Xôn xao “hòn đá lạ” ở Đền Hùng
Những ngày này, cư dân mạng xôn xao về một “hòn đá lạ” đặt tại Đền Thượng, Đền Hùng, Phú Thọ. “Hòn đá lạ” có kích thước cao khoảng 50cm, bề rộng nhất khoảng 35cm, hình cánh buồm, ngụ trên bệ được gia cố khá đẹp, đặt trong Đền Thượng phía bên cánh trái theo lối đi vào Đền.
Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi rằng, “hòn đá lạ” này là một dạng bùa yểm không tốt.
Có mặt tại Đền Thượng sáng 10/4 (tức 1/3 âm lịch) để tìm hiểu rõ thực hư, phóng viên thấy khá nhiều người đi lễ Đền đầu tháng đang vây quanh “hòn đá lạ”. Có người xì xào bàn tán, có người chụp ảnh, chạm sờ, có người lại thận trọng đứng từ khoảng cách vài mét nhưng đứng quan sát hòn đá khá lâu.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói, hòn đá này, do một người tên Khảm ở Hà Nội cung tiến lên Đền Hùng năm 2009, khi đó là thời kỳ tôn tạo, tu sửa Khu di tích.
Một ông tên Nguyễn Minh Thông (là một đại tá quân đội, kiêm cán bộ của một đơn vị thuộc UNESCO Việt Nam) đã lên đây làm lễ. Hòn đá có ý “là để trấn giữ quốc gia”.
“Hòn đá lạ” ở Đền Thượng, Đền Hùng đang gây xôn xao cư dân mạng
Ông Các báo cáo lên lãnh đạo chuyện dư luận trên mạng interrnet về “hòn đá lạ”, lãnh đạo tỉnh cũng đã biết chuyện cư dân mạng xôn xao nên đã chỉ đạo ông Các xem xét, cho hướng đề xuất xử lý sau Lễ hội này.
Video đang HOT
Thời kỳ ông Nguyễn Văn Khôi là Giám đốc Ban quan lý Khu di tích (nay về hưu) đã đồng ý cho người cung tiến đặt hòn đá ở đây. Và chính ông Khôi đã phải làm giải trình lên UBND tỉnh Phú Thọ về “hòn đá lạ”.
Nhưng viên đá này tốt, hay xấu, hiện ông Các chưa thể đưa ra nhận định gì. Ông Các cho biết, có lãnh đạo tỉnh đã đồng ý sẽ lập hội đồng khoa học để “nghiên cứu” và đưa ra kết luận khoa học.
Theo 24h
Hơn 3 triệu người dự Giỗ Tổ Hùng Vương
Dù không phải năm chẵn nhưng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay được tổ chức hoành tráng. Ước tính sẽ có khoảng hơn 3 triệu người tham gia lễ hội.
Điểm nhấn Lễ đón bằng công nhận di sản văn hóa
Trao đổi với PV sáng 13/4, ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết, các hoạt động tại lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương đã bắt đầu diễn ra từ sáng nay. Tại Thành phố Việt Trì (Phú Thọ), đang diễn ra lễ hội đường phố chủ đề "Văn hóa đất Tổ Hùng Vương hội tụ và tỏa sáng" với sự tham gia của 3.000 nghệ nhân và đông đảo nhân dân cả nước.
Ông Ân cũng cho biết, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng cho lễ khai mạc lúc 20h tối nay, 4/3 âm lịch.
Mở đầu và cũng là tâm điểm lễ hội năm nay là Lễ tôn vinh, đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Buổi lễ có sự tham dự của đại diện các quốc gia trong 24 nước thường trực Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO. Sau buổi lễ sẽ có chương trình nghệ thuật đặc sắc và màn bắn pháo hoa tầm cao.
Các ngày sau đó sẽ có các lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, lễ giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương... 8 tỉnh, thành sẽ dâng lễ vật và bánh chưng, bánh dày góp giỗ.
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hoành tráng
Năm nay, lần đầu tiên có lễ hội văn hóa dân gian đường phố, thể hiện nền văn hóa đa sắc của tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, có các chương trình hát xoan cổ; Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; triển lãm, chiếu phim, trưng bày cây cảnh, giải bóng chuyền quốc gia, hội thi bơi chải trên sông Lô... hứa hẹn sức hấp dẫn lớn, thu hút sự tham gia, hưởng thụ của đông đảo người dân trong cả nước đến Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, lễ hội diễn ra trong 7 ngày, bắt đầu từ hôm nay, mồng 4 đến 10/3 âm lịch. Ước tính, sẽ có khảng 3 triệu đến đến dự Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xử nghiêm "chặt chém"
Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, BTC lễ hội đền Hùng đã chuẩn bị các phương án để ngăn chặn lộn xộn trong buôn bán tại lễ hội. Ban tổ chức lập các đội quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng giả, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhất là các hành vi lợi dụng lễ hội để "chặt chém".
Hàng quán đều phải niêm yết và bán đúng giá, xử nghiêm hành vi "chặt chém" giá cả khách dự lễ hội. Ngoài ta tỉnh cũng có số điện thoại để khách thông báo nếu bị "chặt chém". Vấn đề báo chí nêu về những năm trước về việc bày bán thịt tươi tràn lan cũng được "dẹp", tránh gây phản cảm chốn tâm linh. BTC lễ hội cũng lập chốt ngăn chặn nạn đeo bám, móc túi du khách.
Đặc biệt, các bãi gửi xe đều phải theo đúng mức giá quy định, không được phép tự nâng giá. Năm nay, sẽ không cho phép các bãi gửi xe do dân tự lập nên tràn ra đường như các năm trước.
Các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Quý Ty 2013:
* Ngày 13/4/2013 (tức ngày 4/3 âm lịch):
- Tại thành phố Việt Trì:
Sáng (7h30-11h00): Lễ hội đường phố chủ đề "Văn hóa đất Tổ Hùng Vương hội tụ và tỏa sáng"
Chiều (14h00-17h00): Tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xây dựng hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Tối (19h00-21h00): Bắn pháo hoa tầm cao
- Tại Khu DTLS Đền Hùng:
Tối (19h00-21h00): Lễ đón nhận bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm 2013.
* Ngày 14/4/2013 (tức ngày 5-3 âm lịch):
- Tại thành phố Việt Trì
Sáng 8h00: Khai mạc: Triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề "Văn hóa đất Tổ - Cội nguồn dân tộc Việt Nam" gắn với triển lãm mỹ thuật của các họa sĩ Hàn Quốc và Phú Thọ; Chương trình "Hát Xoan làng cổ" gắn với điểm du lịch văn hóa tại Miếu Lãi Lèn, đình Thét.
Chiều (14h00-17h00): Triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề "Văn hóa đất Tổ - Cội nguồn dân tộc Việt Nam" gắn với triển lãm mỹ thuật của các họa sĩ Hàn Quốc và Phú Thọ; Chương trình "Hát Xoan làng cổ" gắn với điểm du lịch văn hóa tại Miếu Lãi Lèn, đình Thét.
Tối (19h30-21h00): Biểu diễn của đoàn ca múa nhạc Đồng Nai.
- Tại Khu DTLS Đền Hùng
Sáng (7h00-11h00): Thành phố Việt Trì tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm vua Hùng; triển lãm ảnh "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống văn hóa cộng đồng" tại Nhà bảo tàng Hùng Vương - Khu DTLS Đền Hùng; trưng bày, giới thiệu các loài phong lan tại Nhà trưng bày phong lan; đánh trống đồng, đâm đuống, múa sư tử tại nhà Công quán.
Chiều (14h00-17h00): Triển lãm ảnh "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống văn hóa cộng đồng" tại Nhà bảo tàng Hùng Vương - Khu DTLS Đền Hùng; trưng bày, giới thiệu các loài phong lan tại Nhà trưng bày phong lan; đánh trống đồng, đâm đuống, múa sư tử tại nhà Công quán.
Tối (19h00-21h00): Khai mạc hội trại văn hóa; liên hoan hát Xoan và dân ca Phú Thọ lần thứ ba.
Theo 24h
65 kiều bào ưu tú cùng dâng hương ngày Quốc giỗ Trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2013, như thường lệ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào dâng hương tiên tổ, cùng đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Từ ngày 7-15/4/2013, đoàn đại biểu gồm 65 kiều...