Xót lòng cho con đi nhà trẻ sớm
Do không có điều kiện thuê người giúp việc cũng không thể nhờ vả bên nội bên ngoại, nhiều mẹ trẻ gạt nước mắt cho con đi nhà trẻ sớm với bao nỗi niềm ngổn ngang.
Gạt nước mắt cho con đi “bộ đội”
Mới 4 tháng tuổi, bé Nhím (Hoàng Mai, Hà Nội) đã phải khăn gói quả mướp đi nhà trẻ vì mẹ hết chế độ thai sản, bố bé bận rộn suốt ngày, sáng đi làm đến tối mịt mới về. Nhà nội nhà ngoại đều ở xa, lại neo người, mẹ bé không nhờ cậy được ai trông bé. Mẹ Nhím đành gửi bé vào nhà trẻ tư.
Trước khi gửi con, chị Hằng, mẹ Nhím đã phải lân la dò hỏi khắp các bà mẹ trong ngõ và bạn bè, người quen về kinh nghiệm cho gửi trẻ ở tầm tuổi non nớt như vậy. Chị Hằng còn hoang mang hơn khi ai cũng bảo, cho bé đi nhà trẻ lúc 4 tháng tuổi là sớm quá, nếu cố nghỉ được thì nên ở nhà với bé thêm một thời gian. Tuy nhiên, công việc ở công ty chị Hằng lại không cho phép chị nghỉ thêm, chỉ còn cách hoặc đi làm hoặc bỏ việc.
Suy đi tính lại chị Hằng đành liều gửi con sau khi tìm hiểu về ngôi trường sắp cho con vào gửi là: Các cô hiền lành, chăm sóc các bé tốt, trường cũng chưa có điều tiếng gì.
Nhím mới tập lẫy và nhiều lúc mới chỉ lật được người chứ chưa cất được đầu lên. Bé cũng đang hoàn toàn bú sữa mẹ, nên mẹ bé phải tập cho bé uống thêm sữa ngoài trước khi đi gửi.
Những ngày đầu, chị Hằng mất ăn mất ngủ vì thương con. Mỗi lần đưa con đến lớp là nước mắt chị lã chã tuôn rơi. Sau một tháng gửi con, thấy bé Nhím vẫn ngoan, ăn sữa đều và không sụt cân thì chị mới tạm yên tâm. Tuy nhiên, cứ mỗi lần có ai hỏi thăm là lòng chị lại xót xa nước mắt cứ chực trào ra vì con còn bé như vậy mà đã phải đi gửi trẻ.
Video đang HOT
Quá lo lắng và cũng có phần cẩn thận, chị Hằng còn ghi nhật ký hàng ngày từ khi con đi trẻ để theo dõi sức khỏe và các biểu hiện của con. Thỉnh thoảng chị lại gọi điện cho cô giáo để hỏi thăm con xem con có ngoan không, có chịu uống sữa không…
Cô chăm trẻ tốt là OK?
Điều các bà mẹ trẻ lo lắng nhất khi gửi con dưới một tuổi thường là con không được bế ẵm lúc khóc và chế độ ăn uống vì các bé độ tuổi này thường mới chỉ ăn được bột hoặc cháo nhuyễn.
Nhiều người chọn gửi con ở nhóm trẻ gia đình, hoặc các bà về hưu chỉ nhận chăm 1-2 bé để bé luôn được quan tâm chăm sóc cẩn thận. Gửi bé ở những nơi này, mẹ hoặc người nhà có thể thăm, đón bé bất cứ lúc nào trong ngày. Hoặc mẹ có thể chủ động vắt sữa, nấu cháo sẵn mang đến. Người trông chỉ việc hâm nóng lên cho bé ăn. Mẹ không phải lo lắng con không hợp khẩu vị cháo nhà trẻ lại đảm bảo được dinh dưỡng cho bé như mình muốn.
Nhiều bà mẹ cho rằng, đưa trẻ đi gửi sớm thì cũng xót con nhưng lúc còn bé trẻ chưa biết đòi mẹ, chưa biết lạ sẽ nhanh chóng quen với nhà trẻ, không khóc lóc nhiều. Bé sẽ tự lập sớm, không nhõng nhẽo vì được chiều chuộng “vô điều kiện” như ở nhà, có sức đề kháng tốt hơn. Bé cũng sẽ được giao tiếp sớm và có mối quan hệ bạn bè sớm sẽ nhanh nói nhanh biết…
Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cũng cảnh báo rằng, nếu gửi ở nhóm trông trẻ gia đình hoặc ở người trông trẻ riêng lẻ nếu môi trường không tốt thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến con, ví dụ quan điểm lệch lạc về cách chăm sóc trẻ như nhồi ăn, ép ăn, cho đi ăn rong, cho xem phim bạo lực, nói ngọng, cư xử thô lỗ với nhau…
Theo VNE
Hình như yêu
Họ gặp nhau khi nàng bước vào tuổi xưa nay ế, còn chàng thì sắp "hâm". Sự quyết đoán của cả hai khiến nàng hơn một lần tự hỏi mình có yêu chồng không?
Kể từ khi chia tay mối tình đầu, chàng là người thứ hai nàng hẹn hò với ý định nghiêm túc. Nàng không phải mẫu người lãng mạn quá tôn thờ mối tình đầu, mà chỉ đơn giản là nàng thích sống một mình, một cuộc sống tương đối dễ chịu thoải mái. Mãi rồi nàng bắt đầu ngấm niềm day dứt của cuộc sống cô độc, chàng xuất hiện đúng vào thời điểm ấy, cũng đang "mót" lấy vợ. Không chỉ vì lời thúc giục của bố mẹ mà vì chính bản thân chàng cũng cảm thấy chông chênh khi bên cạnh không có ai dù chỉ là động viên về tinh thần, để những lúc cô đơn chuyện cũ năm nào thi thoảng lại có dịp ùa về dằn vặt.
