Xôn xao tờ lịch ngày 29 Tết xuất hiện dòng ca dao tục ngữ có từ thô tục gây bức xúc: “Giao thừa vợ nấu cháo lươn…”
Hình ảnh một tờ lịch ngày 29 Tết với nội dung, câu từ thô tục được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
Theo PGS.TS Phạm Văn Tình nếu câu trên thực sự do nhà xuất bản đứng ra thu thập, đặc biệt khi đưa nó lên lịch thì không thể chấp nhận được vì đây là cách xử sự rất kém văn hóa.
Mới đây, trên MXH đang chia sẻ hình ảnh một tờ lịch ngày 31/1 (tức 29 tháng Chạp) với nhiều từ ngữ thô tục, nhạy cảm về đêm Giao thừa Nhâm Dần 2022 khiến dư luận dậy sóng.
Cụ thể có câu viết được chú thích rõ là tục ngữ: ” Giao thừa vợ nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng…, vợ trườn ra sân”.
Ngay sau khi hình ảnh tờ lịch trên được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người xôn xao. Một số người cho rằng hình ảnh tờ lịch này có lẽ là một sản phẩm photoshop để câu view, câu like trên MXH. Thế nhưng, không ít người bày tỏ bức xúc cho rằng việc xuyên tạc, sử dụng từ ngữ nhạy cảm trên tờ lịch Tết là không chấp nhận được.
Thậm chí, không ít người còn lên công cụ tìm kiếm để tra nguồn gốc câu tục ngữ trên xem có thật không hay chỉ là sản phẩm “xuyên tạc”, làm méo mó ý nghĩa câu ca dao tục ngữ Việt Nam.
Hình ảnh tờ lịch với câu ca dao với từ ngữ thô tục, nhạy cảm lan truyền trên mạng
Liên quan đến hình ảnh tờ lịch nói trên, PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cho biết trên Zing, trước hết, hai câu trên không phải là tục ngữ như chú thích trong tờ lịch. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, câu nói ngắn gọn nhằm tổng kết kinh nghiệm, bài học, chiêm nghiệm của dân gian.
Ông nói thêm có thể chưa thể khẳng định câu này được bịa đặt ra, nhặt nhạnh lung tung nhưng khi trích dẫn, người trích phải biết xuất xứ, câu ca dao, tục ngữ được lấy từ nguồn, sách nào, ai sưu tầm mới khẳng định là ca dao chính danh dân gian truyền lại.
Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, ca dao nước ta cũng có những câu mang tính phồn thực nhưng vẫn có tính chọn lọc, phản ánh kinh nghiệm, có ý nghĩa, dân gian chấp nhận, mang yếu tố thẩm mỹ, không bậy như câu trên.
Ngoài ra, không phải mọi câu trong dân gian đều được đưa vào sách. Các nhà văn hóa dân gian khi sưu tầm sẽ chắt lọc để xem câu đó có điển hình, phù hợp thuần phong mỹ tục không.
Video đang HOT
Ông nghi ngờ câu thơ được tự tạo chứ không phải của dân gian vì giọng điệu, hơn nữa, nội dung rất tục, bậy bạ, không mang giá trị của tư duy dân gian.
Bên cạnh đó, ông Tình cũng cho rằng, câu trên được sưu tầm, đưa vào sách. Nhưng nếu nó thực sự do nhà xuất bản đứng ra thu thập, ông vẫn không thể chấp nhận, đặc biệt khi đưa nó lên lịch.
PGS.TS Phạm Văn Tình nhấn mạnh đây là cách xử sự rất kém văn hóa, không thể chấp nhận được. Thông thường, người ta đưa vào tờ lịch thông tin cần thiết, liên quan ngày đó, đồng thời điểm xuyết bằng câu nói hay, ca dao, tục ngữ, danh ngôn thể hiện nét đẹp chung của nhân loại, đất nước.
“Có thể, người ta cũng tin những người làm lịch thường có kinh nghiệm, tri thức nhất định về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, không thể ngờ đến việc đưa vào một câu như vậy, làm giảm giá trị văn hóa. Có lẽ, chúng ta cũng cần nhắc nhở người làm lịch thận trọng khi đưa thông tin lên tờ lịch”, PGS.TS chia sẻ.
Đồng tình với ý kiến trên, chia sẻ trên báo Thanh niên, TS Hà Thanh Vân, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khi thấy hình ảnh tấm lịch trên cho biết, câu lục bát đang “gây bão” mạng xã hội không phải là tục ngữ, mà là ca dao vì làm theo thể 6 – 8, có vần. Tục ngữ thường là câu ngắn, có vần nhưng không ra thể thơ. Do đó, yếu tố đầu tiên, trên tờ lịch ghi đây là câu tục ngữ là không chính xác.
Theo TS Hà Thanh Vân, nguyên văn câu ca dao này là: “Thương chồng thì nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng… cho trườn ra sân”.
TS Hà Thanh Vân cho hay, đặc tính của ca dao là có dị bản, tức là những câu ca dao tương tự như thế, có thể đổi đi một vài từ nhưng vẫn giữ tinh thần, ý nghĩa như ban đầu.
Từ câu ca dao gốc, có một số dị bản khác đổi “cháo lươn” thành “cháo gà” như: “Thương chồng thì nấu cháo gà/Chồng ăn chồng… gấp ba ngày thường” hoặc “Thương chồng thì nấu cháo gà/Chồng ăn chồng… cửa nhà rung rinh”.
