Xôn xao nải chuối ngày Tết bán giá 700 nghìn đồng: Khách không dám mua
Mỗi dịp Tết đến xuân về hầu hết các gia đình ở Việt Nam đều chuẩn bị mâm ngũ quả để thắp hương ông bà tổ tiên.
Một trong những loại quả không thể thiếu vào dịp Tết chính là nải chuối tiêu. Chuối tiêu được bày xen kẽ với bưởi, quất, táo, lê hay phật thủ đều rất đẹp, tượng trưng cho một năm đủ đầy, may mắn. Tuy nhiên, cứ đến dịp giáp Tết những loại quả này lại tăng giá chóng mặt khiến ai nấy đều bất bình.
Chuối tiêu là một trong những loại quả không thể thiếu để bày mâm ngũ quả. (Ảnh minh họa: Infonet)
Mới đây, mạng xã hội xôn xao chia sẻ hình ảnh chụp tại một sạp hàng bày bán chuối tiêu ngày Tết. Đáng chú ý, mức giá của mỗi nải chuối ở đây đều vô cùng cao. Có nải ghi giá lên tới 700 nghìn đồng/1 nải. Nải chuối rẻ nhất cũng có giá lên tới 450 nghìn đồng/1 nải khiến nhiều người ngỡ ngàng. Nhiều người không khỏi thắc mắc liệu có phải chủ quán ghi nhầm giá là 700 nghìn đồng/1 buồng chuối hay không?
Nải chuối được bày bán ven đường với giá 700 nghìn đồng/ 1 nải khiến nhiều người giật mình. (Ảnh: FB N.H.L)
Trong khi đó, các nải chuối này đều là chuối bình thường không hề được trang trí hay sơn tỉa nghệ thuật gì. Thậm chí còn được bày bán dưới lòng đường chứ không phải trong cửa hiệu sang trọng. Nếu mức giá này là thật thì thực sự là một con số quá lớn. Ngay sau khi đăng tải, hình ảnh này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của netizen. Ai nấy đều bày tỏ không thể tin được một nải chuối lại có mức giá trên trời như vậy.
Bên cạnh đó, không ít người cũng bày tỏ thực trạng chung các loại vật phẩm ngày Tết tăng giá. Nhiều người xác nhận đã mua nải chuối với mức giá từ 150 – 200 nghìn đồng. Với mức giá này đã đắt hơn ngày thường gấp mấy lần chứ đừng nói tới giá 700 nghìn đồng.
Ngay cả nải rẻ nhất cũng có giá lên tới 450 nghìn đồng/1 nải. (Ảnh: FB N.H.L)
Hình thức của những nải chuối này cũng không có gì quá nổi bật để bán với mức giá này. (Ảnh: FB N.H.L)
Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng bán giá như thế nào là quyền của người bán. Hơn hết, người chủ cũng để giá cả công khai, thuận mua vừa bán, nếu ai có nhu cầu có thể mua còn không thì thôi.
Một số bình luận của netizen bên dưới bài đăng này.
“Ơ đồ người ta bán giá sao chẳng được, công khai giá mà. Ai không mua thì bỏ qua thôi.”
“Năm nay kinh tế khó khăn con xin các cụ cho con nợ không cúng chuối sang năm chuối rẻ con cúng bù các cụ 2 nải luôn ạ.”
“Mẹ tui mới mua 1 nải 2 mấy quả có 150 nghìn mà đã kêu đắt, chắc nhìn nải này sang chấn mất.”
Nhiều người cho rằng với mức giá này một nải chuối là quá đắt. (Ảnh: Chụp màn hình FB N.H.L)
Bên cạnh các loại hoa quả thờ cúng thì các vật phẩm trang trí ngày Tết như đào, mai cũng liên tiếp tăng giá. Gần đây, netizen cũng xôn xao trước hình ảnh cành đào nhìn không khác gì cành củi khô nhưng được trả giá 80 triệu đồng chủ nhân vẫn chưa muốn bán vì không được giá.
Nhìn từ xa, cành đào này khá khẳng khiu với nhiều cành con cùng gốc thân to, khỏe. Có lẽ do chưa đến lúc nở hoa nên nhìn cành cây càng thiếu sức sống, nhìn chung là không có gì quá đặc biệt. Sau khi được ngắm nhìn cành đào có giá 80 triệu đồng, nhiều người cho rằng chúng thật sự không xứng đáng với giá tiền. Bởi nhìn bên ngoài cành đào chỉ như củi khô, phù hợp để đem đi luộc bánh chưng hơn là trưng trong nhà. Ngược lại, không ít độc giả sành đào thì cho rằng, mức giá vài chục triệu đồng đối với đào đá là hoàn toàn bình thường.
Cận cảnh cành đào 80 triệu đồng nhưng gia chủ chưa muốn bán ở Nghệ An. (Ảnh: FB Nghệ An)
Với những ai là người chơi đào lâu năm hoặc am hiểu về các loại cây, chắc hẳn không còn xa lạ với đào đá, hay còn được gọi là đào rừng. Đây là một giống đào được trồng trên các vùng núi cao phía Bắc như Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng hay Yên Bái. Mỗi cây đào này đều có giá trị vô cùng cao bởi khi nở hoa sẽ vô cùng rực rỡ, mang nét đẹp núi rừng, phúc lộc đầy nhà khác hẳn với những loại đào trồng ở miền xuôi.
