Xót cảnh cậu bé 8 năm đi học bằng tay
Lương Văn Mậu, 8 năm đi học bằng tay
Lương Văn Mậu (14 tuổi, học sinh lớp 8A, trường THCS Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) bị dị tật bẩm sinh, hằng ngày em phải đến trường trên đôi tay của mình.
Tình cờ, tôi gặp Mậu trên cầu treo của xã Lượng Minh. Em đang đi học về bằng đôi tay thay cho đôi chân teo tóp.
Mậu tâm sự: “Mẹ em đi tù vì buôn bán ma túy, bố phải đi làm thuê kiếm sống khắp nơi. Không ai chăm sóc, 5 anh em phải về ở với ông bà ngoại trú tại bản Minh Hương. Ông bà sức đã yếu, tuổi đã cao nên cuộc sống rất khó khăn”.
Một buổi đi học, buổi còn lại ở nhà học bài, việc duy nhất mà Mậu có thể giúp bà ngoại đó là rửa bát, quét nhà.
Video đang HOT
Bà ngoại đã đưa em đi nhiều bệnh viện nhưng các y, bác sỹ đều bó tay không chữa được dị tật. Bởi thế, em chỉ có thể đi lại và sinh hoạt bằng đôi tay thay cho đôi chân của mình.
Tuy vậy, Mậu vẫn luôn có nghị lực vượt lên trên số phận để học tập tốt. Năm nào em cũng đạt học sinh tiên tiến và là học sinh giỏi của trường cấp 2 Lượng Minh.
Bà ngoại Mậu cho biết: “Mậu không được lành lặn như bạn bè cùng trang lứa. Nhưng may mắn là anh em chăm chỉ học tập”. Nhìn cậu học trò khuyết tật đầy nghị lực ngày ngày đến lớp bằng đôi tay, thật xót xa.
Theo ANTD
Cô bé mồ côi nuôi em đến giảng đường!
Một cô bé mồ côi cha mẹ, phải nuôi em nhỏ, cố vượt qua số phận, thực hiện ước mơ được làm sinh viên. Năm nay em thi ĐH, CĐ ở hai khối A và B đều đạt 11,5 điểm, đủ điểm đậu CĐ.
Phạm Thị Duyên (sinh năm 1992, ngụ ấp 7, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) lớn lên trong hoàn cảnh bât hạnh. Cha bỏ đi từ lúc mới lọt lòng, năm lên 13 tuổi mẹ qua đời, để lại đứa em nuôi (bé Nguyễn Thị Kim Ý là con nuôi của dì, dì mât mẹ nhận nuôi). 13 tuôi, mô côi tự lâp, Duyên cố gắng vượt qua số phận, nuôi em ăn học và thực hiện ước mơ làm sinh viên, "có nghề kiếm tiền nuôi em". Được bà con lối xóm cho gạo, hằng ngày sau mỗi buổi hai chị em cùng đến trường, Duyên phải ra đồng bắt con tôm, con cá, hái mớ rau muống... để có thức ăn.
Làm mẹ từ thủa ấu thơ...
Suốt sáu năm qua, từ khi căn bệnh ung thư gan cướp đi sinh mạng của mẹ (năm 2006) Duyên đảm nhiệm vai trò như người mẹ, chăm lo từng chút cho em gái và tự lo cho chính bản thân mình. Bữa rau, bữa cháo, Duyên nuôi em, cùng với em lớn lên từng ngày. Sau giờ học Duyên tìm việc làm thêm như mót lúa, lượm ve chai, giăng lưới bắt cá... chỉ với mong muốn em mình được ăn học như bao đứa trẻ có cha mẹ khác. Những lúc bé Ý đau bệnh, Duyên chạy khắp xóm mượn tiền mua thuốc, đưa em đi chữa trị. Không ít lần Duyên thức cả đêm trong bệnh viện, vừa học bài vừa ngồi trông em trong nước mắt. Môt thời gian dài, hai chị em Duyên sống trong căn chòi lá dột nát nằm giữa cánh đồng bỏ hoang. Đầu năm 2012, tổ chức xây nhà từ thiện của Pháp (AAFV) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hậu Giang xây tặng hai chị em căn nhà tình thương. Nhìn vào căn nhà nhỏ với mấy cái nồi, một cái bàn học chất đầy sách cũ được xếp dọn ngăn nắp, ít ai nghĩ chủ nhân của ngôi nhà chỉ là một cô bé chưa đầy 19 tuổi.
Hai chị em Duyên đang vượt hơn 5 km bằng xe đạp để tới trường. Ảnh: ANH PHÚ
Đưa tay lau ngang giọt nước mắt đang lăn trên khuôn mặt đầy nghị lực, Duyên tâm sự: "Ngày mẹ mới mất, em và bé Ý thường mơ thấy mẹ về thăm lắm. Em thấy mẹ đứng ngay trước cửa nhà nhìn tụi em mà không nói gì. Hai chị em nhớ mẹ quá lại ôm nhau rồi khóc, bây giờ thì em quen rồi, không còn dám buồn nữa. Khóc hoài cũng không được gì, em sẽ cố để nuôi em của em... Trước khi mẹ mất, mẹ có dặn em phải cố gắng sống và lo cho em Ý. Em sẽ gắng thực hiện ước nguyện của mẹ. Em thương bé Ý lắm, nó mà chết thì em cũng chết theo nó luôn quá!".