Cũng theo TS Hà Thanh Vân, trong ca dao, tục ngữ của Việt Nam có một số câu có tính chất tục một chút. Đây là điều bình thường, vì trong văn học dân gian Việt Nam, một số câu chuyện cười cũng có hàm nghĩa tục để gây cười.
Ý nghĩa của câu ca dao này, TS Hà Thanh Vân cho rằng đây là câu ca dao diễn tả tình cảm vợ chồng bình thường, chăm sóc người chồng không phải chỉ về tinh thần còn về ý nghĩa đời sống quan hệ vợ chồng.
Chưa biết câu ca dao trên tờ lịch có thật hay chỉ là sản phẩm của photoshop, nhưng theo TS Hà Thanh Vân, nếu có thật, câu ca dao được in vào ngày cuối cùng của năm, ngay thời điểm năm hết Tết đến như vậy là không phù hợp.
TS Vân phân tích trên báo Thanh niên, “Kho tàng ca dao Việt Nam đâu thiếu những câu hay mà không tục. Người biên soạn đưa câu này lên lịch nếu có thật thì không phù hợp với văn hóa truyền thống phong tục ngày Tết của Việt Nam. Chưa kể, phía đơn vị soạn lịch đã tự ý sửa để câu sai lệch, chữ ‘thương chồng’ và ‘giao thừa’ hoàn toàn khác nhau. Sự cố ý gò ép như vậy để phù hợp với ngày cuối năm là không chấp nhận được”.
Học trò lớp 1 điền thành ngữ làm ai nấy cười nắc nẻ, thầy cô gặp cảnh này cũng "khóc thét" thôi chứ chấm gì nổi
Đọc những bài tập điền thành ngữ, tục ngữ dưới đây của học trò tiểu học bạn sẽ có tràng cười cực sảng khoái đấy!
Bài tập Tiếng Việt luôn là một thử thách gì đó đối với lứa học sinh tiểu học. Nhiều khi làm bài sai hoàn toàn hay thậm chí bị 0 điểm nhưng vẫn phải công nhận trí sáng tạo của các em ở tầm cao mới, đến cả người lớn còn không ngờ tới được.
Điển hình nhất là bài tập điền thành ngữ, tục ngữ của tụi lớp 1, lớp 2 đôi lúc vượt xa trí tưởng tượng của người bình thường. Những "tác phẩm" bá đạo của các em chưa từng được công bố ở sách vở nào khiến thầy cô khi đọc vào không biết đặt bút chấm điểm sao cho phải.
Như mới đây, bài tập điền từ thích hợp còn thiếu vào chỗ trống để tạo tục ngữ, thành ngữ có nghĩa được chia sẻ. Người đọc nhờ đó mà được phen "cười không ngậm được mồm".
Cười muốn nội thương với đáp án bài tập điền thành ngữ, tục ngữ "có 1 không 2" này!
Theo đó, đề bài đưa ra 4 chữ "dưới, vai, đùm, nghĩa" và để 4 chỗ trống trong các câu phía dưới. Kết quả cực lầy được cậu học trò tiểu học đưa ra lần lượt là:
1. Kề dưới sát cánh (Câu đúng: Kề vai sát cánh)
2. Lá lành vai lá rách (Câu đúng: Lá lành đùm lá rách)
3. Tình làng đùm xóm (Câu đúng: Tình làng nghĩa xóm)
4. Kính trên nhường nghĩa (Câu đúng: Kính trên nhường dưới)
Có lẽ vì chưa từng nghe qua các câu thành ngữ, tục ngữ này bao giờ nên cậu học sinh này đã làm sai hoàn toàn bài tập đơn giản. Thay vì điền các từ vào đúng chỗ thì sự nhầm lẫn khiến "sản phẩm" của cậu học trò tiểu học thu hút rất đông sự chú ý của netizen. Nhìn vào kết quả này chắc đến giáo viên cũng phải khóc thét!
Đọc hết bài làm này không khéo người ta quên mất luôn bản gốc của những câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc.
Cùng xem qua những trường hợp học sinh tiểu học làm bài tập điền thành ngữ, tục ngữ không thể nào bá đạo hơn!
Sang chấn tâm lý với bài làm: "Thẳng như thước", "Môi hở nụ cười" quả đúng với thực tế còn gì
Trí tưởng tượng cực bá đạo của học sinh tiểu học!
Cười như được mùa với bài tập điền từ và chính tả sai bét nhè của em học sinh tiểu học
Đây là những câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc trong dân gian và được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng đối với trẻ em, nhất là các em học sinh tiểu học, nhận thức và vốn sống chưa nhiều nên để tiếp cận và nhớ được các cụm từ này không phải dễ.
Bố mẹ có thể giảng giải kĩ lưỡng hoặc lồng ghép các câu trên vào thực tế cuộc sống để dạy con nhỏ. Bởi các câu thành ngữ, tục ngữ này đều mang ý nghĩa hay ho và truyền đi nhiều kinh nghiệm, bài học đáng quý.
Nguồn: Internet
Học sinh giải thích câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng": Viết luyên thuyên đến mức cô giáo cười rũ rượi, hiểu chết liền! Học sinh luôn có những suy nghĩ khiến giáo viên cạn lời. Trí tưởng tượng của học sinh là một thứ gì đó dường như ngoài tầm hiểu biết của giáo viên, phụ huynh. Có những sự vật, sự việc rất bình thường nhưng qua ngòi bút của trẻ lại mang một nghĩa khác hoàn toàn. Nếu muốn hiểu rõ điều này thì...