Xót tiền, nhiều game thủ bức xúc vì The Sims 4 tự dưng… miễn phí
The Sims 4 hiện miễn phí và khiến cho một số người đã bỏ tiền ra mua nó phải buông lời than vãn.
Electronic Arts đã mở đợt phát tặng miễn phí The Sims 4 vào sáng thứ tư này và cho phép mọi người sở hữu phiên bản tiêu chuẩn (có giá gốc 49,99) mà không phải tốn một xu nào trước ngày 28 tháng 5.
Đây là một trò chơi mô phỏng về cơ bản giống như chơi búp bê. Bạn tạo ra con người của mình (a.k.a. ‘Sims’), xây dựng nhà cho họ, tìm cho họ một công việc, hướng dẫn họ trong cuộc sống và cuối cùng, chôn cất hài cốt của họ. Trong những năm gần đây, nó giống như một trò chơi giả tưởng với nhiều update tương đối kỳ quặc, nhưng bù lại mang đến cảm giác mới mẻ hơn cho game thủ.
Ngay khi EA công bố sự kiện giveaway kéo dài một tuần, chủ đề về The Sims 4 bắt đầu phổ biến trở lại trên Twitter. Một số chỉ đơn giản lan truyền tin tốt rằng trò chơi nổi tiếng này đang miễn phí, nhưng cũng có không ít người tỏ ra không hài lòng.
“The Sims 4 thực sự quyết định miễn phí sau khi tôi trả tiền cho nó …. một chú hề,” một người nói trên Twitter, đăng kèm bức ảnh về một chú hề buồn bã cam chịu đeo bộ tóc giả màu đỏ của mình. (Những chú hề cũng là một dạng Sims trong game).
“Chi hơn 300 bảng cho Sims 4 (gần 9 triệu đồng) để rồi nó giờ đang miễn phí”
Video đang HOT
“Đây là tôi khi phát hiện ra bản thân đã chi hơn 100 đô la cho thư viện Sims 4 của mình và trò chơi cơ bản đang phát tặng miễn phí.”
“Những người đã trả tiền đầy đủ cho The Sims 4 cảm thấy như nào hôm nay” (Như một chú hề)
“Tôi bỏ tiền mua Sims 4 để cho họ tặng nó miễn phí vài tháng sau.”
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng EA chỉ giveaway mỗi bản game gốc và không bao gồm DLC hay nội dung bổ sung (có tổng giá tiền lên đến gần 15 triệu đồng), nên một số ý kiến phàn nàn không hợp lý cho lắm.
Link lấy game miễn phí: The SIMS 4
https://www.origin.com/sgp/en-us/store/the-sims/the-sims-4
Nếu bạn là một fan hâm mộ của các trò chơi cũ và chưa có cơ hội thử qua phiên bản mới nhất, deal này vẫn đáng để cân nhắc. Bạn cũng có thể giữ trò chơi vĩnh viễn trong thư viện, bởi đây không phải là bản dùng thử miễn phí hay free-to-play có thời gian.
Theo Game4V
Ra mắt nhiều bom tấn, tại sao EA và Activision lại bị game thủ ghét cay ghét đắng?
Electronic Arts (hay còn gọi là EA) và Activision là hai trong số các hãng lớn nhất trong thị trường game hiện tại.
Electronic Arts (hay còn gọi là EA) và Activision là hai trong số các hãng lớn nhất trong thị trường game hiện tại. Họ có một lịch sử phát triển lâu dài, có nhiều tựa game được yêu thích. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng thích thú khi nhắc đến hai cái tên này. Họ có nhiều vấn đề với chính khách hàng của mình (game thủ) và thậm chí là với nhân viên. Tuy lớn mạnh nhưng sự thật là họ cũng bị khá nhiều game thủ ghét cay ghét đắng và lên tiếng tẩy chay. Cả hai đều có chung những lý do để bị ghét sau đây.
