Xôn xao linh vật rắn “trùm cuối” tại TP.HCM, nhiều người thốt lên: “Hoa hậu” đây rồi!
Sự kết hợp các phụ kiện khiến cho linh vật rắn này nhận được nhiều lời khen từ các cư dân mạng.
Những ngày này, không khí Tết đã len lỏi khắp các ngõ ngách, khắp mọi nẻo đường. Đáng chú ý, việc trang hoàng các địa điểm du lịch, các công viên hay những khu vực trung tâm của các thành phố cũng rất được quan tâm. Trong đó, các linh vật rắn – biểu tượng của Tết năm nay thường xuyên được dân tình cập nhật, chia sẻ khắp các nền tảng mạng xã hội.
Tại TP.HCM, vừa mới đây, dân tình lại xôn xao trước hình ảnh linh vật rắn được gọi vui là “ trùm cuối”, “ hoa hậu” của các linh vật rắn trong mùa Tết năm nay.
Hình ảnh linh vật rắn đang gây xôn xao tại TP.HCM
Được biết, linh vật rắn này nằm tại đường hoa Nguyễn Huệ, cũng là một trong những nơi được trang hoàng rất hoành tráng trong các dịp lễ Tết, thu hút nhiều người đổ về đây vui chơi, chụp ảnh “sống ảo” trong những ngày Tết.
Linh vật rắn này có màu xanh với điểm nhấn là chiếc khăn rằn tạo thành phần mang của một chú rắn hổ mang. Chiếc khăn rằn quấn đầu và còn đội thêm chiếc nón tạo nên những nét đặc trưng độc đáo của người dân miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự kết hợp này nhận được lời khen ngợi của rất nhiều cư dân mạng. Nhiều người dành lời khen ngợi cho linh vật này và gọi đây là “hoa hậu”, “trùm cuối” của các linh vật rắn trong mùa Tết năm nay.
Một số bình luận của cư dân mạng:
- Hoa hậu đây rồi!
- Cũng hay, đội cái nón lá rồi quấn khăn rằn Nam Bộ hợp lý phết. Mấy con khác có tai có chân có bờm sẽ đỡ trống, “bé na” không có chi nên phải có phụ kiện.
- Đẹp nhỉ, hài hoà mà lại nổi bật.
Hình ảnh linh vật rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) nhận về nhiều lời khen
Được biết, hiện tại, linh vật rắn này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để có thể ra mắt trong những ngày sắp tới.
Linh vật rắn này vẫn đnag trong quá trình hoàn thiện
Video đang HOT
Cùng ngắm một số linh vật rắn độc đáo và nổi bật tại TP.HCM trong mùa Tết năm nay:
Các linh vật rắn tại TP.HCM trong mùa Tết năm nay
Linh vật rắn tỉnh thành nào đẹp nhất Tết Ất Tỵ 2025?
Ít có năm nào linh vật Tết của các tỉnh thành lại được khen nhiều, 'trăm hoa đua nở' như dịp Xuân Ất Tỵ 2025; theo bạn linh vật rắn ở nơi nào đẹp nhất?
Cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định là những câu chuyện lịch sử kết nối hiện tại, tương lai trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Công trình lấy hình tượng cụm tháp Dương Long (tọa lạc trên đỉnh đồi tại xã Tây Bình, huyện Tây Sơn) với chiều cao 7,5m để làm phông nền chủ đạo. Phía trước hình tượng cụm tháp Dương Long là biểu tượng linh vật lấy cảm hứng từ tạo hình Rắn thần Naga 5 đầu cao 5m, mô phỏng sinh động và mang nét đặc sắc của văn hóa Chăm Pa.
Bên cạnh đó, tạo hình rắn công nghệ cũng đặt biệt và bắt mắt, được bố trí hiệu ứng ánh sáng về ban đêm, đem lại nét hiện đại cho cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025. Linh vật này tượng trưng cho sự đổi mới, hội nhập nhằm bắt kịp xu thế của công nghệ 4.0 của tỉnh Bình Định.
Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa khai mạc vào tối 19/1 với linh vật hổ mang chúa mang tên Kim Tỵ Phú Quý dài 135m. Linh vật cao gần 11m được lấy ý tưởng từ chủ đề chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng điện toán đám mây. Rắn cuộn mình ôm lấy những viên đá quý, tượng trưng cho sự quý giá của vùng đất Phú Yên. Xung quanh là các mô hình về tháp Nghinh Phong - biểu tượng du lịch mới của TP Tuy Hòa.
Linh vật rắn tại vị trí trung tâm cao hơn 12m, dài 38m với có chủ đề "Rắn vươn ra biển lớn trong thời kỳ hội nhập"; xung quanh là các mô hình về trí tuệ nhân tạo, linh vật đang nâng quả cầu internet vạn vật - chuyển đổi số.
Linh vật rắn Đà Nẵng đang "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội những ngày qua. Chú rắn hổ mang màu vàng với thần thái sinh động, đôi mắt sắc bén và dáng cuộn mình đầy khí thế này là tác phẩm của nghệ nhân Đinh Văn Tâm, người tạo ra linh vật mèo, hổ, rồng gây sốt những Tết trước. Linh vật rắn hổ mang này cao 5m, phần mang phồng rộng 2,6m, phần thân uốn lượn dài hàng chục mét, nằm tại công viên phía Tây cầu Rồng.
Tạo hình linh vật rắn ở Huế được lấy cảm hứng hình ảnh Nhiêm xà khắc trên Anh đỉnh, một trong 9 đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu, vốn được coi là kết tinh của tinh thần văn hóa, lịch sử và sức mạnh quốc gia thời Nguyễn. Linh vật này mạnh mẽ, uyển chuyển, tượng trưng cho sự bảo vệ, thông minh và linh hoạt - những phẩm chất quả loài rắn mà người xưa trân trọng.
Cặp đôi Ngân Tỵ, Kim Tỵ ở TP.HCM gây ấn tượng mạnh bởi nét duyên dáng mà không kém uy nghi. Hai linh vật này sẽ được lắp đặt tại đường hoa Nguyễn Huệ. 70% vật liệu chế tác Kim Tỵ và Ngân Tỵ là loại thân thiện với môi trường. Đầu và bụng rắn ốp tấm cót ép sơn màu, toàn bộ phần lưng phủ lớp vảy mica gương để tạo hiệu ứng phản quang, lấp lánh.
Linh vật rắn đội nón khổng lồ tại trung tâm thương mại Aeon Tân Phú (TP.HCM) cũng nhận nhiều lời khen ngợi. Hoa văn họa tiết trống đồng in trên thân rắn kết hợp với chiếc nón lá tạo thành tổng thể hài hòa, mang đậm bản sắc dân tộc. Mô hình được làm từ chất liệu an toàn, bề mặt bóng mịn của nó phản chiếu ánh sáng như một viên ngọc trai khổng lồ giữa trung tâm thương mại sầm uất.
Ngự trị ngay đầu đường dẫn vào khu vực trung tâm hành chính tỉnh, linh vật rắn Bạc Liêu được chế tác rất tỉ mỉ, sử dụng khung sắt uốn cong tinh xảo. Lớp vảy của rắn được phủ tráng gương màu vàng, tạo nên hiệu ứng lấp lánh. Với chiều cao 3,5m (riêng thân rắn cao 2,3m), linh vật rắn này là điểm nhấn ấn tượng về mặt thị giác, một tác phẩm công phu của các nghệ nhân địa phương.
Linh vật rắn mặc trang phục thổ cẩm độc đáo của tỉnh Gia Lai Tết 2025 cũng rất được yêu thích do ý nghĩa tôn vinh văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Linh vật này được đặt tại Đường hoa xuân, Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku.
Nổi bật nhất tại đường hoa còn có hình ảnh bộ đôi rắn vàng, rắn bạc được thiết kế tinh tế, ý nghĩa. Hai con rắn lớn ôm túi vàng, túi bạc tượng trưng cho năm mới nhiều tài lộc, sung túc và phát triển.
Cặp linh vật rắn ở Quảng Ngãi có kích thước rất lớn, tổng chiều dài của hai con là hơn 31m. Đôi linh vật được thiết kế ấn tượng với một con màu cam và một con màu xanh, được tạo dáng hình trái tim mang thông điệp "Tình yêu mùa xuân", nằm ngay lối chính ra vào trung tâm công viên Ba Tơ.
