Xôn xao sự tích 4 hồ tại trường đại học hữu tình bậc nhất Việt Nam
Nhắc đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội), nhiều người thường nghĩ ngay đến khuôn viên sở hữu vô số hàng cây xanh mướt.
Thế nhưng ít ai để ý rằng, ngôi trường này còn nổi tiếng bởi 4 hồ mang những cái tên hết sức độc đáo: hồ Tình Yêu, hồ Tình Bạn, hồ Hi Vọng và hồ Tuyệt Vọng.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết lý giải sự tích về 4 hồ ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam khiến nhiều người chú ý. Cùng YAN tìm hiểu những thông tin này nhé!
Khuôn viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. (Ảnh: VNUA Life)
Hồ Tình Yêu
Hồ Tình Yêu nằm trước giảng đường Nguyễn Đăng. Theo nhiều người kể lại, từ xưa hồ này đã sở hữu rất nhiều cá, có thể nói là nhiều nhất trong 4 hồ. Do các bạn sinh viên nữ thời bấy giờ thường qua đây xem cá nên nhiều bạn nam cũng nhân cơ hội này để tán tỉnh hẹn hò. Cũng từ đó, nhiều cuộc tình mới chớm nở, vậy nên hồ được gọi là hồ Tình Yêu.
Hồ Tình Bạn
Nằm trước giảng đường A là hồ Tình Bạn. Sở dĩ có tên gọi này bởi các bạn sinh viên độc thân rảnh rỗi không có gì làm thường qua ngồi ghế đá nơi đây, đồng thời liếc qua hồ Tình Yêu mà than thở. Lâu dần, nhiều nam thanh nữ tú F.A cùng chung chí hướng đã bắt chuyện và kết bạn làm thân, từ đó mà có cái tên hồ Tình Bạn.
Những hồ này thường được trồng rất nhiều sen, tạo nên cảnh tượng đẹp mắt mỗi dịp hè về. (Ảnh: Tiin.vn)
Video đang HOT
Hồ Hi Vọng
Hồ Hi Vọng nằm trước giảng đường B, được đánh giá là rất linh thiêng. Theo chủ nhân bài viết, những ai có ước muốn gì thường trai giới sạch sẽ trong 3 ngày, chọn giờ hoàng đạo rồi đi ra hồ, tay cầm một viên đá (có thể là sỏi hoặc viên bi nhỏ) cùng một tấm lòng lương thiện. Ở đây, họ sẽ tiến hành đốt vàng hương, quỳ khấn và bày tỏ ước vọng của bản thân, sau đó ném viên đá xuống nước.
Lúc này, nếu đá nổi lên thì ước vọng sẽ thành hiện thực. Có nhiều bạn còn viết tâm tư của bản thân ra giấy rồi gấp lại thành thuyền, đem thả ở hồ nước. Nếu thuyền trôi vào bờ thì mong ước sẽ thành hiện thực, bằng không thì ngược lại. Đây cũng là nguyên nhân cái tên hồ Hi Vọng ra đời.
Bước vào không gian này, nhiều người cảm thấy tinh thần thư thái hơn rất nhiều và khá tò mò về cách đặt tên 4 hồ nơi đây. (Ảnh: Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Hồ Tuyệt Vọng
Nói về hồ Tuyệt Vọng nằm trước giảng đường C, nhiều người cho biết hồ hồi xưa rất đẹp. Tuy nhiên trong một lần nạo vét, vật pháp bảo trấn không may bị xúc đi mất. Cũng vì thế mà tại đây thường tỏa không khí nặng nề, nhiều người đang gặp vấn đề trong cuộc sống nếu đi qua đây dễ đón nhận chuyện không may. Cũng vì lý do này mà người ta đặt tên cho hồ là Tuyệt Vọng.
Tuy hiện vẫn chưa có thông tin xác thực về những nội dung trên, thế nhưng, bài viết nhanh chóng nhận được lượng tương tác cực lớn từ người dùng mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên tại ngôi trường này đều bày tỏ sự thích thú trước ý nghĩa cái tên của 4 hồ nổi tiếng. Còn bạn, bạn nghĩ sao về cách lý giải các tên gọi trên? Chia sẻ cùng YAN nhé!
Những trường nào kéo dài thời gian nghỉ, chuyển sang dạy học trực tuyến?
Tính đến sáng 3/5, thêm nhiều trường đại học thông báo chuyển sang học trực tuyến đảm bảo an toàn cho sinh viên sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Đại học Bách khoa Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị, giảng viên, người học và khách đến trường. Theo đó, trường sẽ chuyển từ dạy và học lý thuyết, bài tập sang hình thức trực tuyến trên Microsoft Teams từ ngày 4 - 9/5.
Với các học phần thí nghiệm, trường sẽ tạm dừng và bố trí lịch học bù sau. Học viên cao học, nghiên cứu sinh tiếp tục lịch bảo vệ luận văn, luận án trong điều kiện đảm bảo nguyên tắc "5K" của Bộ Y tế.