Người đàn ông sở hữu cây đào này đang bán cây tại TP Vinh, Nghệ An. (Ảnh: Nghệ An)
Trước đây cũng có một cây đào đá được “hét giá” 80 triệu đồng. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Quan điểm chơi hoa, trang trí Tết cũng như bày biện đồ cúng thắp hương của mỗi gia đình khác nhau. Những người có điều kiện họ không tiếc chi số tiền khủng để trang trí Tết được tươm tất nhất.
Bị hét giá gấp 3 lần, vé đêm chung kết AFF Cup vẫn "đắt như tôm tươi"
Ngày hôm nay 13/1, trận chung kết lượt đi giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan sẽ được diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Vì vậy, ngay từ rất sớm, VFF đã tiến hành trả vé cho bạn đọc đăng ký mua online. Thông tin được VFF đăng tải cho biết, có 2 phương thức để cổ động viên nhận vé, một là chuyển phát nhanh đến tận nhà, hai là có mặt tại SVĐ vào ngày 12/1 để nhận vé trực tiếp.
Người hâm mộ đã xếp hàng từ sáng sớm để lấy vé cho trận chung kết. (Ảnh: Tuổi trẻ)
An ninh cùng tổ chức lấy vé được VFF chuẩn bị nghiêm ngặt tránh tình trạng mất an ninh, trật tự. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Để có thể nhận vé trực tiếp, người hâm mộ chỉ cần xuất trình 1 trong 3 loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, căn cước công dân hoặc giấy ủy quyền lấy vé nếu mua nhượng. Do đó, theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ, rất đông người hâm mộ trái bóng đã có mặt để nhận vé vào ngày hôm qua. Ban quản lý sẽ bố trí 3 cổng cho họ để đảm bảo an ninh cũng như quy trình lấy vé được tiến hành nhanh chóng hơn.
2000 vé đã được trả cho người hâm mộ trong buổi sáng 12/1. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Vì đã có kế hoạch chuẩn bị từ ban đầu nên dù 2000 vé đã được phát ra nhưng không hề có cảnh chen lấn, xô đẩy. Tuy nhiên, trong lúc người hâm mộ xếp hàng chờ nhận vé, một "đội quân" các phe vé đã tiếp cận và chào mời người mua với những ngôn từ đánh vào tình yêu bóng đá của người hâm mộ Việt.
Với những nhóm phe vé như thế này, giá cạnh tranh giữa họ là không quá chênh lệch. Nhưng khi so sánh với giá vé gốc, những vé được phe vé bán ra sẽ đắt gấp 2, 3 lần bình thường. Tùy vào vị trí ngồi, phe vé sẽ có cách "hét giá" khác nhau.
Rất nhiều phe vé đã có mặt trước sân vận động Mỹ Đình từ sớm. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Hiểu tâm lý người dân, "đội quân" này hầu như có tất cả 4 loại vé được VFF bán ra. (Ảnh: VTC News)
Ví dụ như vé gốc 1 triệu đồng sẽ tăng lên 4 - 4,5 triệu đồng/ cặp, vé 800 nghìn đồng là 3,2 triệu/ cặp, trong khi đó vé giá 600 nghìn đồng hay 400 nghìn đồng sẽ lần lượt là 1,6 triệu đến 1,8 triệu đồng/cặp và 2 triệu đến 2,2 triệu đồng/cặp. Chia sẻ với Sài Gòn Giải Phóng, một phe vé kỳ cựu cho hay, giá vé trận chung kết sẽ còn tăng mạnh vào hôm nay 13/1, đặc biệt là trước giờ bóng lăn.
"Đại lý" vé nhỏ lẻ mọc lên ngay trên đường Lê Đức Thọ, quanh khu vực sân. (Ảnh: VTC News)
Tưởng chừng với giá vé được "hét giá" cao hơn nhiều lần như vậy sẽ không có ai mua. Song, đây lại hoàn toàn không phải "rào cản" để người hâm mộ Việt Nam chùn bước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vé do VFF mở bán trực tuyến đã "bay sạch" trong vòng 2 tiếng. Do đó, để có thể tận mắt chứng kiến trận cầu giữa nước nhà và Thái Lan, cổ động viên chỉ còn cách mua vé từ "chợ đen".
Sức nóng của trận chung kết khiến nhiều người hâm mộ không thể mua được giá gốc. (Ảnh: VTC News)
Nhiều người dân phải "bấm bụng" mua vé giá cao để được chiêm ngưỡng trận cầu. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Với việc đội tuyển Việt Nam đá trên sân nhà cũng như đây là ngày cuối tuần, dự đoán giá vé sẽ còn được người hâm mộ ráo riết săn lùng và tiếp tục tăng mạnh cho đến trước 19h30 tối nay.
Mẹ Quang Linh gửi quà team Châu Phi: Ai cũng có chỉ con trai là không Sau một thời gian dài sinh sống, làm việc cũng như thực hiện các dự án thiện nguyện ở Châu Phi, Quang Linh Vlogs đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người hâm mộ. Để có được sự thành công này, không thể không nhắc đến sự hỗ trợ nhiệt tình của các thành viên trong team Châu Phi, trong...