Xót lòng trước những đôi chân trẻ mưng mủ
Về vùng cao Dak xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, thấy các con chân trần chạy nhảy, đùa giỡn giữa nắng, giữa mưa.
Những đứa trẻ đen nhẻm thì còn sợ gì nắng? Thực không phải vậy, bởi các con sinh ra trong cảnh nghèo khó, trong vùng núi giáp biên, cái ăn cái mặc cha mẹ còn xoay xở mệt nhoài, nói gì đến giày – dép…
Nhìn đôi chân cháu Y Lệ Hoa, 2 tuổi, bị kiến lửa đỏ cắn chi chít, mưng mủ… mà xót lòng.
Chị Y Ly Sốp, người dân tộc Xê Đăng, năm nay mới 26 tuổi mà nặng gánh 4 đứa con thơ, trong đó có cháu A Minh Đạt, 7 tuổi, bị hở hàm ếch bẩm sinh, chưa được phẫu thuật. Chồng chị bỏ đi khi chị đang mang thai cháu Y Lệ Hoa mới được vài tháng, nghe đâu là đi theo người khác, nên từ đó chị Ly Sốp tự xoay xở nuôi các con.
Hàng ngày, chị dậy sớm nấu nồi cơm để đó rồi đi làm thuê, 4 đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau ăn ngủ. Công việc tùy theo ngày mùa và thời tiết, khi thì lên rẫy đào mì, lúc thì đi lấy mủ, thu nhập chỉ vài chục ngàn đồng. Công việc ngày có ngày không, nên bữa ăn cũng vậy, lúc thì cơm cháo, lúc thì mì gói, ngày có tiền thì mua thêm vài con cá khô, ngày không tiền thì hái đọt mì luộc ăn qua bữa.
5 mẹ con chị Y Ly Sốp trước mái nhà tạm bợ
Nhà nền đất, mưa dột. Nhà mà không biết phải gọi là nhà không, bởi đó là nơi chỉ chui ra chui vào, chứ mưa thì cũng không thể che được cái lạnh, cái ướt. Năm học mới đã bắt đầu, thế nhưng năm nay chỉ có mình A Minh Thức được đến trường, vì trường mẫu giáo được miễn học phí, còn A Khánh và A Minh Đạt sẽ không được đi học bởi mẹ không có đủ khả năng mua giày dép, tập sách cho các con. Không được đến trường, các con sẽ không biết chữ, đồng nghĩa với việc các con lớn lên cũng sẽ đi theo con đường của mẹ, làm thuê làm mướn, và nghèo sẽ mãi nghèo.
Video đang HOT
Chị mong sao nhà có đủ gạo ăn, cho các con không bị bữa no bữa đói. Còn chuyện đi học, chuyện sửa sang cho nhà cửa khỏi dột mưa, có lẽ đó chỉ là mong ước…
Bà mẹ nỗ lực cả đời đồng hành cùng con đến lớp
Cách đây không lâu, câu chuyện về nữ sinh khiếm khuyết đôi chân Nguyễn Thị Thùy (17 tuổi, ở làng chài Diêm Phố, thôn Nam Vượng, xã đảo Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) và giấc mơ trở thành giáo viên của em sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến rất nhiều người xúc động.
Dù bị bệnh nhưng Thùy không chấp nhận để số phận quyết định cuộc đời mình mà luôn cố gắng học tập thật tốt, vươn lên hoàn cảnh.
Từ khi sinh ra đôi chân của Thùy đã không được lành lặn.
Và đằng sau những cố gắng khiến người đời nể phục của Thùy là bóng dáng bà Bùi Thị Tới (52 tuổi) - người mẹ tần tảo, sống hết mình vì con. Suốt 10 năm qua, bà chính là đôi chân của Thùy, luôn hỗ trợ em trên hành trình đi tìm con chữ.
Mẹ là đôi chân của Thùy trên hành trình đi tìm con chữ.
Phụ Nữ Việt Nam viết, ngay từ giây phút chào đời, Thùy đã không có một đôi chân như đứa trẻ khác. "Lúc đó, bác sĩ nói bị nhau thai quấn chân nên không thể phát triển bình thường được. Dù gia đình đã vay mượn khắp nơi đưa con đi chữa trị ngoài Hà Nội nhưng điều trị suốt 3 năm vẫn không có hy vọng nên gia đình đành bỏ cuộc", mẹ Thùy nghẹn ngào.
Kể từ đó, cả thế giới của Thùy chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường chật hẹp. Năm Thùy 6 tuổi, bà Tới đưa con gái tới trường mầm non học chữ, thế nhưng chứng kiến bạn bè trang lứa vui chơi nhảy nhót, bản thân mình lại không đứng được với đôi chân co quắp nên Thùy tủi thân, không đi học nữa.
Hàng ngày hai mẹ con đều rong ruổi trên chiếc xe đạp tới trường cách nhà 5km.
