Xót cảnh cậu bé 14 tuổi mơ ước được một lần ăn… quả cam
“Em thèm được đi học, thèm được ăn quả cam…”, nói đến đây A Đang bỗng lăn giọt nước mắt xuống gối mà không thể kìm nén được.
Nằm một chỗ trên chiếc giường cũ kĩ, A Đang thèm được đi như trước đây, được đến trường… Một mong muốn tưởng chừng như nhỏ nhoi nhất là có 1 quả cam để ăn, nhưng thật khó khăn đối với cậu thiếu niên người Xê Đăng này. Đó là hoàn cảnh đáng thương của em A Đang (14 tuổi, dân tộc Xê Đăng, trú làng Đắk Blái, xã Đắk Ang, Ngọc Hồi, Kon Tum). A Đang là con thứ 3 trong một gia đình có đến 8 chị em, bố mẹ làm nghề nông, chị lớn thì lấy chồng, em út thì mới lên 3 tuổi. Cuộc sống gia đình A Đang khá khó khăn khi suốt ngày cha mẹ phải bám rẫy, bám rừng kiếm sống. Anh trai A Đang là A Nhung (15 tuổi) cũng đã phải bỏ học để theo cha mẹ lên rẫy.
Sống trong nghèo khó nên anh em A Đang sớm tự lập. Ngoài thời gian đến trường, A Đang phải đi lên rừng bẻ măng, làm rẫy để phụ giúp bố mẹ mưu sinh. Bố mẹ A Đang thường xuyên phải bám rẫy cả tuần mới về nhà, nên A Đang phải lo cho 5 đứa em nhỏ ở nhà từ miếng ăn đến giấc ngủ. Vất vả là vậy, nhưng A Đang rất ngoan ngoãn và chịu khó học hành.
Sớm chịu nhiều thiệt thòi, đáng ra A Đang phải được bù đắp bằng những gì tốt đẹp nhất của cuộc sống. Nhưng ngược lại, tai họa lại ập đến đối với cậu học sinh Xê Đăng này. Vào mùa mưa năm 2013 (khi đó A Đang đang là học sinh lớp 6- trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Đắk Ang), A Đang cùng nhóm bạn trong làng vào rừng bẻ măng về bán mua thức ăn cho các em. Khi gùi măng đã đầy, A Đang cùng bạn trèo lên cây để hái trái cây ăn và mang về cho các em thì bất ngờ bị ngã từ trên cây xuống đất. Do độ cao chỉ chừng 2m nên cú ngã lúc đó chỉ làm Đang đau ê ẩm khắp lưng, và đang được bạn dìu đi về nhà.
Đau nhưng A Đang vẫn âm thầm chịu đựng, em vẫn đến lớp như bình thường. Khoảng 2 tháng sau, cơ thể A Đang có biểu hiện lạ, dáng đi khòm khòm vì đau lưng. Phát hiện thấy học trò của mình bất thường về sức khỏe nhưng lại không nói với ai, thấy vậy,Thầy Đinh Văn Truyền- Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Đăk Ang (xã Đăk Ang, Ngọc Hồi, Kon Tum) liền điện thoại báo cho gia đình A Đang, đồng thời thầy báo cho một người có uy tín trong làng để nhờ giúp đỡ.
A Đang được đưa đi bệnh viện huyện rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh nhưng một thời gian bị trả về, khi A Đang đã bị liệt. Về lại nhà, A Đang được đưa đi châm cứu, bốc thuốc nhưng tình trạng ngày càng xấu đi khi em chỉ nằm được một chỗ. Cách đây hơn 2 tháng, A Đang được đưa đi TPHCM khám bệnh và cũng được các bác sĩ trả về.
