Xôn xao vòi rồng hút nước hiếm thấy ở Việt Nam Tin video
Hiện tượng lạ khiến người dân không khỏi hiếu kỳ.
Ảnh chụp từ clip
Hôm qua (8/11), một số người dân miền Tây bất ngờ truyền tay nhau đoạn clip mang tên “ Vòi rồng hút nước chưa từng thấy ở Việt Nam”. Phần lớn người dân ở đây tỏ ra hoang mang về hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này. Trong đoạn clip dài gần 2 phút, ghi lại cảnh tượng vòi rồng hút nước tại một con sông nhỏ.
Đối với người dân nơi đây, đây là lần đầu tiên họ thấy hiện tượng lạ này. Một số người dân nghi ngờ rằng siêu bão Haiyan là tác nhân tạo nên điều này. Tuy nhiên, nếu so sánh kích thước thì vòi rồng này là rất nhỏ và không đáng lo ngại.
Theo tìm hiểu, vòi rồng là hiện tượng một luồng không khí lớn xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất. Đường kính của vòi rồng có thể thay đổi từ vài chục mét đến 2 km, trung bình khoảng 50 m.
Vòi rồng hình thành ở bán cầu bắc thường tạo ra gió xoáy ngược chiều kim đồng hồ, xung quanh một tâm có áp suất không khí cực kỳ thấp. Ở bán cầu nam, gió hình thành từ vòi rồng đi theo chiều kim đồng hồ. Vận tốc gió tốc đa có thể tới 120-500 km/h.
Một vòi rồng lớn xuất hiện ở sông St. Johns ở Jacksonville, Florida, Mỹ
Phần lớn vòi rồng được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt, gọi là mây dông tích điện. Một đám mây dông tích điện có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10-16 km, chu du hàng trăm dặm và sinh ra một số “ống hút” khổng lồ như vậy.
Video đang HOT
Các du khách theo dõi một vòi rồng xuất hiện trên biển Địa Trung Hải, ngoài khơi thành phố Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ
Các nhà khoa học cho rằng vòi rồng hình thành giữa một vùng có luồng khí nóng đi lên và một vùng có luồng khí lạnh đi xuống. Bước đầu tiên là quá trình tương tác giữa những cơn dông hướng lên trên và gió. Cơn dông này là một luồng khí nóng ẩm, được nâng lên khỏi mặt đất trong quá trình hình thành bão.
Lốc xoáy quét qua vùng biển có nhiều thuyền bè đang đậu ở ngoài khơi Singapore
Sự tương tác khiến cho tầng khí nóng đi lên xoay tròn trong không trung. Giai đoạn hai là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía kia của cơn bão. Tốc độ dòng khí đi xuống có thể vượt quá 160 km/h. Vòi rồng loại yếu hơn có thể được tạo ra ngoài biển. Chúng thường xuất hiện trong các vùng nước nhiệt đới.
Vẻ hung dữ của một vòi rồng ở ngoài khơi thị trấn Limassol, đảo Síp
Hiện tượng vòi rồng có thể xãy ra hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, trong thời gian diễn ra vòi rồng, mọi người phải ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trong một tầng hầm hay nơi kín đáo của tòa nhà như phòng họp, phòng tắm,… Tuyệt đối tránh trú ẩn trong xe hơi và nhà di động bởi chúng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào. Không nên ở trong những nhà lớn có mái rộng như thính phòng, hay siêu thị là những nơi dễ bị sụp đổ. Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống.
Theo Xahoi
Chiến đấu cơ Israel phá hủy tên lửa Nga
Một loạt tờ báo nước ngoài hôm qua (31/10) đưa tin về vụ nổ bí ẩn tại một căn cứ tên lửa của quân đội Syria ở Latakia. Hiện tại, các nguồn tin đều cho rằng, đó là một cuộc tấn công của các chiến đấu cơ Israel nhằm vào tên lửa Nga.
Ảnh minh họa
Theo các tờ báo cho biết, người ta đã nghe thấy một tiếng nổ rất lớn tại một căn cứ phòng không của Syria ở thành phố ven biển Latakia và sau đó một ngọn lửa bùng lên dữ dội, kèm theo những cột khói đen ngòm bốc lên trời.
Những nhân chứng chứng kiến tận mắt vụ nổ cho Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh biết, vụ nổ bí ẩn trên xảy ra ở gần Snobar Jableh, ngay phía nam thành phố Latakia, tờ The Times of Israel cho hay.
Không rõ có ai bị thương trong vụ nổ hay không và người ta cũng chưa có báo cáo gì về tình hình tổn thất gây ra do vụ việc này.
Ngay sau khi tin tức về vụ nổ căn cứ tên lửa Syria được đưa ra, nhiều nguồn tin chưa được xác minh cho rằng, đó là kết quả của một vụ tấn công bằng tên lửa từ biển Địa Trung Hải. Trong khi đó, một số trang mạng xã hội cáo buộc Israel là lực lượng chịu trách nhiệm về vụ nổ nói trên.
Israel dám chọc tức Nga?
Một quan chức Mỹ hôm qua đã lên tiếng khẳng định, chính những chiếc máy bay chiến đấu của Israel đã phát động một cuộc tấn công vào chuyến hàng tên lửa của Nga đang được đặt trong căn cứ phòng không của chính phủ Syria. Nếu thông tin này được xác nhận là chính xác thì diễn biến này có nguy cơ tạo thêm một tầng bất ổn nữa trong những căng thẳng khu vực mà cuộc nội chiến Syria gây ra.
