tuổi đi qua xã Hương Thủy (xã kế bên Hương Giang), nói đi mua kẹo rồi để 2 đứa nhỏ bơ vơ giữa đường mà đi. Đến chiều, một người quen đi qua thấy cả hai đang mếu máo, hỏi thăm rồi đưa về nhà.
Thương cháu, dì ruột và cũng là một phụ nữ không chồng mang Hiền và Tú về nuôi. Họ sống với nhau trong căn nhà nhỏ, cơm cháo có nhau, cho đến năm ngoái, người mẹ thứ 2 lại lặng lẽ ra đi, để lại hai đứa trẻ bơ vơ không gạo, không tiền, không tương lai, không một lá thư hay điện thoại hỏi thăm, và cũng không có chế độ nghèo để hưởng 120.000 đồng tiền chính sách như một số hộ gia đình khác.
Video đang HOT
Bé Hiền và các bạn cùng xóm, cùng trường
“Con không muốn xa anh”
Từ ngày người mẹ thứ 2 bỏ đi, tiền ăn còn không có, nói gì đến tiền học, cho nên cậu bé 14 tuổi đã phải nghỉ học để đi làm thêm nuôi em gái. Tuy nhiên, tuổi còn quá nhỏ, chẳng làm được gì nhiều, em đi phụ làm hàn cho một gia đình ở xóm trên, người ta bao ăn, ở và mỗi tháng chỉ được vài chục nghìn, chẳng đủ để mua cơm, gạo cho em.
Thế là không có anh ở nhà, vừa đói vừa sợ, mỗi tối, cô bé đã phải sống khổ sở trong căn nhà mà hai người mẹ đã từng bỏ rơi mình. Em kể: “nhà không có cửa, mà nhiều lỗ hổng nên con sợ, tối nào con cũng khóc”.
Sau đó, vì sợ quá, em qua xin ngủ nhờ nhà người khác. Đến đó rồi người ta mới phát hiện ra em thường xuyên ngủ trong tình trạng đói bụng, đó cũng bắt đầu cho chuỗi ngày em cứ xin ăn, ở nhờ từ nhà này sang nhà khác trong xóm, bởi, ở tại rốn lũ Hương Giang này, bản thân mỗi gia đình cũng chẳng khá giả gì, chẳng ai kham nổi cho cô bé trong suốt một thời gian dài.
Anh cán bộ xã bảo: “Cách đây không lâu có người ở Hà Nội về nhận cháu làm con nuôi, nhưng cháu nó không đồng ý”.
Tôi hỏi sao con không đi để được sống sung sướng hơn, Huyền im lặng, xung quanh những người hàng xóm lao xao. Rồi nước mắt cô bé lăn tròn trên má, và em nức nở.
Phải một lúc thật lâu, cô bé mới nói trong tiếng nấc: “Nếu đi thì đi cả hai anh em, chứ con không muốn xa anh”.
Chọn cuộc sống ở nhờ nhưng được gần gũi anh trai, Hiền vẫn đi học bình thường nhờ sự hỗ trợ của bà con làng xóm, người cho quần, áo, người cho sách vở… Điều đáng khâm phục là trong suốt mấy năm liền, em vẫn đạt học sinh giỏi, cô bé được thi học sinh giỏi môn Toán và Tiếng Việt ở huyện.
Ngôi nhà chị Phạm Thị Xuân, nơi Hiền đang được ăn, ở nhờ.
Trong những đợt lũ vừa qua tại miền Trung, không có người thân nào để nương tựa nhưng cô bé đã được hàng xóm là chị Phạm Thị Xuân nhanh chóng đưa đi tránh lũ cùng gia đình. Từ trận lũ lịch sử đợt 1 (đầu tháng 10) đến nay, cô bé đang ở nhà chị Xuân, ngay trước lối đi vào túp lều của em. Đó cũng là một ngôi nhà nghèo, số tiền 500.000 đồng mà hội cổ động viên bóng đá Đức trao cho em được gửi lại chị Xuân để giúp em ăn uống trong một khoảng thời gian ngắn.
Nao lòng trước thân phận mong manh và bất hạn. Đại diện hội cổ động viên bóng đá Đức trao quà cho bé Hiền.
