Xôn xao thông tin BTC lễ trao giải Soribada tiến hành điều tra người cho Hòa Minzy thẻ vào hậu trường của BTS
Sự việc Hòa Minzy vào khu vực hậu trường lễ trao giải tại Hàn Quốc vừa qua vẫn đang là tâm điểm chú ý của cư dân mạng.
Ngày 30/8, cư dân mạng Việt được phen tranh cãi nảy lửa về lùm xùm Hòa Minzy sử dụng thẻ của nhân viên để theo chân nhóm nhạc Kpop BTS vào hậu trường lễ trao giải Soribada Best K-Music Awards 2018. Nữ ca sĩ đã gửi lời xin lỗi tới các fan của BTS, đồng thời tạm khóa trang Facebook cá nhân. Tuy nhiên vào gày 1/9, thông tin ban tổ chức sự kiện này đang điều tra người cho Hòa Minzy mượn thẻ bất ngờ rộ lên, khiến công chúng dậy sóng.
Hình ảnh Hòa Minzy trong hậu trường sự kiện nhờ có thẻ dành cho nhân viên
Cụ thể, theo nguồn tin, một đại diện từng làm việc với các sự kiện Kpop khác đã tiết lộ diễn biến này, đồng thời cũng cho biết: “Nếu Hòa Minzy đeo thẻ dưới sự chỉ định của đơn vị nào đó thì không sao, nhưng nếu đeo để thực hiện việc riêng thì là hành động sai”. Theo người này, nếu như ở Việt Nam việc cho mượn thẻ vào hậu trường là bình thường, nhưng ở Hàn Quốc, đây lại là vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt, đối với các chương trình quan trọng thì lại càng được quản lý nghiêm ngặt hơn.
Nguồn tin này tuy chưa được xác thực nhưng đã đủ khiến cộng đồng mạng xôn xao, càng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về sự việc.
Chủ nhân hit “Rời Bỏ” công khai đăng ảnh “khoe” tấm thẻ backstage mà không lường trước hậu quả
Theo Helino
Nạn xâm hại quyền riêng tư của idol gây rúng động Kbiz: Khi chuyện không chỉ dừng lại ở một tấm thẻ hậu trường
Sự việc Hòa Minzy bị fan của BTS "khủng bố" sau khi khoe tấm thẻ hậu trường đã tạo nên một chiếc chảo lửa tranh cãi vô cùng gay gắt trong cộng đồng fan Kpop. Đến nay, vấn đề quyền riêng tư của idol lại một lần nữa khiến dư luận dậy sóng.
Vào đúng đêm diễn ra lễ trao giải Soribada Best K-Music Awards 2018 ngày 30/8, sự việc nữ ca sĩ Hòa Minzy đeo thẻ hậu trường để theo dõi thần tượng BTS và khoe "thành quả" lên mạng xã hội đã gây ra một chảo lửa tranh cãi trong không chỉ một bộ phận ARMY (fan của BTS) tại Việt Nam, mà còn trong cả cộng đồng fan Kpop châu Á.
Video đang HOT
Việc một fan hâm mộ và muốn gần thần tượng không có gì là sai trái. Tuy nhiên trước vấn nạn fan cuồng, âm ỉ tồn tại suốt nhiều năm qua trong làng nhạc Kpop, rình rập cuộc sống riêng tư của idol, thì hành động hâm mộ giản đơn của nữ ca sĩ Hòa Minzy lại trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những gì công chúng mường tượng. Vậy tại sao ARMY lại lên án Hòa Minzy gay gắt đến thế?
Vấn nạn fan cuồng âm ỉ trong showbiz châu Á
Từ xưa đến nay, không ít sự vụ liên quan đến fan cuồng đã được báo chí đăng tải rầm rộ. Đến nay, công chúng đều biết đến cụm từ "fan cuồng" qua những mẩu tin rúng động: fan tát và giật tóc thần tượng, fan đột nhập vào nhà thần tượng, fan cuồng đeo đuổi ráo riết theo xe thần tượng, fan đầu độc idol để được idol nhớ mãi... Tuy nhiên đây đều là những tin tức đọc-cho-biết, nghe-cho-vui.
Thực chất công chúng biết rằng, việc cuồng thần tượng quá đà rất đáng lên án, nhưng không có ai nghiêm túc bài xích hay tẩy chay hành động này một cách gay gắt. Thần tượng đến, đám đông fan hô hào không xô đẩy. Tuy nhiên chỉ sau 1 phút idol xuất hiện, tình cảnh biển fan xô đẩy nhau đến mức trẹo chân, ngất xỉu, dẫm đạp lên nhau sẽ xuất hiện ngay và luôn. Tâm lý chung của fan lúc đó sẽ là: Họ đẩy, mình cũng đẩy. Họ được chạm vào thần tượng, sao mình không thử chạm một chút?
