Xôn xao “thầy dạy làm giàu” dọa chặt tay chân học viên sau clip “bóc phốt”
Xôn xao “clip lớp dạy làm giàu của một trong 4 đàn ông khỏa thân tại đỉnh Mã Pí Lèng” bị một số người tự xưng là học viên cũ đến “bóc phốt” gây chú ý trên mạng xã hội.
Cụ thể, vừa qua cư dân mạng chia sẻ với tốc độ “chóng mặt” một bài post trên facebook với nội dung được cho là “bóc phốt” một người dạy kiếm tiền trên mạng.
Theo đó, người này thông tin một lớp học do người đứng lớp là Nguyễn V.C bị “học viên cũ đến tận lớp bóc phốt vụ lớp 600 triệu cam kết ra 5 tỷ. Đòi tiền không được còn bị dọa giết cả nhà”.
Ảnh cắt từ clip
Theo nội dung đoạn clip ghi lại, một học viên đã chi 600 triệu để học lớp làm giàu của Nguyễn V.C, với cam kết thu được 5 tỷ. Sau đó, người này tung ghi âm có nội dung cuộc gọi điện đòi lại tiền thì bị ‘ thầy giáo’ chửi không thương tiếc.
Ngay sau khi clip này được chia sẻ trên mạng xã hội, xuất hiện clip người có tên Nguyễn V.C livestream lên tiếng về vụ việc tố lừa đảo học viên này. Người tự xưng Nguyễn V.C cho biết: “Lê N.T không hề đưa cho tôi 600 triệu mà thực tế hoạt động huấn luyện này thông qua 2 người nữa với mức giá 300 triệu đồng”.
Người này cũng thừa nhận đã huấn luyện nhân vật tên T (người xuất hiện trong clip “bóc phốt” giữa lớp học) trong 1 năm.
“Tôi trực tiếp ra mặt “đánh” đường dây B. với một số học trò nữa. Quan trọng chúng đã dùng uy tín của tôi để lôi kéo mọi người vào B – một hệ thống lừa đảo. Thành phần cốt cán của B đều là học trò của tôi, sau khi thấy mình dạy nhầm cho những đối tượng đó nên tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm “giải quyết” chúng”, người này nói.
Clip live stream của người này cũng có đoạn “Chuyện chúng nói đến đây để đòi lại học phí 600 triệu là dùng chiêu bài để “phá” lớp học của tôi”.
Clip này cũng có đoạn người nhận là thầy dọa “chặt tay chân” học viên cũ tên T.
Trước đó, Nguyễn V.C được biết đến là người đứng lớp dạy về marketing với học phí vài chục triệu đồng mỗi lần, theo đó dạy học viên cách làm giàu, kiếm tiền tỷ.
Hiện mạng xã hội vẫn chia sẻ những clip này, với nhiều đoạn chat đe dọa và cả clip dọa “chặt tay chân” ghê rợn.
Liên quan đến vấn đề các lớp học kiểu tự phát dạy làm giàu đang lan tràn trên mạng xã hội, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho hay: “Tôi chắc chắn những lớp học làm giàu như kiểu này không được cơ quan quản lý nhà nước như Bộ GD&ĐT cấp phép.
Thực tế hiện nay những lớp học kiểu đó Bộ GD&ĐT không thể kiểm soát hết được mà phải tăng cường giám sát xã hội và những người đăng ký theo học cần hết sức tỉnh táo với những lớp học như vậy”.
Hoàng Thanh
Theo infonet
Diện tích làm việc cho giảng viên: Có nên quy định cứng?
Dự thảo Thông tư Quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi.
Trong đó, quy định về tiêu chuẩn diện tích làm việc của giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), giảng viên chính (GVC), giảng viên (GV) đang được chú ý. Bởi đây là lần đầu tiên quy định này đề cập đến con số cụ thể, trong khi thực tế tại các trường lại đang rất khác nhau.
Theo Dự thảo, mỗi GS cần có diện tích làm việc 24m2, PGS 18m2, GVC và GV 10m2. Bên cạnh đó, cứ mỗi 20 phòng học cần có 1 phòng nghỉ cho giảng viên. Diện tích chuyên dùng là 3m2/GV, với diện tích không nhỏ hơn 24m2/phòng.