Trong suốt thời gian còn lại, nước mắt Huyền cứ rơi, có lẽ vì chúng tôi đã khơi lại sự tổn thương mà trong nhiều năm qua em chịu đựng. Kể cả khi những người bạn nhỏ của em đứng bên cạnh, khen em ngon, học giỏi và nói đùa, trên gương mặt bầu bĩnh thăm thẳm nỗi đơn côi đến nao lòng, xót xa…
Độc giả có tấm lòng hảo tâm muốn hỗ trợ cho cuộc sống của em Nguyễn Thị Hiền liên hệ theo anh Trần Văn Đại xóm 13, xã Hương Giang, huyện Hương Thủy, tỉnh Hà Tĩnh, số điện thoại: 0972 139 313.
Hoặc có thể hỗ trợ qua Quỹ từ thiện của Zing: Quỹ cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam, số tài khoản: 81162829, ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Kỳ Hòa, địa chỉ 109, đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM, vui lòng ghi rõ thông tin: hỗ trợ em Nguyễn Thị Hiền lúc chuyển khoản.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Định mức" của... trẻ ăn xin
Những đứa trẻ cỡ 5-7 tuổi ngày ngày đi xin theo một lộ trình đã được vạch sẵn, với một mức thu đã được định sẵn...
Cứ tầm 10 giờ sáng trở đi, TP Quy Nhơn (Bình Định) lại xuất hiện nhiều nhóm trẻ, mỗi nhóm 2-5 em, xuất hiện tại các quán ăn, khu vực đông người để ăn xin.
Anh em ruột... khác cha khác mẹ
Một buổi chiều trung tuần tháng 10-2010, tại một quán nhậu trên đường Diên Hồng, bốn đứa trẻ sàn tuổi nhau, khoảng từ sáu đến tám tuổi, lầm lũi chia nhau đến các bàn ăn chìa tay chờ thực khách cho tiền. Chúng tôi gọi cả bốn đứa trẻ đến cho tiền để hỏi chuyện, bảo ngồi ghế nhưng không em nào dám. Chúng lấm lét nhìn ra đường, một em bảo: "Con không dám ngồi đâu, mẹ đánh chết!".
T., đứa lớn nhất trong nhóm, cho biết các em ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân. Khi chúng tôi hỏi bốn em là gì với nhau, T. ngập ngừng bảo: "Là anh em ruột" nhưng đứa nhỏ nhất lại nhìn T. với ánh mắt lạ lẫm. Khi chúng tôi hỏi: "Cha mẹ đâu mà đi ăn xin?", T. nói như thuộc lòng: "Cha cháu bỏ đi xa rồi. Mẹ làm không đủ ăn". Nhưng khi được hỏi "Ai đưa các cháu ra đây ăn xin?", cả bốn đứa đều im lặng, ngoảnh đi nơi khác.
Sau khi xin được tiền, hai bé gái chạy ngay ra đưa cho bà Sáu
Chỉ vài phút sau, một phụ nữ hơn 40 tuổi, tay xách giỏ bất ngờ xuất hiện. Mặt lạnh tanh, bà vừa lườm mấy đứa trẻ vừa lôi chúng đi. Chúng tôi chạy theo, chìa ra một tấm ảnh bảo đang đi tìm đứa cháu, nhờ bà chỉ giúp. Người phụ nữ chỉ liếc qua tấm ảnh rồi lắc đầu vội vã bỏ đi. Khi chúng tôi cố bắt chuyện, bà cho biết cả bốn đứa trẻ đều là con bà, rồi nói như giải thích : "Chồng tui bỏ đi. Mình tui làm rẫy không đủ ăn, tranh thủ đưa mấy đứa nhỏ đi xin ít tiền mua gạo". Nói rồi bà quày quả dắt mấy đứa trẻ đi. Đến ngã sáu, bà lui vào một con hẻm, ra hiệu cho mấy đứa trẻ chia nhau vào các quán.
5 giờ chiều trở đi, hàng chục nhóm trẻ nói tương tự tỏa vào các quán ăn, giải khát dọc bờ biển ven đường Xuân Diệu, sau đó tràn dần lên các đường Diên Hồng, Ngô Văn Sở, khu cà phê đường Phạm Hùng...
Bà Sáu chăn dắt
Tối 20-10, tại một quán giải khát trên đường Xuân Diệu, chúng tôi bắt chuyện với hai bé gái. Bé lớn tên H., tám tuổi; bé nhỏ tên Tr., mới năm tuổi. Bé Tr. ngây thơ: "Cha mẹ đang ở nhà, con theo bà nội đi xin". Như chợt nhớ ra, bé lại nói : "Bà nội đang đi xin ở khu khác". Vừa lúc đó, người phụ nữ hôm trước - mà nhiều em gọi là bà Sáu - bất ngờ xuất hiện. Chúng tôi lại theo bắt chuyện. Lúc đầu bà Sáu không nhận ra chúng tôi nên giải thích: "Tranh thủ cuối tuần hai đứa con nghỉ học nên đưa xuống Quy Nhơn đi xin kiếm cái ăn chứ ở nhà khổ quá!". Nhưng khi nhận ra "người quen", bà vội vàng dắt hai đứa nhỏ đi.
