Xong dự án, dân ở gầm cầu
Từ năm 2012 đến nay, co 2 đơt phê duyêt kinh phi hỗ trơ tam cư vơi tông sô tiên hơn 1 tỉ đồng nhưng chưa được bố trí vốn.
Không được tái định cư, thiếu chỗ ở, người dân phải sống dưới gầm cầu
Dự án đường nối Vị Thanh (Hậu Giang) – Cần Thơ được đưa vào sử dụng gần 1 năm rưỡi qua nhưng đến nay, hàng chục hộ dân tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ bị ảnh hưởng vẫn chưa được bố trí chỗ ở
Đường nối Vị Thanh – Cần Thơ dài 47,5 km được khánh thành vào ngày 19/5/2012 với kinh phí khoảng 3.390 tỉ đồng do Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Hậu Giang làm chủ đầu tư. Đoạn qua địa bàn xã Nhơn Nghĩa dài khoảng 8,7 km, có 167 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 46 hộ được giải quyết tái định cư (TĐC).
Video đang HOT
Sở GTVT TP Cần Thơ đã phê duyệt dự án khu TĐC rộng 7,24 ha tại xã Nhơn Nghĩa để các hộ dân trên đến ở nhưng đến nay, khu TĐC này chưa hoàn thành. Trong thời gian chờ đợi, Sở GTVT TP Cần Thơ sẽ hỗ trợ tiền tạm cư cho người dân. Tuy vậy, đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ, phải thuê đất cất nhà hoặc sống tạm bợ khắp nơi.
Hộ ông Trịnh Thanh Hùng (ngụ ấp Tân Thuận) cũng bị thu hồi đất từ năm 2008 với diện tích hơn 3.000 m2. Đã nhiều năm qua, ông Hùng mòn mỏi chờ TĐC nhưng chính quyền vẫn im hơi lặng tiếng. “Tôi được hỗ trợ tiền thuê nhà 1 năm là 18 triệu đồng nhưng 2 năm nay không nhận được đồng nào” – ông Hùng bức xúc.
Khó khăn nhất là gia đình anh Nguyễn Thanh Nhàn (ngụ ấp Nhơn Thuận, xã Nhơn Nghĩa). Hộ anh Nhàn có 4 nhân khẩu, tiền bồi thường do nhà bị ảnh hưởng bởi dự án là 25 triệu đồng. Anh Nhàn phải thuê đất dựng nhà tạm bợ bằng tre lá cùng ở với vợ con. Vì nhà chật hẹp không đủ chỗ ở nên mẹ anh Nhàn phải dựng tạm cái lều nhỏ dưới gầm cầu sinh sống qua ngày.
Theo ông Trịnh Ngọc Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, dự án khu TĐC 7,24 ha giai đoạn 1 có mức đầu tư hơn 63 tỉ đồng. Công trình được khơi công vao thang 5/2010, tiến độ thực hiện đến nay đạt 95%, chỉ còn các hạng mục lát gạch vỉa hè, công viên, cây xanh và trạm cấp nước sinh hoạt.”Do giá vật liệu tăng làm dư an vươt gia tri tông mưc đâu tư trong khi nguôn vôn không đươc bô tri từ năm 2012 đến nay nên nha thâu chưa thi công hoan thanh. UBND TP đa châp thuân điêu chinh dư an” – ông Vĩnh cho biết.
Sớm chi trả tiền hỗ trợ tái định cư
Ông Trần Ánh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Nghĩa, cho biết: Sở GTVT đa chi tra tiên hô trơ tam cư cho cac hô dân 1 đơt vơi sô tiên la 441 triêu đồng. Từ năm 2012 đến nay, co 2 đơt phê duyêt kinh phi hỗ trơ tam cư vơi tông sô tiên hơn 1 tỉ đồng nhưng chưa được bố trí vốn. “UBND và HĐND TP Cần Thơ thống nhất vê viêc xin tam ưng vôn chi tra tiên hỗ trơ tam cư trong khi chơ phê duyệt điều chỉnh dư an. Chúng tôi đang lam thu tuc rut tiên tai kho bac đê sớm chi trả cho các hộ dân”.
Theo Xahoi
Dự án đường Phan Đình Phùng nối dài của TP.Quảng Ngãi: Đền không đủ bù
Báo Thanh Niên vừa nhận đơn khiếu nại của bà Đinh Thị Tuyết, 79 tuổi ở Tổ 16 thuộc phường Chánh Lộ, TP.Quảng Ngãi nhờ can thiệp về việc TP.Quảng Ngãi mở đường đi qua đất ở của nhà bà nhưng số tiền mà Nhà nước đền bù không đủ để bà mua lại đất cho chỗ ở mới.
