Xót cảnh học trò nhịn đói đến trường, thầy chia đôi gói mì với các em
Trường tiểu học Xà Phìn – một điểm trường tiểu học thô sơ nhất Lai Châu đã khiến cho nhiều người phải rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh thầy trò nơi đây cùng chia cho nhau một gói mì.
Người ta vẫn thường hay ví cô giáo như mẹ hiền, vì cô sẽ chăm lo cho các bé nhỏ từng li từng tí khi các em đến trường. Thế thì hẳn thầy chắc chắn sẽ như một người cha, sẵn sàng hy sinh của bản thân để đảm bảo các em có được những buổi học tốt nhất trong khả năng của thầy.
Trường tiểu học Xà Phìn, một trong những điểm trường khó khăn nhất ở Lai Châu. Ảnh: Việc Tử Tế
Những ngôi trường ở vùng cao – nơi thiếu thốn khá nhiều điều kiện cơ sở vật chất để các em có thể đến học tập đã không còn xa lạ với mọi người. Những thầy trò tại đây, thực sự chẳng mong muốn gì nhiều cả, chỉ cần có điện để học, có bàn có ghế, hay những nơi khác thì mong có bảng có phấn,… Riêng điểm trường tiểu học Xà Phìn, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè, Lai Châu – ngôi trường dành cho các em nhỏ dân tộc La Hủ, những thầy trò ở đây chỉ mong muốn những bữa ăn ấm bụng và một lớp học bớt lạnh lẽo mà thôi.
Ngôi trường chỉ vọn vẻn có vài em học sinh. Ảnh: Việc Tử Tế
Cuộc sống vốn khó khăn, cha mẹ của các em thường chịu cảnh “ngủ nương” để kiếm ngô, sắn quanh nhà, có khi 7 ngày hoặc đến 10 ngày họ mới về nhà. Chính vì thế, nhiều em vắng cha vắng mẹ, chằng có ai chăm sóc nên phải đi loanh quanh bản, ngủ nhờ, ăn nhờ.
Trường tiểu học Xà Phìn là một điểm trường lẻ, không có chế độ ăn hay nghỉ trưa. Các em thường xuyên đến lớp với cảnh đầu bù tóc tối, gương mặt lem luốc, đi chân trần cùng chiếc bụng đói meo nằm gục ở bàn. Thương học trò chịu đói chịu khát để đến trường học tập, người thầy chẳng nói hai lời, liền chia sẻ những lương thực của mình với các em.
Video đang HOT
Thầy trò nơi đây thường xuyên chia nhau từng gói mì, cọng rau. Ảnh: Việc Tử Tế
Những em nhỏ nơi đây thường chịu đói vì không có ai chăm sóc. Ảnh: Việc Tử Tế
Người thầy ấy chính là thấy Vàng Văn San, đã có 19 năm ròng rã “cắm bản gieo chữ”. Theo như chia sẻ thì đây chính là điểm trường khó khăn nhất. Thầy cô giáo không có bàn để ngồi, cũng chẳng có phòng để nghỉ, hơn nữa điểm trường cũng không có nhà vệ sinh,… Làm nên điểm trường chính là một phòng học nền đất nhỏ, có vài ba chiếc bàn để các em ngồi cùng với một bảng hiệu tên trường cũ kỹ không lành lặn,.. tất cả đều vô cùng đơn sơ và tạm bợ.
Bụng đói đến trường là việc bình thường với những trẻ em tại đây. Ảnh: Việc Tử Tế
Bụng đói, đi chân trần là hình ảnh không hiếm thấy của các em nhỏ tại Lai Châu. Ảnh: Việc Tử Tế
Gọi là trường học nhưng hiện tại đây chỉ có 5 em học sinh lớp 1 và lớp 2. Thế nhưng với mong ước không “cõng chữ lên bản” không bỏ các em lại phía sau thầy Vàng Văn San đã chia sẻ: “Dù chỉ có 1 học sinh thì tôi vẫn quyết bám bản gieo chữ”. Động lực to lớn để thầy có thể vượt qua mọi khó khăn trong gần 2 thập kỷ chính là tình yêu thương các học trò của mình và nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của một người lái đò.
Thầy Vàng Văn San – người thầy lặng lẽ mang chữ đến cho bản trong gần 2 thập kỷ qua. Ảnh: Việc Tử Tế
Hình ảnh người thầy côi cút chỉnh từng chiếc ghế, đến việc chia sẻ mì gói cho các em cùng với những khoảnh khắc các em ăn “ngấu nghiến” phần mì đã lấy đi không ít sự cảm thông, thấu hiểu và những giọt nước mắt của mọi người. Quả thật khi thấy những chùm ảnh này, khó ai có thể kiềm lòng.
- Chúc thầy luôn mạnh khỏe để gieo con chữ, chúc các con luôn ham học và vượt qua mọi khó khăn.
- Làm người tốt rất là khó, khi không thể giúp được nữa, muốn rời đi thì quãng thời gian sau đó là cả 1 sự day dứt.
- Thầy tuyệt vời quá. Còn 1 trò thầy vẫn bám bản và Việt Nam ta lại có thêm 1 em nhỏ biết chữ, biết đọc chỉ vậy thôi là quá tuyệt vời rồi.
Netizen tỏ ra xót xa trước hoàn cảnh tại điểm trường này. Ảnh: Chụp màn hình page Beatvn
Cô giáo mầm non dùng “100% công lực” nhắc bài cho học sinh đang thi múa: Làm giáo viên kể cũng “nhàn”.
Đối với những lớp học vùng cao hầu hết mọi người chẳng mong cầu những điều xa xỉ, điều mà thầy trò tại đây mơ ước đều vô cùng bình dị. Như thầy trò tại Bản Dày, Hà Giang, đến trường với cơ sở vật chất vô cùng xuống cấp, hơn lúc nào hết thầy trò ở đây chỉ mong muốn một lớp học không bị dột mưa.
Mong muốn to lớn của thầy trò tại Bản Dày, Hà Giang là một lớp học không dột mưa. Ảnh: Beatvn
Người thầy đứng lớp tại đây – thầy Nguyễn Văn Cương, ngoài 50 tuổi chia sẻ: “Phòng học không có đèn điện, nên rất tối, tôi lại mắt kém nên phải ra ngoài để nhìn cho rõ. Toán học cần sự chính xác”. Dù điều kiện vật chất thô sơ nhưng số lượng học sinh tại đây vẫn không ngừng tăng lên, các em ngoài để biết chữ thì đến trường để phấn đấu “thoát kiếp nghèo”.
Dù cơ sở vật chất trường học thô sơ nhưng thầy trò luôn cố gắng mỗi ngày. Ảnh: Beatvn
Mang trên vai trọng trách của người truyền lửa, từ bao đời nay những người theo nghiệp cầm phấn đều cố gắng, nỗ lực hết mình truyền chữ cho các em. Dù ở thành thị hay nông thôn hay tận những điểm trường vùng cao thiếu thốn thì ngọn lửa nhiệt huyết cùng cái tâm của nghề nhà giáo trong lòng các thầy cô mãi mãi bất diệt.
'Nới' quy định số lượng học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia
Theo dự thảo quy chế mới, các đội tuyển có thể được xét tăng số lượng thí sinh dự thi khi có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp bất kỳ.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Theo đó, quy định về số lượng thí sinh dự thi của mỗi đội tuyển được nới lỏng hơn.
Cụ thể, theo quy định hiện hành, khoản 1, Điều 16 về số lượng thí sinh dự thi Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia quy định: "Đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi (trừ đơn vị dự thi Hà Nội) có tối đa 6 thí sinh; đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng đến tối đa 10 thí sinh. Đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội có tối đa 12 thí sinh; đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tăng đến tối đa 20 thí sinh."
Tuy nhiên, dự thảo Thông tư mới bỏ cụm từ "ngay trước năm tổ chức kỳ thi" ở điều khoản trên. Theo đó, các đội tuyển có thể được xét tăng số lượng thí sinh dự thi nếu có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong hai kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp bất kỳ.
Dự thảo cũng quy định điều khoản chuyển tiếp: "Số lượng thí sinh trong đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024 tiếp tục giữ ổn định theo số lượng thí sinh được đăng ký tối đa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022."
Dự thảo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp từ công luận trước khi ban hành chính thức.
Thiếu 36 trường, học sinh quận Hoàng Mai ngồi 48 em/lớp Theo báo cáo, UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) hiện thiếu 36 trường phổ thông, toàn quận thiếu 951 cán bộ, giáo viên. Theo báo cáo ngày 30/8 của UBND quận Hoàng Mai, quận này đang chịu áp lực rất lớn bởi trên địa bàn hiện có 227 nhà chung cư cao tầng mới được xây dựng và 202 đơn nguyên nhà chung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một gia đình 4 người ở TP.HCM tung bảng chi tiêu 70 triệu/tháng, netizen: Tôi nghĩ đấy là nói giảm đi rồi