Cô Lý- giáo viên trường THCS Đăk Ang mang cơm có cá đến cho A Đang vào buổi trưa
Từ lúc bị liệt cơ thể phải nằm một chỗ, người A Đang ngày càng teo tóp, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào đứa em gái Y Đanh (11 tuổi). Đanh vốn bị bệnh, cơ thể nhỏ bé, lồng ngực ngày càng to nên cô bé không đi học. Từ ngày anh trai bị bệnh, Đanh là lao động chính trong 6 anh chị em trong nhà, cha mẹ A Đang là chị Y Bríp (SN 1978) và bố A Bia (SN 1970) cùng người con thứ 2 trong gia đình vẫn phải bám rẫy để nuôi sống cả gia đình. Mọi ăn uống, vệ sinh cho A Đang gần như một tay Đanh lo liệu, trong khi cô bé cũng đang bị bệnh, lồng ngực thường xuyên bị đau. Nên nhiều lúc, A Đang phải chịu nhịn đói vì em nấu cơm chưa kịp.
Đau ốm nhưng A Đang lại không có thuốc, cũng không có đồ ăn bồi bổ cơ thể, thức ăn chính của anh em A Đang chủ yếu là lá sắn. Có lẽ vậy nên cơ thể A Đang ngày càng teo tóp, sức khỏe dần cạn kiệt. Cách đây chừng 2 tuần, trong một lần vào làng vận động học sinh đến lớp, thầy Truyền ghé vào nhà A Đang thì thấy cảnh trên khiến thầy không khỏi xót xa. Trưa muộn nhưng A Đang vẫn chưa được ăn cơm, khi thầy hỏi thì em chỉ biết chảy nước mắt. A Đang cho biết, đã từ rất lâu em chưa được ăn bữa cơm có thịt, có cá. Nghe học trò cũ của mình nói, thầy không cầm được lòng và hứa với A Đang từ ngày mai, hàng ngày thầy sẽ mang cơm trưa vào cho em ăn, mỗi bữa sẽ có cá hoặc thịt. Và từ đó đến nay, A Đang đã được ăn những bữa cơm ngon hơn.
Video đang HOT
Nơi 5 đứa em của A Đang nằm ngủ khi trời lạnh cũng như nóng
Càng tiếp xúc sâu vào hoàn cảnh của gia đình A Đang, chúng tôi càng xót xa khi biết, vì khó khăn, trong nhà A Đang chỉ có một cái giường 1m, từ khi A Đang bị bệnh thì em được nằm trên cái giường này. 5 đứa em của Đang hàng đêm phải ngủ dưới manh chiếu nhựa dưới nền nhà, 3 bữa ăn chỉ có mỗi lá sắn làm thức ăn. Bé Y Đanh thì lồng ngực ngày một to, đau nhói nhưng chưa hề được đi khám chữa bệnh, khiến tính mạng cô bé rất mong manh.
Khi chúng tôi đến thăm, chỉ có mỗi 4 anh em A Đang có nhà, cha mẹ và anh của A Đang thì vẫn đang trên rẫy. Bên cạnh A Đang là một chai nước lã, 1 cái gậy đuổi gà, còn những đứa em thì lang thang chơi ở nhà hàng xóm. Khi chúng tôi hỏi thăm, A Đang chỉ biết chảy nước mắt: “Em ước được đứng lên đi như trước đây, được đến trường. Còn món ăn mà em thèm bấy lâu là trái cam”.
Đang thèm ăn một trái cam nhưng… còn em gái Đang là Y Đanh (áo xanh bên trái) rất cần được đi khám bệnh nhưng chưa có kinh phí
Thầy Truyền chia sẻ: “A Đang trước đây là học sinh của trường, bản thân em cũng không biết chính xác mình bị bệnh gì. A Đang ngoan và chịu khó nhất nhà mà bị như thế này rất tội, gia đình khó khăn nên cha mẹ A Đang phải liên tục ở trên rẫy cách xa nhà cả chục km đường đồi núi. Y Đanh thì bị bệnh lồng ngực càng to mà không có tiền đi khám bệnh rất nguy hiểm, gia đình em đang rất cần sự trợ giúp của các tấm lòng hảo tâm”.
