Xôn xao suất cơm bán trú 15 ngàn đồng “nhìn mà xót xa” tại 1 trường tiểu học ở Hà Nội
Hình ảnh suất cơm bán trú đơn sơ giá 15 nghìn đồng cho học sinh tiểu học với lèo tèo vài miếng thức ăn đang gây xôn xao và cũng xuất hiện nhiều ý kiến tranh cãi.
Bữa trưa lèo tèo ít rau, trứng, sao đủ sức học tiếp?
Ngày 13/5, trên một số fanpage dành cho các bậc phụ huynh đăng tải hình ảnh suất cơm 15 nghìn bán cho học sinh bậc tiểu học. Theo như mô tả qua hình ảnh thì đĩa cơm, chỉ có vài cọng rau cải luộc, một ít trứng rán, ít thịt và một chiếc thìa đang úp trên một phần cơm trắng.
Người đăng tải hình ảnh có đặt câu hỏi trên diễn đàn để những phụ huynh khác cùng nêu ý kiến như sau: “Các mẹ nghĩ sao khi phải bỏ ra 15 ngàn đồng cho con em mình ăn bán trú tại trường như này nhỉ? Với khẩu phần ăn trưa của các con cấp 1 như này liệu có đủ lo cho các con không nhỉ? Trong khi cha mẹ phải bỏ ra số tiền không phải là quá ít – thật xót xa quá”.
Một số lời bình luận liên quan đến suất cơm 15 nghìn đồng của học sinh tiểu học
Ngay sau khi thông tin được chia sẻ lên mạng xã hội, topic đã thu hút nhiều người quan tâm và bình luận đa phần là của các bậc phụ huynh.
Đa phần đều bày tỏ sự xót xa cho các con trẻ vì cho rằng: Suất cơm chỉ có như trên thì sẽ không thể đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho các con.
Video đang HOT
“Không thể đủ sức cho các con tiếp tục học vào các giờ học buổi chiều, xót xa quá…”, bạn T.M bày tỏ. “Nhà trường có lương tâm không khi để con ăn cơm thế này? Nhìn bữa cơm của các con mà muốn rơi nước mắt”, một phụ huynh chứng kiến suất cơm bày tỏ.
Ý kiến khác lại so sánh: “15 nghìn đồng nhưng nhà trường lại cung cấp suất cơm như vậy là ăn bớt gần một khẩu phần ăn của các con. Bữa cơm quá đạm bạc mà chả khác gì cơm tù…”. Thành viên H.T bình luận.
Tuy nhiên trái với ý kiến trên, một số cư dân mạng lại cho rằng, với giá 15 nghìn, suất cơm như trên là hợp lý, thậm chí rẻ hơn so với bình thường.
“Rất có thể đây là suất ăn chính nhưng sẽ còn bữa phụ cho các con. Như ở trường con mình phải nộp 22 nghìn cho bữa chính…”, chị Mai Trang, chia sẻ.
Hình ảnh được phụ huynh chụp khi đi thực tế
Để tìm hiểu thực hư về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ được với chủ nhân đăng tải hình ảnh và những dòng cảm xúc đầy xót xa, chị này cho biết chị chính chị là một trong những phụ huynh của một lớp tại trường này nên không tiện nêu tên cụ thể.
Theo chị đây là hình ảnh mà một số phụ huynh thuộc một trường tiểu học nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội ghi được vào ngày 13/5.
“Trong lúc phụ huynh đi thực tế bữa cơm của các con học sinh tiểu học. Nhiều người rất bức xúc, phẫn nộ nhưng không dám nói ra vì sợ con mình bị trù úm…”, người đăng tải hình ảnh và thông tin, chia sẻ.
Để khách quan hơn, chúng tôi đã phỏng vấn một chuyên gia dinh dưỡng chuyên cung cấp thực phẩm, suất cơm cho các khu công nghiệp, tập thể, trường học. Ông phân tích: “Không nên so sánh với cơm bụi vì tất cả thực phẩm cung cấp cho trường học đều phải tuân thủ các quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm rõ ràng… Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ cũng rất quan trọng khi đây là tập thể hay khách hàng ‘ruột’ chứ không như một số nơi bán cơm bụi họ không chú trọng nguồn gốc thực phẩm hoặc khách hàng vãng lai nên có thể giá cả sẽ đa dạng hơn…”.
