Xót lòng cô gái trẻ chết mòn trên giường bệnh vì u tiểu não
Bốn năm từ hồi con chị đổ bệnh, trong nhà bán được cái gì chị cũng bán rồi. Cả cái sổ đỏ cũng đem cầm lo chạy chữa cho con, tới giờ chị đành bất lực nhìn con ngày một yếu đi vì không còn ngõ nào để xoay sở nữa
Chị Phạm Thị Nga (SN 1962, thôn Hòa An, xã Điện Hồng, Điện Bàn, Quảng Nam) nước mắt nghẹn ngào nhìn cô con gái đang tuổi đôi mươi đẹp nhất đời người mà giờ nằm lả đi trên giường bệnh với thân thể ngày càng yếu dần.
Vợ chồng chị Nga nghẹn ngào nhìn con yếu dần đi trên giường bệnh mà bất lực vì không còn cách nào xoay sở lo chạy chữa cho con
Trương Thị Ngân (SN 1988), đứa con gái thứ hai trong ba người con của vợ chồng chị Nga bắt đầu ngã bệnh từ cách đây 4 năm. Chị kể: “Nó thi đại học không đậu, xin ba má cho ra Đà Nẵng làm công nhân kiếm tiền chờ sang năm thi tiếp. Rứa mà tự nhiên cháu than đau đầu hoài. Đưa con vô viện khám, bác sĩ nói cháu bị u lành nhưng lại nằm ngay chỗ hiểm trong não. Vợ chồng tôi về bán hết đồ đạc trong nhà cho con nhập viện phẫu thuật. Phẫu thuật xong được chừng 2 tháng thì bệnh cháu lại tái phát, nhà tôi tiếp tục đưa con ra Bệnh viện trung ương Huế.
Lần phẫu thuật ở Huế về, bệnh cháu thuyên giảm, đỡ được khoảng một năm. Cháu xin ba má cho vô sài Gòn làm công nhân để vừa lo thân, vừa chắt chiu dành dụm trả nợ nhà vay mượn bà con chòm xóm để chữa chạy cho Ngân hồi cháu nằm viện. Vô Sài Gòn chưa được hai tháng, cháu lại nói đau đầu nhưng lại trấn an vợ chồng tôi là chắc do cháu đi làm xa nhà, chưa quen thời tiết nên mới như vậy. Nhưng bệnh lại càng lúc càng nặng, cháu về lại quê, vợ chồng tôi đưa con ra bệnh viện Đà Nẵng khám, nằm viện 4 tháng, mỗi ngày tiền thuốc men trừ đi bảo hiểm từ 10 triệu đồng còn 2 triệu đồng/ngày. Vợ chồng tôi cầm cố giấy tờ nhà vay được mấy chục triệu lo cho con, được ngày nào hay ngày đó”.
Anh Trương Xí, ba của Ngân thẫn thờ nhìn con với ánh mắt bất lực đắng lòng. Anh nói: “Hồi bé Ngân nằm viện, ai thấy cảnh nhà cũng thương. Phải nói nhờ người này giúp bữa cơm, người kia sẻ chia bữa cháo mà vợ chồng tôi mới cầm cự được để cắn răng lo cho con. Còn nước còn tát. Nhưng tới khi bác sĩ nói nên chuyển cho bé vô bệnh viện Chợ Rẫy trong Sài Gòn điều trị thì thật sự nhà tôi cùng đường rồi.
Tôi đưa con về, trong lòng dặn cố mà làm lụng dành dụm đủ tiền đưa con vô Sài Gòn chạy chữa. Ngặt nỗi đúng lúc mùa màng thất bát. Lại thêm bé Ngân nằm nhà, xót ruột nhìn con yếu dần, vợ chồng tôi ráng lo cho con uống thuốc thang, ai bày chi làm nấy. Mấy bữa tôi vừa đi làm đồng, vừa đi làm phụ hồ, má bé Ngân cũng vừa làm đồng, vừa tranh thủ buổi chiều đạp xe đi bán sữa đậu nành dạo lo cho con, lại lo cho đứa lớn đi học nghề, đứa út sửa soạn thi đại học.”