Đồng thời, trường cũng yêu cầu cán bộ viên chức và người học khi quay lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5 phải khai báo y tế trên website https://tokhaiyte.vn/ hoặc trên ứng dụng BLUEZONE.
Học viện Báo chí và Tuyên tuyền và Đại học Điện lực thông báo toàn bộ sinh viên chuyển từ học trực tiếp tại trường sang học trực tuyến từ ngày 4/5 đến khi có thông báo mới.
Đại học Mở Hà Nội thông báo chuyển toàn bộ hoạt động dạy - học và sự kiện đông người tham gia sang hình thức trực tuyến. Đối với các học phần phải thi tập trung, cán bộ, giảng viên, sinh viên phải đảm bảo yêu cầu phòng dịch.
Đại học Ngoại thương yêu cầu sinh viên, học viên tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở Quảng Ninh không học tập trung từ ngày 4/5 đến 16/5. Những trường hợp đặc biệt phải tổ chức học tập trung, các đơn vị xin ý kiến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của trường trước khi triển khai.
Toàn bộ học phần tín chỉ được tổ chức giảng dạy trực tuyến theo hướng dẫn của Trung tâm Công nghệ thông tin. Các lớp học phần tín chỉ được bố trí thi tập trung trong thời gian học trực tuyến tạm thời hoãn tổ chức thi đến khi có thông báo mới.
Về kế hoạch học Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên khóa 58, 59, Đại học Ngoại thương sẽ hoãn tổ chức đợt 4 (dự kiến tổ chức từ ngày 5/5 đến ngày 29/5) cho đến khi có thông báo mới.
Các sinh viên thuộc nhóm học đợt 4 sẽ tiếp tục học các học phần tín chỉ theo thời khóa biểu, bắt đầu từ ngày 10/5. Sinh viên theo học đợt 3 tiếp tục hoàn thành chương trình học và sẽ thực hiện học trực tuyến theo thời khóa biểu đã thông báo.
Sinh viên tại cơ sở TP.HCM sẽ thực hiện theo thông báo cụ thể của cơ sở, dựa trên diễn biến dịch bệnh tại địa phương.
Học sinh học trực tuyến. (Ảnh minh hoạ: Đ.C)
Đại học Giao thông Vận tải cũng sẽ chuyển qua hình thức online từ ngày 3/5 cho đến khi có thông báo mới. Các hoạt động thi kết thúc học phần, thực hành, thí nghiệm, giáo dục thể chất, quốc phòng - an ninh cũng triển khai theo hình thức trực tiếp.
Đại học Tài nguyên và Môi trường yêu cầu sinh viên không đến trường, chuyển sang học trực tuyến từ ngày 4/5. Các bài giảng sẽ được triển khai trực tuyến trên nền tảng Google Meet. Trường chưa thông báo thời gian sinh viên đi học tập trung trở lại.
Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội cho sinh viên khóa 7, 8, 9 hệ đại học học trực tuyến từ ngày 4/5 đến hết ngày 8/5 theo thời khóa biểu qua Zoom.
Tương tự, Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho sinh viên học trực tuyến từ ngày 4/5 đến 8/5. Lịch thi cuối học kỳ sẽ bắt đầu từ ngày 28/5. Việc điều chỉnh lịch thi sẽ được phòng Đào tạo thông báo trước ngày 8/5.
Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) ra thông báo chuyển các lớp học từ trực tiếp sang online trên phần mềm Microsoft Teams sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), học trực tuyến kể từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo tiếp theo. Đối với các học phần theo tiến trình 10 tuần và 7 tuần đầu đã được công bố, nhà trường sẽ thông báo sau.
Ở TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật phải cho 20.000 sinh viên ngừng đến trường do có ca F1. Trường yêu cầu sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sinh viên các lớp lý thuyết chuyển sang học online từ 4/5 - 9/5. Những lớp thực hành và sinh viên làm đề tài tốt nghiệp vẫn đến trường nhưng phải đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách và "5K" của Bộ Y tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng phát đi thông báo về việc tăng cường thực hiện phòng, chống COVID-19. Trường yêu cầu cán bộ, viên chức, người lao động và người học thường xuyên cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng, để có thông tin đầy đủ; đồng thời tự đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị.
Mặt khác, trường cũng yêu cầu hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết; trường hợp tổ chức, phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng chống dịch bệnh.
Đa dạng xét học bạ, thí sinh tránh mắc sai lầm Xét học bạ THPT là phương thức được các trường áp dụng với nhiều cách thức khác nhau. Thí sinh cần đặc biệt lưu ý để tránh nhầm lẫn dẫn đến mất cơ hội trúng tuyển. HIện nay, phương thức xét học bạ được nhiều thí sinh, phụ huynh quan tâm hơn bởi sớm "chắc suất" vào đại học. Ảnh minh hoa: GDU...