Xót cảnh không có mẹ, bé trai 11 tuổi liệt hai chân, nhiều lần bị bố tâm thần vứt bỏ trong rừng sâu
Bố em bị tâm thần, mẹ bỏ đi rồi. Hai chân em không thể đi lại như các bạn. Nhiều lần lên cơn, bố ôm em bỏ lại trong rừng sâu. Em chỉ biết gào khóc, cầu cứu trong sợ hãi.
Cũng may ông bà và người nhà tìm được và đưa em về, Khánh (11 tuổi) bàng hoàng kể lại chuỗi ngày dài sống trong sợ hãi, nước mắt.
Con bại liệt, bố tâm thần lúc tỉnh lúc mơ
Căn nhà của gia đình em Vi Văn Khánh (11 tuổi, ngụ bản Thuận Lập, xã Châu Hạnh, huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An) được dựng tạm bợ bằng tre nứa. Phía trong căn nhà trống trước hở sau, chẳng có một vật dụng gì đáng giá.
Cuộc đời của Khánh chịu nhiều bất hạnh khi mắc bệnh hiểm nghèo, không có mẹ, bố lại bị bệnh tâm thần.
Khánh ngồi trên chiếc giường, dáng người nhỏ thó, đôi chân teo tóp. Di chứng của căn bệnh “teo cơ tủy sống” hành hạ khiến đôi chân của em bị liệt hoàn toàn, nhiều năm nay không thể đi lại, mọi sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.
Suốt buổi trò chuyện, thỉnh thoảng Khánh lại ngước nhìn về phía người bố bị bệnh tâm thần với vẻ rụt rè, lo sợ.
Đôi chân Khánh teo tóp, không còn khả năng vận động vì căn bệnh “teo cơ tủy sống”.
“Mẹ bỏ đi từ rất lâu rồi, từ khi đôi chân em còn khỏe mạnh. Ở với bố em rất sợ. Mỗi lần lên cơn tâm thần, bố lại bế em vào tận trong rừng sâu rồi bỏ mặc em ở đó. Em sợ hãi nhưng đôi chân không thể đi hay chạy được, chỉ biết gào khóc cầu cứu, hi vọng có ai giúp đỡ. Cũng may ông bà và mọi người tìm thấy em nếu không thì…”, Khánh nghẹn ngào kể lại.
Anh Trọng mắc bệnh tâm thần đã hơn 10 năm, trong cơn điên loạn thường la hét, đập phá hết đồ đạc.
Bà Hà Thị Mai (62 tuổi, bà nội Khánh) thở dài chia sẻ. Khánh là con út trong gia đình có 2 anh em. Thời điểm Khánh chào đời cũng là lúc bố em là anh Vi Văn Trọng (40 tuổi) phát bệnh tâm thần. Những lúc lên cơn anh Trọng thường la hét, chửi bới, đập phá đồ đạc, đánh vợ, bỏ đi lang thang suốt nhiều ngày mới về nhà.
“Sau 6 năm cam chịu cực khổ, con dâu tôi lặng lẽ bỏ đi biệt tích, từ đó đến nay chưa một lần ghé về thăm. Vợ chồng tôi già yếu nhưng cũng phải cố gắng nuôi con, nuôi cháu. Nhiều lần lên cơn điên thằng Trọng còn đánh cả vợ chồng tôi đến tím mặt mày. Già yếu rồi chúng tôi chẳng chạy kịp”, bà Mai nói.
Video đang HOT
Ngày mẹ bỏ đi biệt tích Khánh mới 6 tuổi, anh trai 9 tuổi, từ đó đến nay chưa một lần chúng được gặp lại mẹ.
Ngày mẹ bỏ đi, Khánh mới lên 6 tuổi, anh trai 9 tuổi. Đau đớn thay, mẹ bỏ đi chưa được bao lâu thì Khánh phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo.
Năm lên 7 tuổi, Khánh có những biểu hiện lạ, đi lại không được hoạt bát, đứng lên ngồi xuống cũng khó khăn, thường xuyên than đau nhức ở chân. Vì quá nghèo nên bà Mai không có điều kiện đưa cháu đi khám.