Thông tư này áp dụng đối với các đại học (ĐH), học viện, trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trường CĐ, trung cấp sư phạm, trường CĐ có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi là cơ sở đào tạo).
Đặc biệt, các quy định tiêu chuẩn, định mức theo Dự thảo này sẽ chỉ áp dụng với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp sau ngày Thông tư chính thức có hiệu lực.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ không nên quy định cứng về diện tích làm việc cho giảng viên. Ảnh: T.F
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu thực tế thông tư này được áp dụng thì rõ ràng giảng viên sẽ có không gian làm việc lý tưởng, cần thiết để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhưng hiện nay có nhiều cơ sở giáo dục ĐH đang hạn hẹp về diện tích sử dụng, có những cơ sở còn phải... thuê thêm chỗ học, vậy quy định này sẽ áp dụng ra sao?
Ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) - đơn vị chủ trì soạn thảo cho biết: Để sử dụng có hiệu quả diện tích, ngân sách Nhà nước đối với trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước, cơ sở hoạt động sự nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27-12-2017).
Theo đó Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 152/2017/NĐ-CP.
Ông Phạm Hùng Anh cũng cho rằng: Đây không phải điều kiện về cơ sở vật chất các trường bắt buộc phải thực hiện, mà nhằm mục tiêu hạn chế việc sử dụng ngân sách Nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất trường học vượt quá khả năng nhà trường sử dụng đến.
Theo đó, các cơ sở đào tạo căn cứ quy định tại Thông tư này, xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng, xin ý kiến cơ quan cấp trên trực tiếp trước khi ban hành. "Trường hợp nhà trường muốn mở rộng cơ sở vật chất, Nhà nước sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của nhà trường đã được phê duyệt; nếu còn thiếu diện tích thì mới xem xét để đầu tư tiếp, nhưng nếu không thiếu thì dừng đầu tư" - ông Hùng Anh nói.
Như vậy, Thông tư chỉ có tác động khi các trường muốn lập dự án đầu tư. Với quy định này sẽ chống lãng phí, chống các trường xây vượt quy định; là căn cứ, định hướng cho phát triển trong tương lai của trường ĐH và chỉ áp dụng với trường sử dụng ngân sách Nhà nước. Nhưng đây chỉ là một điều kiện, điều kiện tiếp theo là phải có kinh phí, phải phụ thuộc vào ngân sách. Hướng tới các trường dần đạt các điều kiện chuẩn mực về cơ sở vật chất.
Mặc dù vậy, ông Phạm Hùng Anh cũng nêu quan điểm việc quy định diện tích làm việc cho GS, PGS, GV là cần thiết; bởi ngoài việc lên lớp, họ còn cần không gian nghiên cứu, làm việc với sinh viên; không phải chỉ đến trường dạy hết tiết rồi về.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục thì nếu chỉ áp dụng quy định cho các trường thuộc diện dự án đầu tư xây mới cũng không hợp lý. Vì chất lượng giáo dục ĐH, các quy định liên quan đến chất lượng phải áp dụng cho cả hệ thống, bao gồm cả trường mới, trường cũ. Hoặc có thể Bộ có quy định về nơi làm việc cho giảng viên nhưng không nên quy định cứng về số m2/GV bởi nhiều trường ĐH hiện nay hoạt động theo mô hình tự chủ, nếu quy định được áp dụng, muốn đầu tư xây dựng thêm sẽ dẫn đến chi phí xây dựng lớn, phải bù đắp bằng tăng học phí của sinh viên.
Dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT sẽ được lấy ý kiến đến ngày 30-11.
T.Fan
Theo PLXH
Trước nguy cơ bị phá dỡ, công trình Mã Pí Lèng Panorama bỗng được phủ sơn màu xanh Mặc đề xuất phá dỡ một phần công trình Mã Pí Lèng Panorama của Sở Xây dựng Hà Giang, chủ đầu tư vẫn đang gấp rút phủ sơn màu xanh lên công trình này. Mới đây, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất với tỉnh Hà Giang về việc cải tạo, chỉnh trang nhà hàng, nhà nghỉ Mã Pí Lèng Panorama (huyện Mèo...