Mô côi níu nhau tìm đường học
Thương người chị tảo tần, bé Ý cũng tập cách tự chăm sóc bản thân, dọn dẹp việc nhà để chị bớt cực. Cuộc sống côi cút, thiếu tình thương của hai chị em được Duyên đếm từng ngày, ghi chép cẩn thận trên tờ lịch ngày để làm động lực cố gắng cho những ngày sau.
Khó khăn là thế nhưng Duyên vẫn quyết tâm không bỏ học. Không có tiền mua sách mới, Duyên đi xin, mượn sách cũ của các bạn trong xã. Một số thầy cô thấy thương hoàn cảnh của chị em Duyên mua sách gửi tặng. Học phí thì các trường đều miễn cho chị em Duyên vì thuộc diện mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Hằng ngày hai chị em chở nhau trên chiếc xe đạp cũ, vượt hơn 5 km đến trường. Để tiện đón em, Duyên xin chuyển trường cho Ý tới Trường Tiểu học Kênh Cùng gần trường mình học (Trường THPT Lương Thế Vinh, Hâu Giang). Sau mỗi buổi học, hai chị em lại chờ nhau cùng về. Tối đến, hai chị em lại cùng nhau học bài, Duyên lại như cô giáo tận tụy chỉ bảo em Ý. "Có khi lịch học nhiều hơn, em dẫn em Ý theo học luôn. Để em Ý ở nhà, em không yên tâm" - Duyên bộc bạch.
Lân này thi đâu vào CĐ, Duyên đứng trước môt vân nạn mới, làm sao chuyên trường cho em Ý vê học ở Cân Thơ đê có thê vừa học vừa chăm em. Vượt qua chuyên chuyên trường cho em Ý, em phải đôi diên nhiêu thử thách khác: chô ăn ở, chi phí đời sông, học hành cho cả hai.
Chặng đường từ sinh viên CĐ đên môt người có viêc làm, có thu nhâp vân còn dài với nhiêu thử thách liêu nghị lực của em có thê vượt qua.
Hiện tại hai chị em Duyên đang sống nhờ khoản trợ cấp 180.000 đồng/tháng của chính quyền địa phương, 400.000 đồng/tháng tiền học bổng của quỹ khuyến học và hơn 200.000 đồng/tháng tiền lãi ngân hàng từ nguôn vôn do chương trình Khát vọng sống trao tặng. Tổng thu nhập chính của hai chị em Duyên khoảng 900.000 đồng/tháng. Ngoài ra, từ hai tháng nay (từ tháng 6), đồng cảm trước hoàn cảnh của chị em Duyên, một Việt kiều đang làm công nhân tại Mỹ đã gửi tặng 50 USD/tháng. Cô Nguyễn Thị Ngọc Bích, giáo viên môn Văn, Trường THPT Lương Thế Vinh, mỗi tháng trích hơn 100.000 đồng tiền lương để giúp hai em. Duyên là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhưng biết vươn lên trong cuộc sống và tự giác học học tập. Trong ba năm học cấp ba, Duyên rất ít vắng học. Hàng trăm, hàng ngàn học sinh mới có một học sinh giàu nghị lực, tinh thần sắt thép như Duyên. Thầy LÊ PHƯỚC HẢI, giáo viên môn Lý, Bí thư Đoàn Trường THPT Lương Thế Vinh Mặc dù Duyên chỉ đậu CĐ nhưng đây là những thành quả xứng đáng cho những nỗ lực của Duyên, là tấm gương sáng để các học sinh khác noi theo. Cô NGUYỄN THỊ NGUYỆT,
giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh Hội Chữ thập đỏ tỉnh sẽ tiếp tục vận động, giúp đỡ hai chị em Duyên được theo học CĐ. Trước mắt, trong thời gian tới, hội sẽ liên lạc với các trường để tìm biện pháp thích hợp nhất giúp hai chị em được ở gần nhau để Duyên yên tâm theo học, kiếm lấy cái nghề mà nuôi em. Ông NGUYỄN THANH DŨNG, Trưởng ban Công tác xã hội Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hậu Giang
Theo pháp luật Tp.HCM
Chàng trai mồ côi người Cơ Tu đậu 2 trường đại học Ating Toàn đã mang lại niềm tự hào cho làng bản thị trấn P'Rao khi đậu một lúc hai trường đại học (top 5 trường ĐH Quảng Nam với 17 điểm và top 22 trường ĐH Ngoại ngữ Huế với 22 điểm). Sau khi ru cháu ngủ, Toàn tranh thủ rửa chén bát để chuẩn bị nấu cơm tối cho gia đình Mồ...