Chị Nga cho biết: “Bé như vậy từ một tuần nay. Trước đây, hỏi han cháu còn trả lời được. Chừ thì yếu quá. Tôi cầu trời khấn Phật thương cho con tôi. Con gái, đang tuổi lớn mà sao lại ngã bệnh như vậy, đi bán về nhìn con là chỉ biết khóc. Biết là đưa con vô Sài Gòn chạy chữa thì có cơ hội sống còn, nhưng nhà tôi biết làm sao đây. Bốn năm từ hồi con tôi đổ bệnh, trong nhà bán được cái chi cũng bán rồi, cái sổ đỏ cũng đem cầm lo chạy chữa cho con, tới chừ đành bất lực nhìn con ngày một yếu đi vì không còn ngõ nào để xoay sở mà đưa con vô Sài Gòn chạy chữa”
Khi chúng tôi đến nhà Ngân vào chiều 16/5, đã thấy Ngân dường như không thể nói được nữa, không thể tự ngồi gượng dậy như cách đây một tuần. Mọi sinh hoạt cá nhân nhờ một ta anh Xí, ba Ngân phải bỏ việc ở nhà lo cho con. Không khỏi xót lòng nhìn ảnh Ngân khi còn khỏe mạnh, rồi lại nhìn thân thể gầy gò của cô gái tuổi đôi mươi đang nằm lả đi như đang chết mòn trên giường bệnh vì nhà nghèo không còn gì để bán, không còn chỗ để vay mượn mà lo chạy chữa cho con.
Video đang HOT
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1009: Chị Phạm Thị Nga (thôn Hòa An, xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 01208.085.779 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Quảng Nam và Đà Nẵng yêu cầu thủy điện trả nước chống hạn
Ngày 31/3, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra cuộc họp khẩn cấp giữa Tổng Cục thủy lợi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và lãnh đạo hai địa phương Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trước tình trạng hạn hán đang diễn ra khốc liệt tại hai địa phương này.
Phó Giám đôc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng - ông Huỳnh Vạn Thắng - cho biết qua khảo sát thực tê cho thây lượng mưa từ đầu năm 2013 đến nay đô xuông lưu vực sông Vu Gia rât nhỏ, lưu lượng nước đô vê hạ du con sông này cũng rât thâp.
Các đại biểu tại cuộc họp bàn biện pháp chống hạn, đẩy mặn
Hiện mực nước tại các hồ chứa chính của TP Đà Nẵng đều dừng hoạt động, hàng ngàn ha đông xuân bị ảnh hưởng, nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng) phải bơm nước từ nhà máy nước dự phòng trên đập dâng An Trạch, cách trạm bơm cầu Đỏ 8km, chi phí lớn, rủi ro nhiều.
Ông Thắng cho biêt ngoài thời tiêt bât lợi thì viêc thủy điện Đắk Mi 4, thượng nguồn sông Vu Gia hâu như không xả nước về hạ du trong thời gian qua là nguyên nhân gây thiêu nước vùng hạ du.
Trước tình hình hạn hán này, ngành nông nghiêp TP Đà Nẵng đề nghị các Bô ngành chỉ đạo thủy điện Đắk Mi 4 xả nước về lại sông Vu Gia với lưu lượng 25 m3/s, đê chống hạn. Ngành nông nghiêp Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cũng xúc tiên nghiên cứu giải pháp cấp bách, đóng chặn tạm thời cửa vào sông Quảng Huế (đây là nhánh chia nước từ sông Vu Gia về sông Thu Bồn) bằng đất, bao tải cát để tập trung nước về sông Ái Nghĩa (nhánh chia nước về Đà Nẵng), phục vụ cho cấp nước cho sản xuât nông nghiêp và cấp nước sinh hoạt cho TP Đà Nẵng.
Tuy nhiên đến nay nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 vẫn không chịu xả nước theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vào năm 2010, mặc dù mực nước trong hồ thủy điện Đắk Mi 4 hiện là 250,7m, cao hơn mực nước chết 10,7 m và lưu lượng nước vào hồ đang nằm ở khoảng 25-40m3/s.