Một quan chức của chính quyền Tổng thống Barack Obama cho biết, Israel đã tấn công vào căn cứ của quân đội Syria đêm ngày thứ Tư (30/10) nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc. Trong khi đó, một quan chức an ninh khác thì tiết lộ, vụ tấn công của chiến đấu Syria ở thành phố cảng Latakia là nhằm mục tiêu phá hủy các tên lửa SA-125 do Nga sản xuất.
Hiện cả chính phủ Syria, Israel và Nga đều chưa đưa ra bất kỳ phản ứng hay lời bình luận nào. Trong khi đó, các nguồn tin báo chí tiếp tục khẳng định thêm sự chắc chắn của họ về việc Israel đã tấn công vào căn cứ tên lửa của Syria.
Tin tức hồi tháng 7 cho rằng, Không lực Israel đã tấn công một kho tên lửa phục vụ các lợi ích của Nga và Syria trong khu vực. Sau đó, giới chức Mỹ đã tiết lộ trên tờ New York Times rằng, cuộc tấn công khi đó không thành công trong việc phá hủy toàn bộ các tên lửa của Nga và vì thế, Nhà nước Do Thái có thể đã thực hiện thêm một cuộc tấn công mới vào hôm 30/10 vừa rồi.
Hãng thông tấn chính thức của Li-băng đưa tin, người ta đã nhìn thấy một loạt máy bay chiến đấu của Israel ở phía nam nước này tại một số thời điểm trong ngày thứ Tư. Có thời điểm, có tới 6 chiến đấu cơ Israel bay qua không phận Li-băng và bay dọc bờ biển phía bắc của Beirut.
Nguồn tin trên cũng cho biết thêm, những chiếc máy bay của Israel đã vào không phận của Li-băng lúc khoảng 1h40 chiều và bay lượn vòng quanh các khu vực khác nhau trước khi rời đến biển Địa Trung Hải gần Tripoli và Naqoura lúc 5h chiều.
Một nguồn tin từ phe nổi dậy Syria tung lên Facebook cho biết, chiến đấu cơ Israel đã "tung đòn" vào lúc 7h tối. Theo nguồn tin này, một tên lửa đã được bắn đi từ biển và đánh trúng vào căn cứ của Syria nhưng không gây ra bất kỳ thương vong nào.
Kể từ khi cuộc nội chiến ở đất nước Syria bắt đầu bùng lên hồi tháng 3 năm 2011, Israel đã rất thận trọng tìm cách giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào. Tuy nhiên, ít nhất vài lần trong năm nay, nước này thực hiện các cuộc tấn công vào những chuyến hàng tên lửa bên trong lãnh thổ Syria. Bị căng sức trên chiến trường với phe nổi dậy nên quân đội Syria không đáp trả. Không rõ lần này Tổng thống Bashar al-Assad có chọn cách hành động trả đũa lại Nhà nước Do Thái hay không.
Nhà lãnh đạo Assad có thể sẽ quyết định một lần nữa gạt cuộc tấn công của Israel sang một bên, đặc biệt khi mà quân đội của ông này đang giành thế thượng vọng trên chiến trường trong nước.
Israel liên tục nói về một loạt lằn ranh đỏ có thể khiến họ can thiệp quân sự vào đất nước Syria, trong đó có việc cung cấp vũ khí "làm thay đổi cuộc chơi" cho nhóm Hezbollah ở Li-băng.
Israel chưa bao giờ xác nhận chính thức về việc họ tấn công vào bên trong lãnh thổ Syria để tránh làm Tổng thống Assad khó xử và khiến chính quyền của ông này phải "tung đòn" đáp trả. Tuy nhiên, giới chức nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, khẳng định, Nhà nước Do Thái đã vài lần tấn công vào lãnh thổ Syria khi thông tin tình báo cung cấp về cho biết, đang có các hoạt động vận chuyển những tên lửa tối tân ở nước này.
Hồi tháng 1 đầu năm nay, một cuộc không kích của Israel vào Syria đã phá hủy một chuyến hàng tên lửa phòng không tối tân được cho là đang được gửi đến cho Hezbollah. Tiếp đó, vào tháng 5, Israel được cho là cũng đã có hành động tương tự, tấn công vào một chuyến hàng chở tên lửa Fateh-110 của Iran ở thủ đô Damascus.
Fateh-110 là một loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Iran phát triển. Loại tên lửa này lần đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 2002. Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo hồi năm ngoái từng trình làng một phiên bản nâng cấp của tên lửa Fateh-110 với độ chính xác tăng cao hơn rất nhiều và tầm bắn lên tới 300km.
Israel xác định một vũ khí khác có thể làm thay đổi cuộc chơi gồm vũ khí hóa học, tên lửa Yakhont của Nga có thể được phóng đi từ mặt đất và phá hủy các tàu thuyền trên biển hay tên lửa phòng không SA-17 của Nga.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quân Assad tổng tấn công tiêu diệt phe nổi dậy Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad dường như đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công nhằm giành lại khu vực chiến lược Qalamoun đang nằm trong sự kiểm soát của phe nổi dậy. Đây là khu vực chia cắt thành trì chính của chính phủ ở thủ đô Damascus với bờ biển Syria. Lực lượng chiến binh nổi dậy đã nắm...