Xót lòng những đứa trẻ không bao giờ biết tới ngày Quốc tế thiếu nhi
Nhiều nơi trên thế giới, chưa bao giờ có Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), các em vẫn phải sống cuộc đời đầy cơ cực và hiểm nguy.
Một trong số hàng ngàn em nhỏ đang làm việc giữa khói bụi trong một xưởng gạch ở ngoại ô Dhaka, Bangladesh. Có những em bé dù chỉ mới 5-6 tuổi đã bị đẩy đến công trường để làm việc – Ảnh: G.M.B.Akash
Bức ảnh đoạt giải cao nhất – Bức ảnh của năm tại giải Ảnh Báo chí Thế giới 2012 của tác giả người Thụy Điển Paul Hansen chụp tại thành phố Gaza, Palestine. Em Suhaib Hijazi 2 tuổi và Muhammad 3 tuổi đã chết trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của quân đội Israel vào khu vực dân cư. Cha của các em cũng đã qua đời, mẹ và các anh chị em khác đều bị thương nặng. Những người bác của hai bé đưa các cháu tới nhà thờ để làm tang lễ.
Một cậu bé người Syria bị thương khi pháo nã vào khu vực dân cư ở thành phố Aleppo. Sau khi được sơ cứu, em ngồi chờ tại bệnh viện để được tiếp tục điều trị trong nỗi sợ hãi in rõ trên gương mặt -Ảnh: Aris Messinis/AFP Getty Images
Cuộc nội chiến Syria đã để lại những hậu quả tâm lý và thể chất nghiêm trọng lên các nạn nhân vô tội nhất: trẻ em. Hơn 2 triệu trẻ em Syria bị ảnh hưởng bởi các chứng suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm và chấn động tâm lý vì cuộc chiến, theo nhóm thiện nguyện Save the children – Ảnh cbc.ca: Trẻ em Syria trong một trại tị nạn
Nhiếp ảnh gia người Iran Hossein Fatemi, Iran đã cho thấy chiến tranh ảnh hưởng tới trẻ em như thế nào tại Somali. Những bức hình của anh cho thấy cuộc chiến sinh tồn mỗi ngày của người dân nơi đây trước bạo lực và nạn đói. Cuộc sống của họ luẩn quẩn trong những trại tị nạn và không có tương lai.
Những đứa trẻ người Palestine đi qua đống đổ nát trong trường để vào lớp học. Cuộc đụng độ dữ dội xảy ra giữa quân đội Israel và quân Hamas đã khiến ngôi trường bị phá hoại một phần – Ảnh PressTV
Cậu bé người Somali trong trại tị nạn ở Kenya nhìn người mẹ ốm yếu của mình.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Abhijit Nandi khắc hoạ lại cuộc sống của những trẻ em Ấn Độ phải sống trong nghèo đói. Các em phải làm việc vất vả, cực nhọc, thậm chí mạo hiểm cả bản thân để kiếm sống nhưng ăn vẫn không đủ no và không được tới trường. Có những em phải hoàn toàn tự lập ngay từ nhỏ, phải cố gắng vật lộn để sinh tồn với những nghề nghiệp lao động chân tay. Em bé trong ảnh được thu nhận vào một đoàn xiếc dạo, em tập luyện với những đạo cụ thô sơ và chẳng có bất cứ thiết bị bảo hiểm nào.
Một em bé người Afghanistan đang đi thu nhặt những mảnh than nhỏ còn sót lại trong đống bụi than ở một nhà máy để giúp gia đình sưởi ấm trong mùa đông.
Các em bé đang chờ được phát lương thực cùng với hơn 60.000 người dân vô gia cư khác ở Nam Sudan.
Những đứa trẻ này phải tự lo liệu cho mình, đứa lớn trông đứa bé. Gần 1/3 trẻ em ở Cộng hoà Moldova không sống cùng cha mẹ. Thường các em chỉ được gặp cha mẹ vài tháng một lần hoặc thậm chí cả năm hoặc nhiều năm. Số tiền mà cha mẹ các em kiếm được ở nước ngoài tại các trại dưỡng lão hay trên các nông trại không đủ để họ có thể thường xuyên về nhà thăm con. Ảnh: Andrea Diefenbach, người Đức
Bé gái khiếm thính ở Uganda đã khóc sau khi được các bác sĩ khám bệnh miễn phí giúp chữa trị và cải thiện một phần thính giác cho em. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Chúng ta phải nỗ lực hành động hơn nữa để không còn giọt nước mắt trẻ em phải rơi ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Theo xahoi
Thày giáo "không chuyên" và lớp học dưới gầm cầu New Dehli
Anh Rajesh Kumar Sharma, chủ một hiệu tạp hóa, được coi như người hùng với nghĩa cử cao đẹp khi mở một lớp học miễn phí dưới gầm cầu ở New Delhi (Ấn Độ) dành cho những trẻ em nghèo nơi đây.