Nhìn xung quanh ngôi nhà nhỏ chừng 20 m2 được xây chương trình 167 thì chẳng có đồ vật gì đáng giá ngoài mấy bì gạo, bên dưới là tấm chiếu cũ rách giành cho 5 đứa trẻ ngủ. Chúng tôi ra về mà lòng vừa xót xa, vừa buồn bã khi tìm khắp xã mà không có một chỗ bán cam để mua tặng A Đang, khiến lòng càng nặng trĩu trên quãng đường 150km về Gia Lai.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1340 : Anh A Bia, chị Y Bríp (thôn Đắk Blái, xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum ĐT: 0982.226.418 (thầy Truyền- Hiệu trưởng trường Đắk Ang) 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM(VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Thư
Theo Dantri
Thủ tướng yêu cầu giữ nguyên cầu Long Biên
"Nói đưa cầu Long Biên đi chỗ khác để bảo tồn nghe hơi lạ... Thôi đừng dỡ cây cầu nữa. Cần bàn cụ thể việc xây cầu mới để dành cho đường sắt, cách cầu cũ bao nhiêu thì cần ngồi lại tính toán với nhau" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ sáng nay, 27/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe báo cáo về dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng than phiền việc thực hiện dự án quá chậm, quá nhiều tranh cãi, hội thảo nhưng chưa kết luận được. Một điểm mắc khi triển khai dự án là ở cầu Long Biên.
Trước đây, Thủ tướng đã đồng ý phương án làm cầu đường sắt mới vượt sông Hồng để phục vụ tuyến đường sắt đô thị Ngọc Hồi - Yên Viên thay cho đường sắt cũ chạy trên cầu Long Biên hiện nay. Tuy nhiên, mới đây Bộ GTVT phải đưa ra xin ý kiến về 3 phương án khác với ý kiến Thủ tướng về việc này vì những khó khăn tính tới trong giải phóng mặt bằng cho xây cầu mới.
Ông Thăng cho biết, Bộ GTVT thống nhất theo phương án trước đây đã được Thủ tướng đồng ý, đó làm cầu mới cách cầu Long Biên 30m. Theo ông Thăng, phương án này có chi phí thấp nhất, giải phóng mặt bằng ít nhất. Phương án của Hà Nội, theo người đứng đầu ngành GTVT, không những chi phí cao mà thực tế cũng không làm được.
Bộ trưởng GTVT đề nghị Thủ tướng quyết định phương án xây cầu mới cách cầu cũ 30m như đã phê duyệt vì việc bảo tồn cầu Long Biên thế nào cũng là vấn đề phức tạp. Trong khi đó, phương án xây cầu mới cách cầu cũ 186m thì không thể giải phóng mặt bằng vì "đụng" tới hàng nghìn hộ dân phố cổ.
Kết luận vấn đề, Thủ tướng băn khoăn: "Lấy cầu cũ mang đi chỗ khác để bảo tồn nghe hơi lạ". Thủ tướng yêu cầu giữ nguyên cầu Long Biên. Theo đó, phía Pháp cũng muốn tài trợ Việt Nam để làm việc này.
"Đừng dỡ cây cầu nữa. Quan điểm của ta trước giờ vẫn là giữ nguyên phục hồi, sử dụng công năng phù hợp, làm cầu mới cho đường sắt. Còn làm cầu mới chỗ nào hay nhất, cách cầu cũ bao nhiêu mét thì cần bàn tính cụ thể cho sớm" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Dantri
Giữ cầu Long Biên là phá vỡ cảnh quan phố cổ Hà Nội? Trong khi các KTS thống thiết kêu gọi giữ cầu Long Biên như thành tố kết nối tất yếu với khu phố cổ Hà Nội, cơ quan nghiên cứu lại chỉ ra một thực tế, muốn bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên thì phải "hy sinh" phố cổ và ngược lại... Chiều 25/2, tọa đàm "Bảo tồn cầu Long Biên trong phát...