Cặp linh vật rắn ở thị trấn biên giới Lao Bảo (Quảng Trị) gồm một con rắn hổ mang màu vàng óng và một "bé Na" cách điệu với lông mi dài, đầu đội hoa. Hai linh vật cao khoảng 2,5m, đặt đối diện nhau.
Cặp linh vật này cũng là tác phẩm của nghệ nhân Đinh Văn Tâm, được nhiều người địa phương trầm trồ khen là ngộ nghĩnh, dễ thương.
Trước đó, một linh vật rắn khác ở Quảng Trị (đặt tại một khu du lịch ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa) được đán.h giá là đẹp và nữ tính với màu cam đất, đôi mắt long lanh, đội chiếc mũ điệu đà. Công trình cao 1,7 mét, rộng 1,7 mét và dài 2,5 mét, được làm chủ yếu bằng xi măng, phủ sơn màu.
Mô hình linh vật rắn đầy ấn tượng này được lắp đặt tại khu vực ven biển thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Đây là chú hổ mang chúa màu vàng rực, trọng lượng hơn 1,2 tấn. Màu vàng rực rỡ không chỉ tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn mà còn khiến bức tượng trở nên nổi bật dưới ánh nắng mặt trời miền biển.
Cặp linh vật rắn tại chợ hoa xuân tỉnh Phú Thọ có biểu cảm sinh động, đôi mắt long lanh, đường nét mềm mại và màu sắc tươi sáng, tạo nên một không gian vui tươi và thân thiện. Nhiều người nói đây là "hoa hậu rắn" của năm nay.
Linh vật rắn trưng bày trong khuôn viên của chùa Phổ Độ (xã Hộ Độ, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) được hoàn thành sau 1 tháng thi công. Linh vật cao khoảng 8m, tạo hình là một "nàng rắn" đán.h má hồng, đầu đội hoa.
Linh vật "Rắn hạnh phúc" ở Bắc Giang được anh Bùi Văn Quân cùng 2 cộng sự làm trong gần 3 tháng. Nó có chiều cao 5,1m, nặng 7 tấn và được làm bằng xi măng, cốt thép. Linh vật dễ thương này đang được dựng ở vườn của anh Bùi Văn Quân ở thôn Tân Sơn, xã Hùng Thái, huyện Hiệp Hòa.
Linh vật rắn Quảng Bình cao 3m, rộng 3m và đường kính thân 40cm, được đặt tại Trung tâm đón khách tham quan động Phong Nha-Tiên Sơn.
Linh vật rắn tại đường hoa xuân của huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ khi chưa hoàn thiện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Hình ảnh rắn hổ mang chúa này thể hiện sự thân thiện, gần gũi như là người bạn của nhà nông, giúp người nông dân bảo vệ mùa màng.
Linh vật rắn tại làng nghề Trường Sơn, TP Nha Trang (Khánh Hòa) cao 4,5m kể cả phần đế, phần thân khoanh thành 3 vòng tròn rộng khoảng 3m. Phần bên trong làm bằng khuôn nhôm, bên ngoài làm từ sợi thủy tinh, nhựa nguyên sinh.
Tại Bến Tre, chú rắn xanh mặc áo vest với vẻ mặt hài hước đem lại sự bất ngờ thú vị cho nhiều du khách. Điểm nhấn của linh vật là phần đuôi được cách điệu thành hình ảnh một chiếc bẫy ong. Chi tiết độc đáo này phản ánh một phần đời sống văn hóa, kinh tế xã hội của người dân Chợ Lách.
Linh vật rắn xuất hiện khắp nơi, dân mạng hết khen ngợi lại chế giễu Nhiều tỉnh thành ở đất nước tỷ dân đã xuất hiện những linh vật rắn với đủ chủ đề, mang văn hóa đặc trưng vùng miền, được nhiều người quan tâm. Linh vật rắn trắng ở Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Tết Nguyên đán 2025 sắp đến, các thành phố trên khắp Trung Quốc đang trang trí đón Tết, trong đó linh...