Xót thương bữa cơm “ve sầu thay thịt cá” của 3 anh em mồ côi cha mẹ
Mẹ chết vì bệnh tật, bố quá đau lòng nên đã tự vẫn đi theo mẹ, để lại 3 anh em Thê phải sống trong cảnh mồ côi thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tình thương của đấng sinh thành…
Đó là hoàn cảnh đáng thương của 3 anh em: Đinh Thê (8 tuổi), Đinh Thiêng (6 tuổi) và Đinh Thị Thư (3 tuổi) trú làng Siêu, xã An Trung, huyện Kông Chro, Gia Lai.
Khi PV Dân trí tới thăm những mảnh đời trên, trong căn nhà sàn cũ kĩ, bà Brăh (bà cố ngoại của 3 đứa trẻ) đang ngồi thu mình ở góc nhà. Mắt cụ đã mù, lại không biết tiếng phổ thông nên cụ cũng chẳng buồn quan tâm tới ai đang có mặt trong nhà mình. Nhận được tin có người lạ tới nhà, bà ngoại Đinh Thị Phenh liền chạy về gặp khách. Với vốn tiếng phổ thông bì bõm của mình, bà Phenh kể lại câu chuyện đau lòng của gia đình đứa con gái mình:
Câu chuyện đáng buồn trên xảy ra cách đây 3 năm, khi mẹ các em là chị Đinh Thị Búc bị bệnh nặng rồi qua đời. Vợ chết, ngỡ rằng người cha sẽ cố gắng vượt qua nỗi đau tinh thần để chăm sóc các con thơ, nhưng vì quá đau khổ nên sau khi lo xong ma chay cho vợ thì 20 ngày sau anh cũng tự tử để chấm dứt nỗi đau đó. Để lại 3 con thơ lớn nhất 5 tuổi và nhỏ nhất 7 tháng tuổi, phải sống trong cảnh bơ vơ thiếu hơi ấm tình thương của cha mẹ.
Mồ côi cha mẹ, 3 anh em Thê sống với bà cố ngoại già yếu, lại bị mù cùng bà ngoại (54 tuổi) và một người dì bị bệnh thần kinh (18 tuổi) do bị tai nạn giao thông cách đây ít năm. Cuộc sống của 6 con người này vốn đã bất hạnh, nay lại bấu víu vào nhau khiến họ càng trở nên túng bần và cám cảnh.
Bà Phenh cho biết, Thê hiện đang học lớp 1, Thiêng học mẫu giáo. Cuộc sống của cả gia đình do một tay bà lo liệu bằng nghề làm rẫy, nên bữa đói, bữa no. Năm nay, Kông Chro lại rơi vào cảnh hạn hán khốc liệt, khiến việc trồng trọt của bà con bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều cây trồng mất trắng do thiếu nước. Chính vì vậy, 6 miệng ăn trong gia đình bà Phenh lâm vào cảnh thiếu ăn: “Năm nay bà cháu mình không trồng được lúa, phải thiếu gạo ăn, nên phải ăn khoai, ăn mì để sống qua ngày. Mấy ngày nay, trong làng có 1 người chết, họ có cơm thừa nên đã chia cho bà cháu mình mang về nhà ăn 2 ngày nay”, bà Phenh buồn kể.
Những mảnh đời bất hạnh bấu víu vào nhau
Ngồi được 1 lúc thì anh em Thê lững thững đi về, trên tay là vài chú ve sầu. Thê cho biết, 3 anh em đi theo nhóm bạn trong làng đi “săn” ve về làm thức ăn. Ai cũng có keo dính nên được rất nhiều ve, còn anh em Thê không có keo nên chỉ đi theo và xin được vài con về làm thức ăn. “Keo dính ve là lấy từ tấm keo dính chuột, lấy một ít keo quấn lên đầu chiếc que rồi đi tới các cây lớn để dính vào người con ve mang về nướng ăn, hoặc chiên dầu để ăn. Một tấm keo phải mua 25 nghìn đồng, cháu không có tiền nên không có keo để dính”, Thê cho biết.
Mẹ mất từ khi em mới 7 tháng tuổi nên khuôn mặt em Thê đã sớm đượm buồn…
Đói ăn, thiếu chất lại thiếu tình thương, sự chăm sóc của cha mẹ nên nhìn 3 anh em Thê đều nhỏ thó hơn so với tuổi của mình, trên khuôn mặt các em đều in đậm những nét buồn vì thiếu vắng hơi ấm của cha mẹ. Không chỉ vậy, sống với bà ngoại nghèo khổ nên cả 3 anh em đều phải mặc những bộ đồ cũ, rách rất đáng thương. Đang ngồi nghe chuyện, thì cậu bé Thiêng đói bụng nên lấy 1 con ve mang lại bếp nướng rồi bỏ vào miệng ăn một cách ngon lành. Nhìn đứa cháu ăn con ve, bà Phenh xót xa: “Đã nhiều ngày nay bà cháu không có thịt, cá ăn nên nó thèm ăn như vậy”.
Sống trong cảnh thiếu thốn, đói nghèo nhưng mơ ước lớn nhất của bà Phenh chỉ là những bữa cơm no cho cả gia đình. Còn với anh em Thê là có một miếng keo dính chuột giá 25 nghìn đồng để về làm keo dính ve sầu, cải thiện bữa ăn có “thịt” cho bà cháu.
Ông Grơng, cán bộ Mặt trận thôn cho biết, gia đình bà Phenh thuộc hộ nghèo, một mình bà làm rẫy nuôi 6 người nên hay bị thiếu ăn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 972: Bà Đinh Thị Phenh, làng Siêu, xã An Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Video đang HOT
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo xahoi
Nước mắt của người đàn bà tàn độc: "Xin một lần mẹ hãy cứu con..."
Đã lâu lắm rồi tại Tp HCM mới có một phiên tòa lạ lùng và đớn đau đến thế...
Dư Thị Kim Liên phút đối mặt với cáo trạng.
Đã lâu lắm rồi người ta lại xôn xao đến một vụ án giết người tàn độc không phải kiếm dao.
Đã lâu lắm rồi mới xuất hiện một người đàn bà dứt nghĩa phu thê, suốt ba ngày đầu độc, giết chồng bằng được.
Đã lâu lắm rồi mới có một phiên tòa lưu động, tuyên bản án Tử hình mà có đến cả trăm người tán thưởng vỗ tay...
Không phải là anh em hay bạn bè thân thiết nhưng cũng vài lần tôi đã từng gặp nạn nhân Trần Xuân Chuyên. Ngoài 50 tuổi, tính anh chất phác thật thà. Chuyên ít khi kể chuyện về gia đình tại Sài Gòn. Quê anh Nam Định. Mỗi lúc tâm sự anh thường hay nhắc về người mẹ già lam lũ, một thời đói nghèo tần tảo nuôi con. Khi hay tin Chuyên mất, tôi không ở Sài Gòn. Đến khi ngồi nghe đám bạn bè của anh kể lại đầu đuôi câu chuyện anh bị người vợ tàn độc là Dư Thị Kim Liên cố ý giết chồng... tôi như không tin đó là sự thật.
Lúc ấy tôi đã thầm trách Chuyên rằng, ngoài 50 tuổi rồi, là Trung tá công an sao lại chủ quan, cả tin để vợ hãm hại dễ dàng như thế?
Đến khi thị Liên bị bắt, hàng loạt báo chí đưa tin, vạch trần thủ đoạn tàn ác của Dư Thị Kim Liên, trước, trong, và sau khi đầu độc anh Chuyên, ai nghe cũng cảm thấy ớn lạnh, rùng mình.
Trở lại phiên tòa sơ thẩm lưu động xét xử Dư Thị Kim Liên sáng ngày 29/3 vừa qua. Tại Nhà Văn hóa thiếu nhi Q.6 - Tp HCM, chắc chắn Kim Liên cũng không thể hình dung được tại nơi vui chơi của thiếu nhi này lại chứng kiến một phiên tòa làm rúng động sự oán căm của nhiều người đến thế. Có người kể rằng cũng chính nơi đây không ít lần Liên dẫn con tập tành, đùa vui... và chắc chắn rằng mỗi lúc như vậy Liên đều mong con mình lớn lên sẽ trở thành người tử tế.
Và không biết, Kim Liên có cảm nhận hết những đau đớn đến tột cùng của người mẹ hiền sinh ra anh Trần Xuân Chuyên đã ngoài 80 tuổi rồi vẫn phải còng mình lặng lẽ đến tòa với nỗi lòng xót xa, gánh nặng nỗi đau mất con?!
Vừa bước chân từ chiếc xe chuyên dụng xuống đất, thị Liên đã muốn quị xuống. Liên nức nở than khóc như mình đang bị hàm oan đau đớn chuyện gì. Một điều rất lạ là tiếng khóc than của thị Liên như càng thổi lên sự căm phẫn của hàng trăm người khi họ đối mặt người đàn bà tàn ác có một không hai trên thế gian này.
Được biết, nguyên nhân chính của tội ác mà thị Liên gây ra cái chết cho anh Trần Xuân Chuyên không phải do ghen tuông hay thù hận. Trước khi gây án cũng như trong suốt quá trình bị bắt, tạm giam để điều tra... thị Liên đều thừa nhận rằng cuộc sống vợ chồng không có gì đáng trách. Anh Chuyên là người rất mực thương con và luôn có trách nhiệm với gia đình. Chung quy cái ác nảy sinh nhen nhóm trong con người Liên tất cả chỉ vì... tiền.
Hơn 20 năm chung sống thì cũng ngần ấy năm Liên chỉ vào ra, quanh quẩn việc nhà. Có lẽ cái môi trường chợ búa cùng đám bạn ham chơi, biếng làm đã tạo ra cách sống buông thả, không bến bờ đậm chất thói hư của Dư Thị Kim Liên. Theo một số bè bạn của anh Chuyên cho biết, cách đây mấy năm (năm 2007) khi Liên phạm tội trộm cắp, bị Tòa kết án hơn một năm tù (cho hưởng án treo) tinh thần của anh Chuyên khi ấy rất suy sụp. Cả tháng trời anh Chuyên mất ăn, mất ngủ. Anh xấu hổ không dám chuyện trò với ai. Đã rất nhiều lần anh than phiền không hiểu vì sao Liên lại hư đốn thế?! Và cũng từ cái lần tòa phạt tù treo ấy, chẳng những Liên không cải tà quy chính mà tốc độ và liều độ chơi bời du hí của thị còn nâng cấp dữ dằn hơn.
Phàm đã thành nguyên lệ, tiền không có, ham muốn đua đòi ăn chơi, nếu không có tiền rất dễ sinh "đạo tặc". Trong suy nghĩ của Liên, dù có được tòa cứu xét, một lần "tù treo" nhưng nghĩ đến trộm cắp lần hai chắc Liên chưa dám. Rồi cứ vậy, Liên đã chủ động vay tiền của nhiều người để ăn xài trong đó có ông Trần Thanh T. và bà Võ Ngọc Xuân H. tổng cộng 1,3 tỉ đồng.
Từ khi biết rõ bản chất của Liên là người đàn bà hư đốn, anh Chuyên không còn dễ dãi trong việc chi xài của Liên nữa. Tuy không phải là "cấm vận" hoàn toàn nhưng những trò dối lừa của Liên đều không qua được mắt anh. Theo như một số bè bạn của anh Chuyên cho biết, đã rất nhiều lần Liên gạ bán căn nhà mà vợ chồng đang sống ở số 371/11 đường Hậu Giang, phường 11, quận 6 để trả nợ song đều bị anh Chuyên từ chối. Có lẽ cũng từ sự nghiêm khắc cương quyết của anh Chuyên nên thị Liên đã tìm mọi cách sát hại anh.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tp HCM, sau nhiều ngày toan tính, ngày 11/3/2012, biết anh Chuyên đi uống rượu nên mới 9h sáng Liên đã đến hiệu thuốc Tấn Thuyên (số 21 đường Thuận Kiều, P. 12, Q. 5) mua 5 viên thuốc ngủ hiệu Lexomil. Về nhà suy nghĩ, Liên thấy 5 viên thuốc ngủ này có thể không hạ được anh Chuyên nên đến 18h cùng ngày Liên quay lại hiệu thuốc trên mua thêm 5 viên thuốc ngủ nữa, một bộ ống xilanh y tế, một đôi găng tay y tế về nhà cất giấu.
Đông đảo người dân và gia đình anh Trần Xuân Chuyên theo dõi phiên tòa.
Khoảng 19h cùng ngày, thấy anh Chuyên về nhà vẫn còn tỉnh táo, nhìn chồng còn "khỏe mạnh" lòng Liên rất buồn nhưng ngay sau đó biết chồng có bạn sẽ đến chơi và nhậu tiếp nên Liên rất mừng và phục vụ mọi người nhậu đến tận... 21h.
Tiệc nhậu tan cũng là lúc men say thấm sâu vào cơ thể. Trước khi đi ngủ anh Chuyên cũng không ngờ rằng người vợ hư hỏng, chát chúa thường ngày sao hôm nay lại chiều chuộng và yêu thương anh đến thế?! Càng lạ lùng hơn trước khi đi ngủ anh Chuyên còn được bà vợ quý pha cho cốc sữa hối thúc anh uống hết đi "cho khỏe". Anh Chuyên đâu có ngờ ly sữa "giận mà thương" ấy người vợ tàn độc của anh đã pha cả 10 viên thuốc ngủ hiệu Lexomil bắt anh uống cạn.
Cứ nghĩ rằng 10 viên thuốc ngủ sẽ gây "nốc ao" anh Chuyên nhưng hơn 6h sáng véo tai sờ mũi chồng thấy anh Chuyên vẫn còn thở. Để có thời gian tiếp tục thực hiện hành vi tàn độc của mình, đích thân Liên đến cơ quan của anh Chuyên là Đội Cảnh sát giao thông Phú Lâm (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an Tp HCM) xin phép cho anh Chuyên được nghỉ ở nhà vì... cảm nặng.
Với quyết tâm thực hiện hành vi tội phạm đến cùng, thị Liên tiếp tục đến các hiệu thuốc tây mua thêm thuốc ngủ, pha với nước, cạy răng, đổ vào miệng anh Chuyên.
Sau hơn một ngày chuốc thuốc ngủ mà anh Chuyên vẫn... thở, thị Liên chơi đô nặng hơn là thuốc sâu. Thị nghĩ với loại độc tố này, dù sức khỏe có là trâu, là voi đi chăng nữa thì cũng phải chết thôi. Nghĩ là làm, thị Liên đến cửa hàng bán thuốc trừ sâu số 61, đường Lê Quang Sung, phường 2, quận 6 mua 2 gói thuốc trừ sâu dạng bột, về hòa với nước dùng xilanh chích vào mông anh Chuyên (mỗi bên 4 xilanh).
Thấy thuốc ngủ chưa phê, chích thuốc trừ sâu không chết... thị Liên tiếp tục đến cửa hàng bán thuốc trừ sâu khác mua thêm một chai "đậm đặc hơn" về nhà bơm trực tiếp vào miệng anh Chuyên đến khi thị thấy anh chết hẳn mới thôi...
Hành vi tàn độc và man rợ của Dư Thị Kim Liên không chỉ dừng lại ở việc giết hại người chồng có hơn 20 năm tay ấp gối kề. Thị lạnh lùng dàn cảnh dối trá với chính 2 người con của mình rằng "ba của các con chẳng may đột tử". Lừa dối con song thị Liên tiếp tục báo tin cho Cơ quan của anh Chuyên biết hung tin cái chết cũng như thị loan báo.
Hành vi gian dối, độc ác của thị Liên đã không qua mắt được đồng đội của anh Chuyên cũng như Cơ quan CSĐT Công an Tp HCM.
Tại phiên tòa lưu động xét xử Dư Thị Kim Liên hôm ấy, ngay cả vị luật sư bào chữa cho thị cũng không thể đưa ra được bằng chứng nào để gỡ tội cho Liên ngoài tình tiết "thật thà khai báo". Sau phần tranh tụng thẩm vấn của HĐXX, bà Trần Thị Út mẹ của anh Chuyên có mặt ở phiên tòa được mời lên nói rõ hơn những đề nghị của phía bị hại. Gạt nước mắt của nỗi đau mất con, bà Út đau đớn nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rằng "con tôi có tội tình gì đâu mà nó giết hại con tôi tàn ác thế...", bà mong sao pháp luật hãy nghiêm minh xử cho đúng tội...
Từ chỗ ngồi dành cho bị cáo, trước khi được gọi lên nói lời sau cùng, thị Liên lại gào khóc nhiều hơn. Thị van xin mẹ anh Chuyên tha lỗi, xin một tiếng thôi để cho thị được sống, được sám hối cải tạo, làm lại cuộc đời...
Nghe tiếng thị Liên gào khóc van xin, dù lời cầu xin ấy là chua xót, muộn màng, nhưng cũng không ít người cảm thấy chạnh lòng.
Đối với HĐXX, tiếng gào khóc van xin của thị Liên cũng không thể làm phai mờ hay nhẹ đi những hành vi tàn độc mà thị gây ra cho chính người chồng của mình khi mà nạn nhân không hề có lỗi.
Xét thấy tội ác mà Dư Thị Kim Liên gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, cần phải loại trừ vĩnh viễn bị cáo khỏi đời sống xã hội, HĐXX đã tuyên Dư Kim Liên với khung hình phạt cao nhất: Tử hình.
Ngay sau khi tòa tuyên án, người mẹ già của anh Chuyên cũng nước mắt lưng tròng. Bà đau đớn nhìn dáng thị Liên xiêu vẹo lê từng bước theo các chiến sĩ cảnh sát ra chiếc xe chuyên dùng, bà Út thổn thức ôm hai đứa cháu nội vào lòng... Trong sâu thẳm lòng mình, mọi người đều biết rằng không phải bà thương con trai mà ghét bỏ dâu con, nhưng cái tội ác mà thị Liên gây ra là khiếp vía kinh hoàng, không ai có thể xót thương mà tha thứ được.
Tiếng than khóc cầu xin của thị Liên cứ tan dần mà chẳng có mấy ai tiếc thương
Theo xahoi
Chuyện về cô bé chưa bao giờ biết cười Có lẽ, Lý Gió Xó chẳng cười bao giờ. Và cái gương, có lẽ là thứ đồ vật mà cô bé không bao giờ muốn có. Lá trên rừng và giời ở trên trời Một tháng trước, trường học ở Tá Bạ là mấy cây cọc tre, ba tấm liếp tre, che tạm bằng những tấm bạt nằm tơ hơ trên một bãi...