Mảnh vườn của bà Tuyết, nơi đường Phan Đình Phùng xuyên qua vẫn chưa dỡ dọn khiến dự án bế tắc - Ảnh: Hiển Cừ
Từ nhiều năm qua, dự án đường Phan Đình Phùng (nối dài) thuộc P.Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi đang "băng băng về đích", bỗng đến đoạn thuộc Tổ 16 P.Chánh Lộ là "đứng bánh" bởi bà Đinh Thị Tuyết không chịu dỡ dọn cây cối để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Lý do bà Tuyết đưa ra là số tiền nhà nước đền bù cho số diện tích đất mà bà buộc phải nhường cho dự án không đủ để bà mua lại đất tái định cư. Theo xác nhận của những người hàng xóm của bà Tuyết trong đơn đề ngày 13.10.2013 thì từ năm 1954, gia đình bà Tuyết đã định cư yên ổn trên thửa đất mà bà đang ở thuộc xã Tư Chánh, quận Tư Nghĩa, nay là P.Chánh Lộ, TP.Quảng Ngãi mà không có sự tranh chấp nào. Năm 2006, TP.Quảng Ngãi có dự án "đường Phan Đình Phùng nối dài", đi ngang qua thửa đất của nhà bà Tuyết. Để phục vụ cho tuyến đường này,
Nhà nước phải thu hồi của bà Tuyết 684 m2 với số tiền đền bù là 216.592.000 đồng. Sau khi thu hồi số diện tích nói trên, nhà nước "cấp lại" cho bà Tuyết 250 m2 đất của dự án nhưng gia đình bà phải nộp số tiền là 329.140.000 đồng. Điều đó có nghĩa, bà Tuyết đã phải mất đi 434 m2 nhưng phải "bù" vô 67.548.000 đồng nữa mới có thể nhận được số diện tích 250 m2 kia! Đang sống yên lành ngót 60 năm qua, giờ có "đường rộng, điện sáng", bà Tuyết đã mất 434 m2 để có 250 m2 "mặt tiền" nhưng số tiền "đền" kia không đủ để "mua lại". Vì đâu có sự trái khoáy này?
Theo biên bản làm việc giữa Ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng TP. Quảng Ngãi với gia đình bà Đinh Thị Tuyết ngày 26.4.2013 thì, sở dĩ số tiền mà nhà nước "đền" cho bà Tuyết sau khi thu hồi 684 m2 đất ấy không đủ để "mua lại" 250 m2 đất tái định cư ấy là vì, trong số 684 m2 bị thu hồi kia thì chỉ có 300 m2 là "đất ở" với giá đền bù 500.000 đồng/m2, 384 m2 còn lại là "đất vườn" với giá đền bù là 40.000 đồng /m2. Khoan nói đến việc mỗi m2 đất trong thành phố hiện nay mà nhà nước đền bằng một tô bún, khái niệm "đất vườn, đất ở" quả là gây bao phiền nhiễu cho dân. Theo đơn bà Tuyết, trận lụt năm Thìn (1964), toàn bộ trích lục của thửa đất bà đang ở bị hư hỏng hết nên không có "bằng chứng hồ sơ gốc" để trình với nhà nước đó là "đất ở" của bà.
Tuy nhiên, Trung tâm lưu trữ của Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Ngãi hiện vẫn còn lưu đầy đủ nguồn gốc thửa đất nói trên. Hơn nữa, gia đình bà Tuyết sinh sống trên mảnh đất của mình đã 60 năm nay mà không có bất cứ tranh chấp gì. Sự cứng nhắc trong việc áp dụng đền bù đối với gia đình bà Tuyết khiến bà không chịu bàn giao mặt bằng nên đường Phan Đình Phùng nối dài đang "đứng bánh" là vì thế. Ban quản lý dự án thì "làm theo luật định" (đất ở đền bù khác đất vườn), còn bà Tuyết thì dựa vào thực tế để đưa ra yêu sách. Bên nào cũng có lý lẽ của mình. Tuy nhiên, qua câu chuyện này người ta thấy có một điều bất hợp lý, đó là người dân trong vùng dự án đi mua lại mảnh đất nhỏ hơn diện tích đã mất mà vẫn không đủ tiền. Vậy, họ lấy tiền đâu "bù" vô để có mảnh đất mới khi mà số tiền "đền" kia vẫn không đủ?
Theo TNO
Cần có cơ quan định giá đất độc lập trong thu hồi đất Việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội và vấn đề định giá đất thu hồi là nội dung còn nhiều đại biểu (ĐB) băn khoăn góp ý chỉnh sửa cho dự thảo luật Đất đai sửa đổi trong phiên thảo luận của Quốc hội (QH) sáng nay 6.11. ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) góp ý cho...