Anh Trọng rất thương con nhưng nhiều lần trong cơn điên loạn, anh thường ôm con bỏ vào tận rừng sâu.
“Chỉ sau nửa năm cháu tôi không thể đi lại được mà phải bò và trườn. Họ hàng, bà con lối xóm thương cảm, góp người một chút làm lộ phí để tôi đưa cháu đi bệnh viện. Bác sĩ kết luận nó bị bệnh teo cơ tủy sống. Không tiền chữa trị nên tôi đành gạt nước mắt đưa cháu về nhà chấp nhận số phận. Bây giờ đôi chân nó đã bị liệt hoàn toàn”, ông Vi Văn Thắng (64 tuổi, ông nội Khánh) đau đớn cho biết.
“Em ước đôi chân khỏe mạnh để đi làm chữa bệnh cho bố và tìm mẹ”
Ông Cao Hoàng (chủ tịch xã Châu Hạnh) xác nhận, hoàn cảnh của em Khánh đặc biệt khó khăn, là hộ nghèo triền miên của xã. Mẹ bỏ đi biệt tích đã 6 năm. Bố thì bị tâm thần. Em Khánh bị bại liệt cả hai chân vì mắc bệnh hiểm nghèo, 3 bố con Khánh được ông bà nội cưu mang, thu nhập chính trông chờ vào 2 sào ruộng.
Căn nhà tạm bợ của gia đình em Khánh.
Dù tàn tật nhưng Khánh rất ham học. Từ lớp 1 đến lớp 5, Khánh được ông bà thay nhau bồng bế đi học. Nay lên lớp 6, vì trường cách nhà quá xa, ông bà lại già yếu nên em đành phải nghỉ học.
“Thằng Trọng bị tâm thần nhưng rất thương con, chưa bao giờ đánh đập con cả. Hễ nhà ai có đám cỗ nó cũng bế con đi để con được ăn miếng ngon. Thế nhưng, không ít lần lên cơn điên nó lại ôm con bỏ vào rừng. May nhà tôi phát hiện kịp thời, chạy theo, không thì khổ thằng bé”, bà Mai kể lại.
Bà Mai chỉ mong một lần được đưa cháu nội đi chữa bệnh để cứu lấy đôi chân.
Nhìn con cháu bệnh tật, bà Mai chẳng dám nghĩ đến tương lai, chỉ mong khỏe mạnh để làm chỗ dựa. Dù bệnh nặng Khánh chưa một lần được điều trị tại bệnh viện cũng không có thuốc uống. Căn nhà bố con Khánh ở cũng đang chờ sập đến nơi vẫn không có tiền để sửa sang lại.
Nói đến ước mơ của mình, Khánh hướng khuôn mặt nhìn bà nội già nua rồi nhìn bố chia sẻ: “Em ước đôi chân của mình nhanh khỏe để đi học, để chạy trốn sau những lần bố lên cơn tâm thần. Sau này lớn lên em còn đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho bố và đi tìm mẹ nữa. Em rất nhớ mẹ”.
Khánh ước đôi chân khỏe mạnh để đi học, để chạy trốn bố mỗi lúc lên cơn tâm thần và để đi tìm mẹ.
Hoàn cảnh của gia đình Khánh cần lắm sự chung tay giúp đỡ của mọi người để đứa trẻ bất hạnh này có cơ hội chữa bệnh, thực hiện ước mơ của mình.
Mọi giúp đỡ cho gia đình em Khánh xin vui lòng gửi về địa chỉ: Ông Vi Văn Thắng (ông nội em Khánh), bản Thuận Lập, xã Châu Hạnh, huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An.
Hoặc STK: 3613205080208, ngân hàng Agribank, chi nhánh huyện Qùy Châu- Nghệ An. ĐT: 0963.513.261.
Trân trọng cám ơn!