1.Sở thích "cá lớn nuốt cá bé"
Sự thật rõ ràng, đã có rất nhiều nhà sản xuất và hàng loạt tựa game nổi tiếng khác đều bị họ thâu tóm như: Maxis, The Sims, Pandemic, Visceral, Westwood,... Và nghe đâu sắp tới EA còn chuẩn bị "nuốt" luôn Bioware. Đó là những tựa game hay được nhiều người ưa thích. Nếu họ thâu tóm và phát triển thì có lẽ mọi thứ đã ổn định, nhưng không, họ làm điều ngược lại.
Với việc "nuốt" vô tội vạ hàng loạt các tựa game và nhà sản xuất, EA và Activision hiển nhiên sẽ lâm vào cảnh không thể quản lý nổi. Điều này giống như bạn ăn nhiều quá sẽ bị bội thực vậy. Thay vì phát triển, họ đã trực tiếp hủy hoại hình ảnh của những tựa game mà họ mua được. Điều này gây nên làn sóng phẫn nộ từ fan của những dòng game này.
2. Thói quen lạm dụng sử dụng DRM
Trước hết, DRM là từ viết tắt của Digital Rights Management (Biện pháp quản lý bản quyền nội dung số). Đúng như tên gọi, đó là biện pháp để các nhà phát triển kiểm soát cách mà khách hàng sử dụng các phần mềm máy tính, trong trường hợp này là game.
Điều đó có nghĩa là khi bạn cài một tựa game có tích hợp DRM lên máy tính của mình thì bạn sẽ không thể cài nó trên một máy tính khác nữa (kể cả khi bạn thay phần cứng). Nếu bạn nâng cấp máy tính của mình ở bất cứ thời điểm nào, bạn sẽ bị khóa và không thể tiếp tục chơi tựa game đó nữa.
Điều này không những không làm cho nạn sao chép suy giảm mà ngược lại nó chỉ làm cho cộng đồng game thủ thêm ức chế.
3. Lạm dụng DLC để móc túi game thủ
DLC là một gói hỗ trợ từ nhà phát hành game được chia sẻ qua Internet. Nội dung tải xuống có thể giúp thay đổi trang phục, mở ra thêm nhiều cốt truyện,... Nếu tối ưu tốt thì đây rõ ràng là một hướng đi tốt cho các hãng sản xuất game.
Nhưng đối với EA và Activision thì ngược lại, họ quá lạm dụng vào DLC để kiếm tiền. Thay vì phát hành miễn phí, họ cung cấp những DLC cho phiên bản kế tiếp để có thể bán được những item mà lẽ ra người chơi không phải mất tiền để có được.
Lúc phát hành một tựa game, họ sẽ tích hợp vào đó một bản DLC tương thích. Sau đó, họ thay thế nó bằng một phiên bản mới hoàn toàn. Sims là ví dụ kinh điển về điều này, Sims 4 có ít thứ hơn so với Sims 3 ngay cả khi không có DLC. Điều này giúp EA có thể bán các hồ bơi và toddlers. Với sự phản đối gay gắn từ dư luận, họ đã buộc phải gỡ bỏ là làm nó miễn phí.
4. Không tôn trọng quyền lợi của nhân viên
Với hầu hết các công ty lớn nhỏ, nhân viên chính là điểm nguồn của sự thành công. Muốn phát triển thì họ phải biết làm hài lòng nhân viên của mình. Có vẻ như CEO của EA và Activision không nhận ra điều đó. Họ liên tục dính phải các vụ kiện tụng từ chính nhân viên của mình.
EA từng bị kiện vì nhân viên của họ phải làm việc trong một môi trường tệ hại. Thậm chí, một số nhân viên của hãng còn than phiền rằng họ không hề nhận được khoản tiền thưởng thêm ngoài giờ của mình. Đó thật sự là một vấn đề lớn cần được giải quyết cấp bách.
Theo GameK
Apex Legends đang cực gần Mobile EA thông báo sẽ mang Apex Legends đổ bộ thị trường mobile. Trong báo cáo doanh thu quý mới nhất của mình, EA (Electronic Arts) đã công bố kế hoạch đổ bộ của bom tấn battle royal Apex Legends lên nền mobile. Có phần đáng tiếc là EA chưa đề cập cụ thể lịch trình ra mắt Apex Legends trên mobile, người chơi...