Suốt đêm, bà Sáu dắt hai đứa trẻ chuyển từ khu này sang khu khác để xin ăn
Bà Sáu ra hiệu cho hai đứa trẻ tiếp tục vào các quán nhậu để xin tiền, còn bà ngồi nép ở ghế đá ven đường đợi. Cứ xin xong quán nào, hai đứa trẻ lại chạy ù ra đưa tiền ngay cho bà Sáu. Khi phát hiện chúng tôi chụp ảnh, bà Sáu lại vội dắt hai đứa trẻ trốn vào một con hẻm. Sau khi quan sát xung quanh, bà Sáu dắt hai đứa trẻ mất hút vào một căn nhà nhỏ ở cuối một con hẻm tối đen, chật hẹp. Lần dò qua nhiều đứa trẻ, chúng tôi được biết bà Sáu quê ở Bình Định nhưng không rõ huyện nào. Trước đây có thời gian bà đi làm ăn xa, gần đây mới đến Quy Nhơn chăn dắt những đứa trẻ ăn xin. Hầu hết những đứa trẻ đều sợ người đàn bà này.
Bí mật ở xóm Ga, xóm Bầu
Không đủ 100.000 đồng, "anh" đánh chết! Ở một quán nhậu trên đường Diên Hồng, cậu bé ĐVK tám tuổi hồn nhiên lấy tiền ra đếm. Nó bảo: "Cháu phải xin 6.000 nữa mới đủ 100. Nếu không đủ, anh đánh chết!". "Anh" mà bé K. nói là một thiếu niên 16-17 tuổi đang đạp xe ngoài đường theo sát nó.
Phần lớn những đứa trẻ ăn xin ở TP Quy Nhơn đều cho biết chúng đến từ huyện miền núi Đồng Xuân. Nhiều em tiết lộ là có một số "dì" từ nơi khác đến nói chuyện với gia đình, cha mẹ cho "dì" đưa các em đến Quy Nhơn ăn xin. "Dì nói cứ yên tâm đi xin thật nhiều, hằng tháng có người mang tiền gửi về nhà và được "dì" cho ăn ngon" - bé M. ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân kể.
Bí mật đi theo một phụ nữ chăn dắt mấy nhóm trẻ ăn xin, hơn 10 giờ đêm, chúng tôi đi vào những hẻm đất lầy lội nằm ven con sông nhỏ, tối đen với những ngôi nhà nhỏ, ẩm thấp của xóm Ga cũ thuộc phường Lê Hồng Phong. Đây là nơi tập trung của các nhóm trẻ ăn xin. Cứ sau 10 giờ đêm, những nhóm trẻ lần lượt trở về. Buổi sáng, các em được ngủ đến 9 giờ, sau đó theo các "mẹ" hoặc các "anh" ăn xin.
Những người đàn bà chăn dắt sau khi "lùa" trẻ về xóm thì mất dạng. Bên kia xóm Ga cũ là xóm Chợ Bầu cũng có những căn nhà nhỏ cho thuê ẩm thấp, cũng là nơi tập trung của nhiều nhóm trẻ ăn xin. Mọi sinh hoạt, giờ giấc đi về của những đứa trẻ ở xóm Chợ Bầu cũng giống hệt như xóm Ga cũ. Nhiều đứa trẻ tiết lộ mỗi tối sau khi thu tiền về, những phụ nữ này hay đến gặp các "chú", các "ông" nhưng chúng không rõ là ai. Những "chú", những "ông" này ít khi xuất hiện nhưng mỗi khi nhắc đến họ, đám trẻ đều tỏ ra sợ hãi.
Theo Pháp luật Thành phố HCM
"Em sinh ra để làm ăn xin..." Không tránh khỏi đau lòng khi chúng ta thấy những đứa bé nhỏ xíu, chân trần, quần áo rách nát, gầy còm, đói khát, đen nhẻm cầm ca đi lang thang dọc các quán xá, phố phường. Cuộc sống của các em là một chuỗi ngày bất hạnh... Đi dạo quanh đường phố, ăn uống trong các quán xá, hay ngồi ở các...