Xót lòng khi chứng kiến mẹ đẻ bị mẹ chồng hắt hủi ngày Tết
Tết với người ta là ngày vui, háo hức mong chờ, còn tôi lại là những ngày tủi nhục đầy nước mắt khi nghĩ đến nhà mẹ đẻ.
Cứ mỗi dịp Tết đến, nghĩ về quê mẹ mà lòng tôi lại xót xa. Lấy chồng mới vài ba năm thôi mà tôi cứ ngỡ như lâu lắm rồi. Bởi lâu lắm tôi còn chưa được về nhà mẹ đẻ, nhớ lắm những con người thân thương, yêu tôi hết lòng không đong đếm tình cảm, nhớ lắm những kỷ niệm tuổi thơ vô tư vui vầy bên gia đình.
Tôi lấy chồng sau khi ra trường được vài năm. Người ta bảo, con gái lớn gả chồng coi như mất cũng đúng. Bố mẹ tôi làm nông, bao năm nuôi tôi ăn học chỉ mong lớn lên tôi có việc làm ổn định và không còn khổ như bố mẹ nữa. Vì những hi vọng đặt vào nên tôi càng quyết tâm và cố gắng.
Nhiều lúc nghĩ, bạn bè sung sướng khi được sinh ra trong hoàn cảnh tốt hơn, không bao giờ phải lo lắng chuyện tiền bạc thuê trọ. Còn tôi lúc nào cũng quay cuồng với tiền nhà, tiền học, đôi lúc cảm thấy tủi thân vô cùng. Nhưng những khi đau ốm, không ai bên cạnh, gọi điện về quê tủi hờn với bố mẹ, rồi mẹ lại dẹp hết việc ra Hà Nội chăm con gái, tôi mới thấy, mình còn may mắn và hạnh phúc hơn nhiều người.
Ra trường, bạn bè thoải mái đi du lịch vì đã có bố mẹ xin việc sẵn cho rồi, còn tôi quay cuồng đi nộp hồ sơ, chờ gọi phỏng vấn. Lúc đó, cứ tủi hờn nghĩ mình khổ quá, nhưng sau này, khi kinh qua vài ba chỗ làm với mức lương càng ngày càng cao, còn bạn bè mãi dậm chân tại chỗ mới thấy mình may mắn vì có cơ hội thử thách ngay từ đầu.
Nhiều lúc tôi thầm cảm ơn bố mẹ vì đã cho tôi được vấp ngã, được thử thách ngay từ đầu để bây giờ có thể cứng rắn như thế này. Ảnh minh họa.
Đi làm hai năm, hàng tháng gửi về đều đặn cho bố mẹ 2 triệu chi tiêu. Dù có những lúc khó khăn lắm nhưng tôi vẫn không dám tiêu pha gì chỉ để giữ đúng lời hứa gửi tiền về. Vậy mà đang như thế thì tôi yêu anh chóng vánh rồi có thai. 5 tháng sau, một đám cưới vội vã về nhà chồng.
Nhà anh cùng tỉnh, khá giả, bố mẹ đều công chức nhà nước. Anh cũng làm ở một cơ quan nhà nước với mức lương khá cao. Ngay từ lúc mới về nhà chồng, tôi đã bị khinh thường chẳng ra gì. Lý do vì nhà tôi nghèo, bố mẹ làm nông không tương xứng với nhà anh.
Lúc nào, mẹ chồng cũng lo lắng tôi bớt tiền gửi về cho mẹ đẻ. Trong khi, tôi cũng đi làm, cũng kiếm tiền nhiều hơn con trai bà chứ chưa bao giờ ăn bám một đồng.
Nhưng vì ở xa, chỉ về quê vào những ngày lễ Tết nên cuộc sống khá dễ thở. Thế nhưng ngày nào về quê chồng là tôi như rơi vào địa ngục. Lúc nào tôi cũng bị liếc xéo, dòm ngó, kiểm tra xem có bí mật cho mẹ cái gì không.
Video đang HOT
Tết năm ngoái, khi mẹ tôi sang thăm cháu vì nhớ lắm mà hơn năm tôi chưa được cho con về nhà mẹ đẻ. Vậy mà mẹ chồng tôi nhìn thấy thông gia chẳng nói chẳng cười, đến ngồi ngay trước mặt để canh chừng tôi cho mẹ đẻ tiền.