Năm 2011 là một năm kinh hoàng của Super Junior và tất cả đều gắn với cụm từ "fan cuồng". Tháng 1/2011 tại Singapore, Leeteuk và Heechul trở thành nạn nhân trong vụ va chạm thảm khốc 6 xe đâm liên hoàn vì bị fan cuồng bám đuổi. Tháng 3 cùng năm, xe chở Heechul, Leeteuk, Shindong, Yesung và những thành viên khác tiếp tục bị fan cuồng theo đuôi, dẫn đến một vụ tai nạn va chạm rầm rộ báo đài ở Thượng Hải.
Dù đã lên tiếng yêu cầu fan dừng lại, song nhóm vẫn bị bộ phận fan cuồng này phớt lờ. Cộng đồng fan Super Junior cũng không thể làm gì và fan cuồng vẫn hoạt động tích cực. Cũng vì vậy mà làn sóng fan cuồng vào những năm 2009-2011 dấy lên mạnh mẽ, nghiễm nhiên phát triển và tồn tại giữa những lời cầu cứu yếu ớt của idol cùng lời chỉ trích cho có của công chúng.
Khi sự riêng tư của thần tượng bị xâm hại, mua bán tràn lan trên mạng với mức giá bèo bọt
Thần tượng vốn là người của công chúng, tuy nhiên dường như công chúng đang nghiễm nhiên soi mói quá đà vào cuộc sống riêng tư của nghệ sĩ. Sự việc của nữ ca sĩ Hòa Minzy thoạt nhìn có vẻ khá đơn giản: Fan muốn gặp thần tượng, nhờ mối quan hệ để có được đặc quyền gần với idol hơn. Tuy nhiên với cương vị là một người có tầm ảnh hưởng đến giới trẻ hay cụ thể hơn là đến người hâm mộ của chính cô, Hòa Minzy đã vô tình khích lệ hành động dùng mối quan hệ để theo đuôi thần tượng.
Đối với những người có ý thức và nghệ sĩ như Hòa Minzy thì có thể vấn đề sẽ không nghiêm trọng đến vậy, tuy nhiên đối với những fan quá khích và trẻ người non dạ, khi có được đặc quyền ở hậu trường, họ sẽ không chỉ dừng lại ở mức "đứng từ xa quan sát" mà có thể gây ra sự cố nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Năm 2011, một fan nam quá khích từng lén đột nhập vào khu vực hậu trường và leo lên cánh gà và chạy ra nắm lấy cổ tay trưởng nhóm Taeyeon (SNSD) với ý định bắt cóc cô. Sự việc diễn ra ngay giữa phần trình diễn của SNSD, khiến đám đông khán giả không khỏi bị sốc, các thành viên bị khớp và chỉ riêng Sunny đủ tỉnh táo để kéo Taeyeon khỏi tay fan cuồng này. Trong chương trình "Strong Heart", Yoona từng rùng mình kể lại câu chuyện kinh hoàng về fan cuồng theo đuôi. Yoona từng bị một kẻ theo đuôi đeo bám tận đến ký túc xá. Người đàn ông này nhìn trân trân vào bóng lưng của Yoona và còn định lẻn vào tòa nhà sau đó chỉ để được gặp cô.
EXO là một trong những nhóm nhạc Kpop gặp phải nhiều trường hợp fan cuồng oái oăm nhất. Trong một lần lưu diễn nước ngoài, các thành viên được sắp xếp ở trong một khu khách sạn được đảm bảo an ninh. Tuy nhiên một vài fan cuồng đã tìm cách để lẻn vào và gắn camera ẩn trong phòng tập gym của khách sạn, thậm chí là cài camera kèm micro ghi âm trong phòng của một số thành viên. Suho sau cùng đã phát hiện ra chiếc camera ẩn và che mặt đi. Nhưng những fan cuồng quá khích này vẫn kịp ghi lại clip kèm phần ghi âm giọng nói của các thành viên EXO và tung lên mạng xã hội. Ngoài ra, EXO còn từng bị fan cuồng lẻn vào khách sạn trộm đồ lót để đem rao bán trên mạng. Loạt vụ việc này từng gây rúng động showbiz một thời, khiến chính các idol phải rùng mình.
Chưa hết, chắc hẳn không ít người đã từng nghe những mẩu tin tức về việc thông tin cá nhân của nghệ sĩ bị rao bán tràn lan trên mạng, những tấm vé backstage hay vé concert tưởng chừng hiếm hoi nhưng vẫn được bán tràn lan trên Twitter, tất nhiên với các mức giá đa dạng: có thể rẻ như cho, nhưng cũng có thể đội lên mức khó tin. Thực chất tình trạng này hoàn toàn có thật và vẫn diễn ra âm ỉ trên các trang mạng xã hội, diễn đàn Kpop.