Nhã Hoàng
Theo Dansinh
Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 7 bị đuối nước trong lúc tham quan đập thủy điện
Trong lúc tham quan đập thủy điện Nậm Pông (Nghệ An), một em học sinh lớp 7 không may bị trượt chân, rơi xuống nước hố sâu dẫn đến tử vong.
Nhà máy thủy điện Nậm Pong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An), nơi xảy ra vụ việc học sinh đuối nước thương tâm.
Sáng 18/3, trao đổi với báo Giao Thông, bà Nguyễn Thị Xuân - Hiệu trưởng Trường THCS Hạnh Thiết, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) xác nhận, một học sinh của trường tử vong do đi tham quan khu vực Nhà máy thủy điện Nậm Pông (xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu).
Theo thông tin ban đầu, sáng 17/3, giáo viên cùng 34 phụ huynh tổ chức cho 36 em học sinh lớp 7 đi dã ngoại tham quan khu vực Nhà máy thủy điện Nậm Pông.
Tuy nhiên, trong lúc cùng các bạn tham quan đập thủy điện, em Đ. và một học sinh khác trượt chân, rơi xuống hố nước sâu.
Phát hiện ra sự việc, các giáo viên và phụ huynh đã lập tức nhảy xuống hồ cứu các em nhưng chỉ cứu được một học sinh còn Đ. thì bị đuối nước, mất tích.
Nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ đã tổ chức tìm kiếm và vớt được thi thể em Đ.. Hiện thi thể nam học sinh xấu số đã được gia đình đưa về mai táng theo phong tục địa phương.
Được biết, sau khi sự việc xảy ra, Ban giám hiệu nhà trường cùng chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình em Đ..
Gia đình tổ chức tang lễ cho các nạn nhân. Ảnh: Tri thức trực tuyến
Trước đó, tại tỉnh Gia Lai cũng xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến 3 học sinh tử vong.
Cụ thể, vào khoảng 13h40 ngày 11/3, sau khi đi học về, Siu Lan Quyết và Siu Lan Quý (hai anh em sinh đôi, năm 2014, học sinh Trường mẫu giáo Bằng Lăng) và Siu Nội (sinh năm 2012, học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ngô Quyền, xã Dun) đều ngụ tại xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai rủ nhau đi tắm tại một ao chứa nước trong làng.
Trong lúc tắm, Siu Lan Quyết và Siu Lan Quý bị trượt chân xuống vùng sâu. Thấy vậy, em Siu Nội lao xuống cứu nhưng không thành và bị đuối nước, cả 3 em đều tử vong.
Sau khi khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể 3 học sinh xấu số để gia đình tổ chức mai táng.
Lãnh đạo UBND huyện Chư Sê cùng các ban ngành đã đến thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân xấu số.
Theo báo cáo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương Binh xã hội vào tháng 11/2018, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em và người chưa thành niên tại Việt Nam.
Tử vong do đuối nước ở trẻ em chủ yếu xảy ra tại nơi cộng đồng và gia đình. Đáng chú ý, tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao tập trung tại các vùng nông thôn, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn.
Để giảm thiểu tai nạn đuối nước, khuyến cáo các bạn học sinh, sinh viên không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước; Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi; Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt, tạo điều kiện để trẻ em tham gia các lớp học kỹ năng bơi.
Ngoài ra, một số địa phương có nhiều sông suối, ao, hồ nhỏ - nơi thường xuyên xảy ra những tai nạn đuối nước cần được quản lý chặt chẽ... như việc giám sát, dán bảng cảnh báo, cấm...
Nguyễn Phượng (T/h)
Người mẹ bất lực nhìn con rơi xuống hố nước tử vong khi dã ngoại Đức không may trượt chân ngã xuống hố nước, tử vong khi dã ngoại cùng các bạn trong lớp. Lúc xảy ra tai nạn, người mẹ của cháu bé đứng ngay trước mặt nhưng không ứng cứu kịp. Tối 17/3, gia đình đưa thi thể em Võ Minh Đức (học sinh lớp 7, Trường THCS Hạnh Thiết, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ...