Xôn xao hotgirl nổi tiếng tố bị bạn trai yêu 4 năm đánh đập dã man, giám định thương tật 28%
Hình ảnh cô gái trẻ bị người yêu hành hung, đánh đập dã man, mặt mũi, tay chân bầm tím đã khiến nhiều người không khỏi phẫn nộ.
Hôm nay (27/9), trên nhiều diễn đàn mạng xã hội xuất hiện bài đăng một hotgirl tố bạn trai bạo hành thu hút sự quan tâm của đông đảo dân tình. Ngay sau khi hình ảnh cô gái trẻ – được biết đến là hotgirl K.T bị người yêu đánh bầm dập mặt mũi, tay chân chia sẻ trên mạng, đã có rất nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ đối với gã bạn trai vũ phu này.
Theo lời K.T chia sẻ: ‘4 năm yêu nhau nhận về mỗi như thế này. Từ hôm qua tới giờ phía gia đình em chưa nhận được một từ ‘Xin lỗi’ từ anh D.T.H hay K.Đ.
Giấy khám mỗi mặt chưa kể tay chân đã chẩn đoán 28% thương tật rồi. Em bị u máu mủ mắt do bị đạp mạnh. Tay em trật khớp. 4 năm qua em nhịn vậy cũng đủ rồi mọi người.
Người ta bảo đăng lên như này xấu chàng hổ ai nhưng em đăng cho ai yêu thì còn tránh. Đi Nha Trang cùng cách đây 1 năm nó đánh em mà về anh chị em nó còn khuyên em bỏ. Mọi người chơi với em ai cũng biết. Ai cũng khuyên và do em ngu mới lao đầu đến bây giờ’.
Hotgirl K.T bị bạn trai đánh đập dã man
Theo như những gì mà K.T chia sẻ, người yêu 4 năm của cô không những vũ phu mà còn ham chơi, lăng nhăng, ngoại tình nổi tiếng. Tuy nhiên vì yêu mà cô bất chấp bỏ qua hết nên mới ra nông nỗi như hiện tại.
Chàng trai vũ phu trong câu chuyện
Trong những bức ảnh mà K.T đăng tải, có thể thấy khuôn mặt và tay chân cô nàng bị bầm tím, trầy xước. Thậm chí sau khi bị đánh xong, K.T còn nhận về những lời thách thức của bạn trai: ‘Hôm qua anh đập vào cái mặt em để cho em biết là cái tầm ấy rồi thì anh coi em không là gì nữa đâu mà bảo care hay không em à’.
Video đang HOT
Anh chàng còn thách thức người yêu tố cáo mình
Thậm chí khi K.T nhắn tin sẽ ‘bóc phốt’ bạn trai vũ phu lên mạng xã hội, anh chàng này vẫn không biết hối cải: ‘Tùy thôi… Tự nhiên cảm thấy hồi hộp quá. Mình lên sóng của facebook hotgirl’ hay ‘Làm gì thì làm, tùy, tao cần gì nổi’…
Sau khi chia sẻ trên mạng xã hội, K.T đã nhận được nhiều lời an ủi từ bạn bè khi nhiều người cho biết người yêu cô từng nổi tiếng về thói vũ phu và thường xuyên đánh đập bạn gái cũ, thậm chí còn ăn bám, xin tiền.
Nam thanh niên còn bị bạn bè tố thói vũ phu, ăn bám
Hiện tại, trang cá nhân của K.T không biết vì lý do gì mà bị ‘bay’ tài khoản nhưng bài ‘bóc phốt’ này thì vẫn đang là chủ đề được lan truyền trên khắp các diễn đàn mạng xã hội với tốc độ chóng mặt.
Trước khi chơi thể thao, cần nắm vững những điều này
Nếu không xử trí kịp thời và đúng cách, một số chấn thương khi chơi thể thao có thể để lại hậu quả nặng nề.
Vừa qua, trong lúc chơi môn thể thao vua bóng đá, cầu thủ Đỗ Hùng Dũng đã bị gãy gập cổ chân sau pha vào bóng của một đồng nghiệp. Hùng Dũng đã được sơ cứu cố định phần xương gãy nhanh chóng và chuyển vào bệnh viện để mổ xử lý chấn thương.
Các chấn thương thể thao, đặc biệt là gãy xương tuy ít gặp nhưng ảnh hưởng lớn đến vận động và sinh hoạt, bước xử trí sơ cứu ban đầu rất quan trọng để hạn chế chấn thương thấp nhất.
Sau đây là chia sẻ của ThS-BS Huỳnh Phương Nguyệt Anh, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM về những lưu ý trong cách xử trí các chấn thương thể thao, đặc biệt là gãy xương.
1. Những loại c hấn thương nào thường gặp trong thể thao? Khi gặp những chấn thương này, cần xử trí như thế nào?
Chấn thương thể thao chủ yếu hay gặp phải là chấn thương ở hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng. Chấn thương chân thường gặp hơn ở tay và hơn một nửa gặp các chấn thương về gân cơ hay dây chằng, tiếp theo thường là các chấn thương nông ở phần mềm như da và mô dưới da. Hai chấn thương ít gặp hơn là trật khớp và gãy xương.
Tùy theo từng loại chấn thương, mức độ, vị trí nghiêm trọng của chấn thương mà có những xử trí khác nhau.
Khi mới gặp phải chấn thương khi chơi thể thao, thể dục cơ bản, hãy nhớ tới phương pháp RICE, trong đó:
R - Rest (Nghỉ ngơi): Khi gặp chấn thương, vùng xương khớp cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Do đó, bạn cần tạm ngừng các hoạt động thể thao, đồng thời giảm tối đa thời gian di chuyển, vận động ở vùng chi bị thương.
I - Ice (Chườm lạnh): Sử dụng nhiệt lạnh giúp giảm đau rất nhiều và kiểm soát tình trạng sưng viêm. Chườm lạnh nên được thực hiện cứ cách 2-3 giờ mỗi lần, chườm trong 15 - 30 phút trong vòng 3 ngày đầu xảy ra chấn thương.
C - Compress (Băng ép): Để hạn chế sưng, nên băng bó, ép chặt nhẹ vùng chấn thương bằng băng thun co giãn, chú ý cách quấn kiểu số 8 hay quấn tròn chi ở vùng khớp, lực quấn không quá chặt.
E - Elevate (Kê cao chi): Để giảm sưng, đau và viêm, giúp máu hệ tĩnh mạch lưu thông tốt hơn, nên kê phần chi bị thương cao hơn so với toàn bộ cơ thể.
Sau thời gian xử trí ban đầu bằng phương pháp RICE, nếu các triệu chứng không thuyên giảm nhiều, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để xác định có cần điều trị bổ sung giúp hồi phục hoàn toàn chấn thương hay không.
Một ca phẫu thuật điều trị chấn thương thể thao tại BV ĐH Y Dược TP.HCM. Ảnh: BVCC
2. Chấn thương gãy xương có thường gặp trong chơi thể thao hay không?
Theo trang nghiên cứu nổi tiếng Researchgate.net thì chấn thương do gãy xương là nguyên nhân ít gặp nhất khi chơi thể thao, chỉ chiếm khoảng 1,5%. Xương là loại mô cứng chắc trong cơ thể con người. Xương bị gãy chắc chắn do lực tác động rất mạnh từ bên ngoài. Hai môn thể thao có thể gặp tình trạng gãy xương nhiều nhất chính là bóng bầu dục và bóng đá. Vị trí xương gãy thường là xương đòn, xương vùng cổ tay, bàn ngón tay đối (chi trên) và xương vùng cổ chân, bàn ngón chân (chi dưới).
Có trường hợp hiếm gặp hơn là gãy xương do mỏi. Đây là loại vi chấn thương do lặp đi lặp lại động tác nhiều lần ở một xương, ví dụ gãy xương do mỏi ở bàn ngón chân út trong môn marathon chạy cự li đường dài.
3. Điều trị gãy xương do chấn thương thể thao như thế nào?
Xử trí ban đầu thường phụ thuộc vào vị trí của xương gãy, trong đó nguyên tắc R- Rest (Nghỉ ngơi) được công nhận là hình thức xử lý quan trọng nhất giúp tránh làm di lệch thêm về xương cũng như tàn phá phần mềm kế cận.
Chườm lạnh thường được áp dụng đối với các loại vết thương gãy kín, không có vết thương ngoài da tại vùng chi gãy. Thuốc chống viêm và giảm đau cũng sẽ được bác sĩ kê đơn để giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu. Hầu hết, xương gãy sẽ cần bất động trong một thời gian đủ để chữa lành bằng các hình thức bó bột hay nẹp cố định, đi nạng.
Những trường hợp xương gãy phức tạp hơn có thể cần phải phẫu thuật để giúp cố định xương, đưa trở lại vị trí ban đầu. Khi quá trình điều trị gần hoàn tất, mỗi cá nhân sẽ có một liệu trình vật lý trị liệu riêng biệt để cải thiện tính linh hoạt của khớp và chuyển động của chi gãy, tránh nguy cơ teo cơ, tăng cường tuần hoàn tĩnh mạch cũng như bổ sung chất dinh dưỡng đến xương gãy.
Đối với trường hợp gãy xương do mỏi, thời gian nghỉ ngơi thường kéo dài hơn, có thể cần đến 8 tuần để xương lành lại và ngăn ngừa tổn thương thêm.
Người đang điều trị chấn thương nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và bổ sung lượng canxi được khuyến khích giúp giảm nguy cơ bị gãy xương, làm cho xương chắc khỏe và giữ cho cơ thể cân đối và khỏe mạnh.
4. Thời gian để người bệnh có thể sinh hoạt, vận động bình thường sau chấn thương gãy xương là bao lâu?
Tùy theo loại gãy xương và hình thức định có tốt hay không, chế độ tập phục hồi thế nào mà có thể dự đoán được thời gian lành xương là bao lâu, thường chi trên mất từ 6-8 tuần, và 8-12 tuần với chi dưới để sinh hoạt, vận động lại bình thường.
Để có thể chơi thể thao, môn vận động mạnh lại thì cần quá trình tập luyện hồi phục kiên trì hơn, thời gian chung thường mất khoảng 6 tháng. Trước khi chơi lại, bạn cần sự đánh giá của bac sĩ chuyên về y học thể thao.
Sốc: Cô gái "phốt" bạn trai đẹp như "hot boy" vũ phu, hành hung bầm tím người vì trai lạ "thả tim" Chỉ vì được người khác thả icon cảm xúc vào bài viết mà cô gái bị bạn trai hành hung không thương tiếc. Từ khi Facebook phát triển thêm chức năng bộc lộ cảm xúc (yêu thích, thương thương, buồn, phẫn nộ...) thay vì ấn "Like" đơn thuần. Người dùng có thể tương tác với nhau một cách sinh động và đa dạng...