Mãi không thấy hành tung gì, bà cũng tỏ vẻ chán chê hay sao mà đi xuống bếp nấu ăn còn buông một câu phũ phàng “Chẳng biết sang thăm cháu hay xin tiền đây”. Tôi ngỡ ngàng định đứng dậy nói lại thì bị mẹ tôi ngăn lại.
Mẹ tôi bảo luôn “Bọn nó đi làm ngoài kia không xin tiền bà lúc nào à? Tháng nào cũng gọi về xin tôi cấp gạo với đồ ăn đây. Đến cái ăn còn không có mà nuôi con còn đòi cho mẹ thế nào hả bà?” Mẹ chồng tôi nghe thế chỉ “xì” một câu rồi đi. Còn tôi thất vọng, chán chường đến muốn khóc luôn. Nghĩ thương bố mẹ vô cùng, nuôi con còn chẳng một lần đòi hỏi con phải đền đáp cái gì. Thức ăn gửi nuôi các con hàng tháng chẳng một lời nhắc nhở bảo gửi tiền về cho mẹ, vậy mà bị khinh thường đến như thế.
Với tôi, về quê ăn Tết chẳng khác nào cực hình khi phải chứng kiến mẹ chồng hắt hủi bố mẹ đẻ của mình. Ảnh minh họa.
Năm nay về Tết, mẹ chồng tôi vẫn khinh khỉnh chẳng thèm nở một nụ cười khi con dâu về đến nhà. Vậy mà mẹ đẻ tôi lúc nào cũng nhắc nhở về quê ăn Tết không ông bà nội buồn nhớ con cháu. Có lẽ, năm sau tôi sẽ cân nhắc lại quyết định về nhà chồng hay ở lại Hà Nội ăn Tết luôn.
Theo Người đưa tin
Cười ra nước mắt cảnh gái phố làm dâu nhà quê ngày Tết
Thấy vợ bảo đã nấu nướng xong hết rồi, cả nhà tấm tắc khen. Mẹ tôi vui mừng ra mặt, nào ngờ vừa bước vào bếp bà đã hét lên thất thanh vì...
Nhớ lại 2 năm trước tôi bắt đầu thoát khỏi thế giới độc thân, vợ tôi là 1 cô nàng tiểu thư người thành phố. Tính em không đỏng đảnh nhưng từ bé em chỉ biết có ăn với học nên hầu như em không biết làm việc gì đặc biệt là nấu nướng hay đại loại như vậy.
Tôi yêu và chiều vợ nên sau nhiều lần ôm nhà về sinh vì ăn cơm vợ nấu tôi quyết định vào bếp trổ tài. Vợ ăn cơm chồng nấu ngon quá nên cứ tấm tắc khen. Đợt đó chúng tôi cưới ở Hà Nội lại gần ngày tết nên không có thời để cho vợ đi học khóa nấu ăn hoặc dạy cho vợ tại nhà vì ai cũng quá bận rộn. Năm ngoái còn hai hôm nữa là về tết chúng tôi mới sực nhớ ra, vợ là con dâu cả và tay nghề nấu nướng của em thực sự rất đáng "quan ngại".
Trên chuyến xe về quê, vợ cứ đứng ngồi không yên vì sợ mẹ chồng bắt vào bếp "trổ tài". Mẹ tôi là người hiền lành, nhưng đôi lúc bà cũng khá nghiêm khắc với con cái. Tôi chỉ sợ mẹ không cho tôi giúp vợ trong mọi chuyện.
Hôm đó vợ chồng về quê cả nhà ra chào đón, bố mẹ tôi cứ nắm tay xuýt xoa hỏi vợ là có mệt không? Bố mẹ cũng già rồi nên hay tiết kiệm. Mẹ xuống bếp lấy đun nồi nước ấm cho vợ chồng tắm. Bếp ga mua cho mẹ cũng chẳng dùng đến vì mẹ nói là như thế tốn kém hơn nữa mẹ không quen bật bếp đó.
Vợ tôi nhìn thấy thế, đêm nằm mếu máo: "Chết rồi chồng ơi, sáng mai vợ biết làm sao với cái bếp đầy tro đấy đây?". Tôi ôm vợ an ủi: "Sẽ không sao đâu, em đừng lo cứ ngủ đi".
Sáng sớm mồng 1, con dâu nhà vẫn ngủ ngon lành trong khi cả nhà đã dậy từ 5 giờ sáng. Vợ tôi tỉnh dậy không thấy chồng nên cuống cuồng chạy xuống nhà. Quê tôi có tục lệ, sáng mồng 1 năm nhi phải vào nhà ông nội và anh em để mừng tuổi trước còn con dâu cháu chắt thì 10 giờ mới đến.
Mẹ tôi bảo với dâu mới: "Gà mẹ làm thịt để ở chậu rồi, con rửa rồi luộc lên để làm cơm cúng tổ tiên nhé". Vợ tôi cố gượng cười dạ vâng, rồi nhìn qua tôi cầu cứu. Tôi muốn giúp lắm như giờ phải đi nên trấn an vợ: "Em cứ rửa và làm sạch sẽ sau đó cho vào nồi luộc chín là được".
Chúng tôi đi mừng tuổi 1 vòng về thấy vợ hớn hở khoe là luộc chín gà rồi, mấy món mẹ chuẩn bị nguyên liệu em cũng nấu luôn rồi. Mẹ chồng mừng lắm, lần đầu làm dâu nhà người mà làm được vậy là giỏi. Tôi thấy vợ và mẹ hớn hở nhưng lòng vẫn không hết lo lắng: "Liệu có nuốt nổi không đây?". Mẹ tôi mỉm cười đi vào bếp nhưng vừa vào đến nơi bà đã hét lên làm cả nhà chạy vào.
- Con dâu, đầu gà và chân gà đâu rồi, có phải con đã chặt vứt rồi không? Bãi chiến trường này là do con bừa ra à?
- Dạ vâng, con cho vào nồi thấy vướng, nó không vừa hơn nữa cái đầu và chân dưới dù có ăn cũng không ăn mà mẹ. Còn nhà bếp, con xin lỗi, tại con chưa kịp dọn mọi người đã về rồi.
Mẹ tôi mếu máo:
- Ôi con gà tôi dành dụm bao tháng nay để cúng tổ tiên giờ lại thành ra thế này.
Tôi với bố mẹ và em trai thì đứng hình khi thấy bãi chiến trường mà vợ dọn ra. Ở góc bếp có mấy cái bát vỡ, mẹ tôi sốc quá đuổi hết chúng tôi ra ngoài. Vợ tôi nhìn tôi mếu máo, thú thực lúc đó chúng tôi vừa thương em vừa muốn lăn ra cười.
- Em làm gì sai hả ông xã?
- Thực ra thì, gà để cúng phải để nguyên cả con và cái đầu với cái chân rất quan trọng, lần sau em đừng vứt nó đi nhé.
- Vâng, em xin lỗi.
Vợ như sắp khóc đến nơi:
- Em vào dọn dẹp giúp mẹ đi để anh ra vườn đuổi bắt con khác nhé.
- Anh bắt gà nhanh lên nhé.
Sau hơn 1 tiếng hì hục cuối cùng mâm cơm cũng đã được đứa lên cúng tổ tiên, cả nhà nhìn nhau phì cười. Cười vì những gì vợ vừa gây ra và cười cả vết nhọ nồi còn dính trên má vợ. Mẹ tôi nhìn cô con dâu cười rồi lắc đầu:
- Chắc mẹ phải bảo thằng con mẹ cho con đi học 1 khóa nấu ăn thôi.
Vợ tôi e thẹn gãi đầu, sau mấy ngày tết mấy cái bát của mẹ vợ cũng "đập" đi một số đáng kể. Nhiều khi thấy vợ hào hứng vào bếp giúp là mẹ lại cười ra nước mắt. Năm nay vợ về quê trước, tôi phải sau tết mới được về, nghĩ tới cảnh em loay hoay trong bếp tôi lại bất giác phì cười.
Theo Một Thế Giới
Mâm cơm ngày Tết với bát cà muối của mẹ chồng khiến tôi khóc cạn nước mắt Tôi thấy sắc mặt mẹ chồng có vẻ chùng xuống. Bà thở dài rồi đặt bát cà vào mâm. Xong đâu đấy, mẹ chồng tôi lặng lẽ ra tấm phản ngồi xuống. Nước mắt bà cứ thế chảy ra. Tôi là tiểu thư càng vàng lá ngọc chính hiệu, nhà tôi khá giả, bố mẹ lại chỉ có mình tôi nên "nâng như...