Cận cảnh "lâu đài tình ái" đang hot ở Đà Lạt: Đẹp lộng lẫy nhưng có một chi tiết gây xôn xao

Vợ chồng thầy giáo già "biến" ngôi trường bỏ hoang thành lớp học miễn phí cho học sinh nghèo

Cận cảnh mặt cỏ sân Mỹ Đình xuống cấp trầm trọng khiến hàng loạt cầu thủ ĐT Việt Nam dính chấn thương

4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí

Đang ghi hình giới thiệu đặc sản địa phương, nữ MC "đứng hình" vì sự cố bất ngờ

Bài tập tiếng Việt vỏn vẹn 4 từ khiến hàng ngàn người thổn thức

Con trai 4 tuổi bỗng nhiên thích mặc váy, mẹ đưa con đến bệnh viện thì chết lặng với kết luận của bác sĩ

Sản phụ sinh con trong rung chấn động đất dữ dội

Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn

Học sinh tiểu học viết văn kể "Nhà em có nuôi một bà nội": Đọc đến đâu, dân tình ngượng chín mặt đến đó

Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất
Tin nổi bật
20:19:02 01/04/2025
Chiến lược của xAI - công ty khởi nghiệp vừa mua mạng X của Elon Musk
Thế giới
20:16:45 01/04/2025
Công an điều tra vụ hành hung bác sĩ sau câu nói "mày biết tao là ai không"
Pháp luật
20:07:20 01/04/2025
Một sao Việt huỷ show tại nước ngoài, lý do làm fan lo lắng
Nhạc việt
19:51:57 01/04/2025
Phim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phục
Hậu trường phim
19:48:39 01/04/2025
NSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc động
Sao việt
19:46:12 01/04/2025
Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"
Sao châu á
19:38:37 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
Sao thể thao
19:13:49 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025