8 tuổi, bà Tới một lần nữa đưa Thùy đến lớp học tình thương của cô giáo trong làng để xin cho con học. Ở đây, bạn bè đa số đều có hoàn cảnh giống mình nên cô gái nhỏ không còn tự ti, nhanh chóng hòa nhập với mọi người. Sau 3 năm học, Thùy được cô giáo dẫn tới trường THCS Ngư Lộc xin đăng ký vào lớp 6 và được nhà trường tiếp nhận.
Dù cơ thể không lành lặn nhưng Thùy rất sáng dạ, học tốt.
Khi Thùy trở thành học sinh đặc biệt ở trường cấp 2, bà Tới hàng ngày đều đạp xe đưa đón con gái đến lớp, dù nắng oi hay mưa tầm tã vẫn miệt mài đồng hành cùng con trên hành trình tri thức. "Nhiều hôm hai mẹ con ướt sũng vì gặp trời mưa, dù vậy cháu vẫn quyết tâm không bỏ buổi học nào", người mẹ kể.
Dù nắng hay mưa, bà Tới vẫn miệt mài đưa con đi học.
Được biết, bà Tới thường nhận bóc tôm, xẻ cá thuê cho các đại lý để kiếm tiền nuôi con ăn học, còn chồng bà đã gần 60 tuổi nhưng vẫn lênh đênh trên biển đánh cá thuê. Công việc của cả 2 vợ chồng dù rất vất vả nhưng thu nhập lại bấp bênh, ốm đau vẫn phải làm việc.
Dù cơ thể khiếm khuyết nhưng cô bạn vẫn giúp mẹ việc nhà, dạy em học.
Trong kỳ thi trung học phổ thông vừa rồi, Thùy đặt 22,5 điểm nhưng lại xét tuyển học bạ vào ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Hà Nội. Nói về quyết định này, em chia sẻ: " Hồi còn bé, em từng có ước mơ sẽ trở thành cô giáo để dạy các bạn nhỏ có hoàn cảnh như mình. Tuy nhiên, khi lớn lên em nhận thấy khiếm khuyết trên cơ thể có thể thành rào cản khiến em không thể thực hiện tốt được ước mơ ấy. Vì vậy, em quyết định chọn ngành Công nghệ Thông tin để phù hợp hơn với bản thân mình. Hơn nữa, theo em tìm hiểu thì đây cũng là một ngành khá triển vọng".
Bà Tới bật khóc vì thương đứa con gái khiếm khuyết, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo cho con đi học.
Gia đình dự định khi chính thức lên Hà Nội nhập học, người mẹ sẽ tiếp tục đồng hành cùng Thùy trên giảng đường, là đôi chân đi học của con trong 1, 2 tháng đầu. Lúc em đã quen với môi trường mới, bà Tới sẽ về quê để làm việc kiếm tiền chu cấp cho con. Dù rất đau lòng vì con gái sinh ra không hoàn thiện nhưng người mẹ vẫn mong ước Thùy được đi học để có tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy nên dù vất vả, cực khổ thế nào, bà vẫn luôn bên cạnh, sẵn sàng làm đôi chân cho con đi tìm tri thức.
Bà Tới đã, đang và sẽ luôn hi sinh vì con như thế.
Trước đó, dân tình cũng từng xúc động về câu chuyện người bố đơn thân 12 năm làm đôi chân đưa con đi học của 2 bố con ông Mai Ngọc Tuyết (54 tuổi, ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) và anh Mai Khánh Tân (21 tuổi). Cũng giống như bà Tới, người bố này chấp nhận vất vả, phải từ bỏ nhiều thứ nhưng luôn nỗ lực để thực hiện ước mơ của con trai.
Chàng trai và hành trình 12 năm trên lưng bố đi học khiến nhiều người cảm động.
Báo Thanh Niên viết, biến cố năm 5 tuổi khiến Tân bị co quắp tay trái và 2 chân mất khả năng đi lại. Dẫu vậy, anh vẫn khát khao đi học, và bố là người đồng hành cùng Tân trên mọi nẻo đường đến trường. Từ những năm cấp 1 phải buộc con vào lưng đến tháng ngày rong ruổi trên chiếc xe máy để đi học cấp 2, cấp 3, ông Tuyết lắm lúc cõng không nổi vẫn gắng sức đưa con tới lớp. Hiện, Tân đã là sinh viên đại học, có thể đi lại bằng nạng nhưng người bố vẫn luôn ở bên và sẵn sàng giúp đỡ con thực hiện ước mơ của mình.
Đã có lúc tưởng chừng không gắng gượng nổi nhưng ông Tuyết vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ đến trường của con.
Nhân viên ga Vinh ân cần giúp đỡ người đàn ông khiếm khuyết Thời gian qua, vụ việc người đàn ông khiếm khuyết không bắt được xe buýt gây xôn xao dân tình. Vì thiệt thòi về đôi chân, người đàn ông đã gặp khó khăn trong việc bắt xe. Điều đáng nói rất nhiều xe buýt đi ngang qua nhưng đều ngó lơ và không dừng lại. Hình ảnh này vô tình viral và khiến...