Suất cơm được Ban đại diện cha mẹ học sinh chụp lại trong lần đi kiểm tra.
Liên quan đến thông tin trên, sáng 14/5, PV đã liên hệ với hiệu trưởng trường tiểu học – nơi đang được các phụ huynh nhắc đến, nữ hiệu trưởng trường tiểu học cho hay: “Hôm qua thứ sáu, đúng là có ban đại diện cha mẹ học sinh đi kiểm tra. Tuy nhiên đã không có phản hồi, không có ý kiến. Ban giám hiệu nhà trường cũng chưa nhận được phản ánh nào từ phía các phụ huynh”.
Hiện tại, hình ảnh suất cơm bán trú vẫn được chia sẻ rộng rãi cùng những bình luận trái chiều.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Theo 2Sao/Trí thức trẻ
91 hộ nghèo ở Thái Nguyên hưởng lợi ích dự án "Ngôi nhà mới, Hi vọng mới"
Hôm qua, 11/5, Tập đoàn Samsung phối hợp với tổ chức phi chính phủ Habitat đã tổ chức buổi lễ tổng kết dự án "New house New Hope" Ngôi nhà mới, Hi vọng mới tại huyện phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Buổi tổng kết nhằm ghi nhận những thành công của dự án trong việc hỗ trợ cải thiện nhà ở, hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường cho các hộ gia đình cho thu nhập thấp, bao gồm các gia đình dân tộc thiểu số sống tại khu vực miền núi chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Một hộ gia đình được hỗ trợ từ dự án.
Bắt đầu từ tháng 12/2014, sau 15 tháng triển khai dự án, tổng cộng 91 hộ gia đình tại xã Phúc Thuận và Thành Công, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đã được hưởng lợi trực tiếp từ dự án "New House New Hope". Cụ thể, dự án đã xây dựng 10 căn nhà mới, nâng cấp và sửa chữa 41 căn nhà, đồng thời trang bị công trình nhà vệ sinh nước sạch cho 41 hộ gia đình khác trong cộng đồng. Ngoài ra, thông qua dự án, hai trường tiểu học tại xã Phúc Thuận cũng đã được trang bị phòng máy tính nhằm giúp nâng cao điều kiện học tập của các em học sinh. Đồng thời, dự án cũng hỗ trợ cải tạo 5 lớp học tại một trường mẫu giáo và hai trường tiểu học tại xã Phúc Thuận, lắp đặt hệ thống nước uống hợp vệ sinh tại hai trường tiểu học của xã Thành Công.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu mang đến nhiều niềm hi vọng mới cho người dân về một cuộc sống an cư và hạnh phúc, Samsung đã tài trợ 5 tỉ đồng cho dự án "New House New Hope". Đồng thời, Samsung đã cử 43 tình nguyện viên từ Công ty Samsung Điện tử tại Hàn Quốc và 35 tình nguyện viên của Công ty Samsung Điện tử Việt Nam Thái Nguyên trực tiếp tham gia vào việc xây nhà mới và cải thiện điều kiện sống của những hộ dân nghèo tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chương trình này là một trong những hoạt động ý nghĩa của Công ty Samsung Điện tử Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) dành cho người dân địa phương.
Bên cạnh đó, thành công của dự án còn đến từ sự tham gia của tổ chức Habitat for Humanity Việt Nam trên vai trò tư vấn và hỗ trợ gia đình về chuyên môn xây dựng, sửa chữa nhà cửa, và nâng cấp hệ thống nước sạch, và vệ sinh môi trường.
Phạm Lê
Theo_VnMedia
Cá biển chết hàng loạt, trường học "gồng mình" lo bữa trưa cho học sinh Từ hai tuần nay, bữa ăn trưa của trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã không còn các món được chế biến từ cá biển. Thay vào đó, HS được chuyển sang ăn trứng, thịt, tôm sông hoặc thịt bò. Các trường mầm non, Tiểu học ở Đà Nẵng đều tạm thời không có các món ăn từ...