Năm cấp ba, khi ấy chàng khá điển trai, thư sinh, học lớp chọn trong một trường danh tiếng. Ở xóm chàng luôn được người lớn khen ngợi, vậy nên khi cô cháu gái của bác hàng xóm muốn chuyển đến thành phố học ông bác đã cố xin cho vào cùng lớp với chàng, cho tiện việc kèm cặp.
Hai đứa thân thiết với nhau, rồi cùng đỗ đại học, vẫn qua lại hẹn hò đưa nhau về quê, thật đẹp đôi. Nhưng rồi cô ấy ra trường trước, vội vàng lấy con ông giám đốc ngân hàng, cho chắc chân khi ra trường. Chàng ở lại ôm nỗi buồn con nhà nghèo nên chẳng giữ được tình yêu. Mấy năm liền trôi qua chàng chẳng hẹn hò với ai.
Nàng cũng gần như thế, ôm mối tình dang dở với một người trên khóa, anh về quê rồi cưới vợ luôn khiến nàng nhìn đời u ám. Chẳng còn ai thích hợp để nàng quan tâm nữa, nàng đóng cửa lòng mình. Cho đến khi gặp chàng. Không chỉ nàng, cả chàng cũng đã tự hỏi lòng có yêu vợ không, bởi tiếng yêu hiếm khi được chàng thốt ra, kể cả từ nhớ chàng cũng chưa bao giờ nói. Chỉ dặn mình gắng làm tròn trách nhiệm của một người chồng mẫu mực.
Thảng hoặc chàng cũng thắc mắc về tình cảm từ phía vợ phải chăng nơi đó cũng "lờ nhờ"...? Rồi chàng lại gạt đi khi họ vẫn bên nhau, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau, chưa một lần to tiếng hay phải khiến bậc phụ huynh phiền lòng. Có vẻ như đến với nhau muộn màng họ càng chững chạc và điềm đạm hơn.
Tuần vừa rồi nàng về Hà Nội dự hội trường và gặp lại mối tình đầu ở đó. Họ ngồi uống nước cùng nhau. Nàng nhận thấy anh như muốn lảng tránh nói về vợ con, nàng cũng không nói rằng hôm trước cô bạn cũ có kể làm quà cho nàng chuyện hè vừa rồi đi Sapa có gặp vợ chồng anh và hai con trai ở đó, họ hạnh phúc lắm.
Nàng cười thầm, hẳn anh không muốn nhắc đến gia đình vì sợ nàng tổn thương, dù sự thực giờ nghĩ lại nàng không còn thấy con tim đau đớn. Mãi rồi anh mới rụt rè hỏi về cuộc sống của nàng. Anh hỏi đúng câu muốn trả lời, mắt nàng sáng lên: "Em hài lòng với cuộc sống hiện tại, em yêu chồng và yêu đứa con sắp chào đời". Nói rồi nàng kín đáo nhìn đồng hồ và tự hỏi không biết chồng đi làm về chưa?
Anh nghe vậy có vẻ vui và nói chuyện bớt gượng gạo.
Cùng lúc đó diễn ra đám cưới con bác hàng xóm, cô bạn của chàng cũng về. Chàng có nghe nói cô bạn đã ly dị, hiện đang tự đứng ra kinh doanh, con trai bị gia đình chồng giành nuôi.
Chàng gật đầu chào cô như một người quen bình thường. Cô bạn nhờ chàng chở đi mua ít đồ cho lễ cưới. Dọc đường họ đều im lặng, chẳng biết cô bạn nghĩ gì còn chàng thì tủm tỉm nhủ, không biết cuốc xe ôm có đủ mời vợ cốc trà sữa nàng thích không.
Cô bạn phá tan sự im lặng: "Thấy bảo vợ cậu rất tốt nết, mừng cho cậu, muộn thế lại hay". Chàng vẫn trào phúng như ngày nào: "Chả biết hay dở đến đâu nhưng chịu lấy tớ là đạt yêu cầu lắm rồi". Chàng nói và không giấu nổi niềm hạnh phúc. Trước khi tạm biệt cô bạn còn mỉm cười, lặng lẽ: "Vợ cậu quả là may mắn". Trong đôi mắt trong veo ngày nào giờ chàng thấy nó như đang ẩn giấu nỗi buồn ngân ngấn nước.
Nhưng rồi chàng chẳng thiết nghĩ đến đôi mắt từng khiến chàng mất ngủ, chàng nhắn tin cho vợ: "Em sắp về chưa? Yêu và nhớ hai mẹ con nhiều lắm", nàng thấy bất ngờ song cũng nhắn lại: "Con cứ giục em phải về ngay với bố, con và em cũng nhớ anh lắm!".
Hình như đó là tiếng yêu và nhớ đầu tiên.
Theo VNE
Trái tim dẫn lối Hai năm kể từ ngày tốt nghiệp, em ít có dịp trở lại thủ đô. Không muốn em sớm "già nua", đứa bạn thân đã rủ em về Hà Nội đi "đổi gió" đầu hè cùng vài người bạn trong nhóm. Anh được phân công lai em dọc hành trình hơn trăm cây số. Đến thành phố biển Hải Phòng khi trời đã...