Thủy điện Đắk Mi 4 cũng đưa ra lí do, Quảng Nam cũng đang thiếu nước vì hạn hán, ít mưa nên nhà máy thủy điện này dành nguồn nước về sông Thu Bồn giúp vùng Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên chống xâm nhập mặn, phục vụ chống hạn cho mùa hè thu tới. Hiện chưa có văn bản chỉ đạo việc thủy điện Đắk Mik 4 phải xả về Vu Gia với lưu lượng nước bao nhiêu trong mùa khô nên không biết phải xả như thế nào.
Thủy điện Đắk Mi 4 sẽ tham gia chống hạn, đẩy mặn cho phía Bắc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ NN&PTNT
Theo đại điên hai nhà máy thủy điên nằm ở thượng lưu sông Vu Gia - Thu Bôn là A Vương và Đắk Mi 4, thời tiêt bât lợi nhiêu tháng qua và dự báo sẽ còn kéo dài đên tháng 9/2013 khiên mực nước tự nhiên đô vê các hô thâp nhât từ trước tới nay. Lượng nước hiên nay tại đâp thủy điên A Vương là 49 triêu m3, nêu nước đô vê hô chứa theo tâng xuât hiên nay thì đên cuôi tháng 8/2013 tông lượng nước có tại đâp thủy điên A Vương đạt khoảng 200 triêu m3.
Tại cuôc họp, đại diên Tâp đoàn Điên lực Viêt Nam (EVN) cho biêt đên thời điêm này mực nước ở các hô thủy điên khu vực miền Trung đang ở mức rât thâp, do vây từ đâu năm 2013 EVN đã có chỉ đạo các nhà máy thủy điên khai thác hạn chê, câm chừng đê đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho các địa phương, cứ 6 ngày chạy rồi 6 ngày nghỉ. Tuy nhiên trước tình hình trên, đại diện EVN sẽ yêu cầu thủy điện Đắk Mi 4 và A Vương xả nước về hạ du sông Vu Gia.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục thủy lợi - ông Nguyễn Văn Tỉnh - đề nghị: "Bây giờ nước là vàng rồi, phải tận dụng tối đa nguồn nước hiện có. Chỉ xả nước tập trung ở các hồ Đắk Mi 4 và A Vương chứ không dàn trải nữa, thống nhất xả 1 đợt vừa đảm bảo nước cho sinh hoạt và nông nghiệp là từ ngày 15/5- 30/5 khoảng 39m3/s với thủy điện A Vương và 50m3/s với thủy điện Đắk Mi 4, và cả 2 địa phương cũng phải xuống giống tập trung trong thời gian này.
Ông Tỉnh cũng cho rằng nếu xả tập trung như vậy chắc chắn sẽ đáp ứng được như cầu nước của Đà Nẵng và Quảng Nam. Tuy nhiên, hai địa phương cần xem xét cân đối lại nguồn nước, thậm chí chuyển đổi cơ cấu cây trồng nếu cần. Về lâu dài, Bô NN&PTNT đang nghiên cứu giải pháp tông thê đôi với vân đê hạn hán ở khu vực miên Trung.
Thông tin tại cuộc họp, vào tuần sau Bộ NN&PTNT sẽ có văn bản thông báo lịch xả nước đến các địa phương. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ chỉ đạo việc lấy nước nên sau xả đợt 1 nếu cần, phải họp rút kinh nghiệm.
Trước mắt, đôi với viêc điêu tiêt nước ở sông Quảng Huê, Bộ NN&PTNT đê nghị hai địa phương nghiên cứu giải pháp chặn cửa vào sông Quảng Huế, tâp trung lượng nước có được từ sông Vu Gia về sông Ái Nghĩa (nhánh chia nước về Đà Nẵng), phục vụ cho cấp nước sản xuât, sinh hoạt và đảm bảo công tác đây mặn cho các nhà máy nước của TP Đà Nẵng.
Theo Dantri
Dập nát tay và chân trái vì bị cuốn vào máy Trong lúc làm việc, anh Tùng bất cẩn để vướng lai quần vào máy đang hoạt động. Ngay sau đó, anh này bị cuốn vào ròng rọc khiến chân và tay trái bị máy nghiền nát. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 17 giờ 30 ngày 30/03. Nạn nhân là anh Lê Văn Tùng (23 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương). Thông tin...