Đài truyền hình cáp quốc gia JTBC của Hàn Quốc từng khiến công chúng chấn động khi đưa tin về việc mua bán thông tin cá nhân và số điện thoại của các thần tượng Hàn. Người hâm mộ và cả những kẻ theo đuôi idol có thể dễ dàng tìm được người rao bán số điện thoại, tài khoản và mật khẩu các trang mạng xã hội, thậm chí cả thông tin về chuyến bay, khách sạn của idol, thông tin của bạn bè hay bất cứ người nào có mối liên hệ với thần tượng đó.
Bất ngờ thay, mức giá của những thông tin này không hề đắt đỏ như những gì fan nghĩ, rơi vào khoảng rẻ nhất là 7.000 won - tương tương hơn 146.000 đồng. Thử liên lạc với một tài khoản Twitter rao bán, phóng viên đài JTBC từng nhận được mức "báo giá" là 30.000 won (tương đương 629.000 đồng) cho thông tin chuyến bay, 20.000 won (419.000 đồng) với thông tin ghế ngồi của một thành viên nhóm nhạc nổi tiếng. Quá trình chuyển tiền, nhận thông tin diễn ra trong chưa đầy 1 tiếng.
Tương tự với thông tin cá nhân, những tấm vé tưởng rằng hiếm hoi như thẻ backstage, vé VIP sau khi concert sold-out cũng được rao bán rất nhiều trên các khu chợ đen nhưng với mức giá siêu đắt đỏ. Tất nhiên những fan có tiền, có quyền thì vẫn mua được tấm vé như vậy một cách dễ dàng.
Với mức giá rẻ bèo so với mức độ quan trọng của thông tin cá nhân, ngày càng nhiều fan cuồng xâm hại quyền riêng tư của thần tượng, nghệ sĩ Hàn một cách trắng trợn. Tình trạng fan cuồng lẻn vào hậu trường, phòng khách sạn và thậm chí là đột nhập vào nhà riêng của idol ngày càng nhiều và thêm nghiêm trọng.
Phân định đúng sai đằng sau tấm thẻ hậu trường tưởng rằng nhỏ bé nhưng lại là con dao hai lưỡi
Tất cả những trường hợp kể trên sau cùng cũng chính là ví dụ điển hình để công chúng có cái nhìn tỉnh táo và nghiêm túc hơn về một chiếc thẻ hậu trường tưởng rằng rất bình thường nhưng lại là con dao hai lưỡi.
Nhìn lại lùm xùm của nữ ca sĩ Hòa Minzy, việc cô dù không phụ trách hoạt động hậu trường của lễ trao giải nhưng lại đương nhiên đi vào khu vực hạn chế trên cơ bản là sai luật. Chuyện đã sai lại càng sai hơn khi nữ ca sĩ công khai khoe hình thẻ hậu trường lên mạng xã hội.
Từ góc nhìn của fan cuồng, đó có thể coi là hành động khuyến khích. Rồi một người học theo, hai người làm giống như Hòa Minzy, mọi chuyện sẽ không dừng lại ở một tấm thẻ hậu trường bình thường mà đem lại rắc rối cho chính nhóm nhạc mà cô yêu mến. Đối với những fan phản đối gay gắt nạn fan cuồng, đây chính là một tấm gương không hề đẹp.
Nữ ca sĩ Hòa Minzy không hề sai khi hâm mộ cuồng nhiệt và yêu mến các thần tượng xứ Hàn. Tâm lý chung một người gặp được thần tượng và nóng lòng muốn khoe ngay với bạn bè, chia sẻ lên mạng xã hội là vô cùng bình thường. Tuy nhiên trong hoàn cảnh này, fan Kpop mạnh mẽ lên án hành động của cô là để ngăn chặn hậu quả về sau.
Theo Helino
Dàn nữ thần thế hệ mới của Kpop quy tụ trong lễ trao giải Soribada Best K-Music Awards 2018 (SOBA) diễn ra vào chiều 30/8 tại sân vận động Olympic Park (Seoul, Hàn Quốc) quy tụ nhiều thần tượng nổi tiếng. Dù mới bước sang mùa giải thứ 2 nhưng nhờ sự tham gia của dàn sao đình đám gồm BTS, Wanna One, TWICE, Red Velvet, NU'EST W, AOA, MONSTA X, Bolbbalgan4, MOMOLAND, MAMAMOO, NCT 127... lễ...