Theo NBC News, người đàn ông 40 tuổi này bắt đầu mở lớp học miễn phí cho các trẻ em nghèo từ khoảng hơn một năm trước. Sau khi hoàn thành công việc ở tiệm tạp hóa tại Shakarpur, mỗi ngày Rajesh Kumar Sharma lại cùng người anh trai dành 2 tiếng để dạy hơn 30 đứa trẻ ở lớp học dưới gầm cầu.
Lớp học đặc biệt dưới gầm cầu của Sharma và anh trai
Sharma tiết lộ, anh từng dở dang chuyện học hành do không đủ tiền trang trải, khi anh đang học năm thứ 3 ở một trường cao đẳng. Chính điều này là động lực khiến Sharma quyết định mở lớp học dạy miễn phí cho những trẻ em nghèo không đủ điều kiện đến trường, để chúng không phải chịu những khó khăn mà anh từng trải qua.
Dù lớp học đặc biệt của Sharma không có bàn, ghế và "tọa lạc" ngay dưới gầm cầu nhưng khi mới "mở" cũng thu hút tới 140 học sinh, trong đó một số em không được nhận vào trường công vì học yếu hoặc không đủ tiền theo học. Sau một thời gian theo học tại đây, hiện đã có 70 em được nhận vào các trường công.
Học sinh của Sharma đều là những trẻ em nghèo không đủ điều kiện đi học ở trường công
Do các học sinh trong lớp đều xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo khổ nên ban đầu, Sharma đã phải tới các gia đình thuyết phục để các em được tới lớp học thay vì phải lao động phụ giúp gia đình.
"Thầy Sharma thường dạy chúng tôi rằng khi cái nghèo bao vây, bạn phải mở rộng tư tuy và chỉ có thể làm được điều này bằng cách chăm chỉ học tập", Abhishek, 15 tuổi, một học sinh trong lớp của Sharma, chia sẻ trên Indian Express.
Về phần mình, Sharma cho biết, thành quả lớn nhất của anh cho đến nay là đã làm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh. Nhiều người thậm chí giờ đây đã khuyến khích con cái họ tới lớp học.
Dưới đây là chùm ảnh về lớp học đặc biệt của Sharma do PV Altaf Qadri của Hãng AP ghi lại:
Lớp học không có bàn, ghế... như các lớp học thông thường
Học sinh phải trải từng manh chiếu để ngồi
Và dọn dẹp vệ sinh để lấy chỗ ngồi trước mỗi buổi học
Học sinh chăm chú hướng lên "bảng" chính là chân cầu được "sơn đen"
Học trò của Sharma phần lớn đến từ những khu ổ chuột xung quanh vùng
Dù không được đào tạo sư phạm bài bản nhưng Sharma luôn tận tình dạy dỗ, chỉ bảo từng học sinh
Một học sinh đang nhẩm lại bài trước giờ học
Dù học trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn nhưng các em học sinh đều cho thấy sự ham mê học tập
Sharma và người anh trai đang giảng bài cho học sinh
Nhiều phụ huynh đã thay đổi quan niệm và khuyến khích con cái mình theo học lớp thày Sharma. Trong ảnh là một phụ huynh đưa con tới lớp của thày Sharma
Các em bé trên đường tới lớp của thày Sharma
Mạnh Hải
Theo dân trí
Cậu bé đường phố nhận giải thưởng hòa bình Cris Kesz Valdez - 13 tuổi, người Philippines - được trao giải thưởng Hòa bình thiếu nhi quốc tế 2012 (trị giá 100.000 euro) vào ngày 19/9 tại TP Hague, Hà Lan, vì những nỗ lực cải thiện quyền lợi trẻ em đường phố. Là trẻ em đường phố, Cris sống nhờ vào bãi rác và thường qua đêm tại một nghĩa trang....