Xôn xao hình ảnh cụ ông 78 tuổi bán xoài trên đường phố Sài Gòn, nuôi vợ bị tai biến
Vì hoàn cảnh khó khăn, phải chăm vợ bị tai biến, nên cụ ông năm nay đã 78 tuổi vẫn lặn lội từ Tiền Giang lên Tp. Hồ Chí Minh để bán xoài.
2 ngày nay trên mạng xã hội liên tục chia sẻ những bức hình cùng câu chuyện về một cụ ông 78 tuổi bán xoài trên đường phố Sài Gòn. Hình ảnh cụ ông ở cái tuổi gần đất xa trời, đứng bên đường nhiệt tình lựa từng quả xoài cho khách, rồi mỗi khi ngơi tay lại tranh thủ ăn ổ bánh mì khô khiến ai chạy xe ngang qua cũng phải chú ý.
78 tuổi – cái tuổi đáng nhẽ phải được hưởng sự an nhàn, vui thú bên con cháu, thì ông vẫn là trụ cột kinh tế của gia đình, vẫn phải lăn lộn trên từng cung đường kiếm tiền mưu sinh, chăm lo cho người vợ bị tai biến ở quê nhà.
Hình ảnh cụ ông bán xoài trên đường khiến nhiều người chú ý.
Video đang HOT
Quê ông ở Tiền Giang, đều đặn mỗi tháng 2 lần, ông sẽ di chuyển hơn 100km lên Sài Gòn bán xoài. Và mỗi lần bước chân lên thành phố hoa lệ này, thay vì thuê nhà trọ nghỉ ngơi, ông sẽ chọn ngủ trên vỉa hè gần chỗ bán để tiết kiệm chi tiêu ít nhất có thể. Được biết, ông đã đi bán xoài được gần 20 năm nay.
Câu chuyện của ông khiến bất cứ ai nghe được cũng rưng rưng thương cảm.
Nguồn ảnh: Hạ Âu và Tuni Truong
Bố bị tai biến, chồng cấm về ăn Tết nhà ngoại khiến vợ "vùng dậy", làm điều không tưởng trong suốt 5 năm qua
"Tức nước vỡ bờ", cô vợ quyết chống lại sự áp đặt bấy lâu của nhà chồng, dù có phải nhận những lời trách cứ cay nghiệt.
Tết đã đến rất gần, nhiều gia đình trăn trở câu chuyện về nội hay ngoại đoàn tụ. Định kiến xã hội xưa mặc định người phụ nữ phải đón Tết cung gia đình nhà chồng. Thế nhưng ngày nay, người ta có nhiều suy nghĩ cởi mở, tiến bộ, việc ăn Tết ở đâu cho công bằng với cả vợ chồng được quan tâm hơn.
Thế nhưng, cô vợ này lại không được hưởng sự may mắn đó. Gia đình nhà chồng không hiểu và thông cảm khiến cô vô cùng khó xử.
" Tôi năm nay 28 tuổi, nhà hiếm muộn nên có mỗi mình.
Đã 5 năm ăn Tết nhà chồng. Năm nào tôi cũng khăn gói về quê từ 20. Chưa một năm nào được về ngoại ăn Tết. Cả dịp gì cũng ít về vì công việc.
Chỉ cần tôi xin về là chồng tôi nói luôn "về thì đi luôn đừng quay lại" thế là tôi lại im lặng, chẳng nói gì cũng chẳng xin nữa.
Nhiều nàng dâu không được về ngoại ăn Tết vì sự ích ký của chồng
Bố tôi tai biến đã 2 năm nay, tôi chưa thăm bố được lần nào vì cách xa tận 300 km. Công việc bận bịu, tôi nói với chồng về quê ngoại ăn Tết tiện thăm bố luôn. Nhưng chồng không cho, tôi có nói "sau này con gái anh lấy chồng rồi, bố mẹ chồng nó cũng cấm tuyệt đối con về quê ăn Tết như em dù bố ốm, anh thấy bất hiếu không? Tội bất hiếu là nặng nhất đấy!".
Rồi tôi quyết tâm ăn Tết nhà ngoại cho cháu về thăm ông một lần. 18 âm tôi và con đã ở bên nhà. Nhìn thấy con gái lâu ngày không về, mẹ tôi mừng lắm nhưng vẫn không quên hỏi tôi là đã hỏi ý kiến chồng chưa. Tôi nói dối là rồi.
Mẹ chồng nghe tin tôi về ngoại kêu con dâu láo, thái độ và cũng không nghĩ tôi dám đi như vậy. Rồi chồng thì nhắn tin như này. Nhìn bố ốm mà tôi chạnh lòng. Con gái là con người ta thôi mọi người ạ ", cô tâm sự.
Tin nhắn phũ phàng của người chồng
Câu chuyện của cô vợ trẻ khiến nhiều người phải suy ngẫm. Tết là ngày vui, là dịp đoàn tụ gia đình hiếm có, ông bà, bố mẹ mong nhất là sự trở về của con cháu. Gia đình nội hay ngoại đều như nhau. Đằng này, gia đình nhà chồng lại tỏ thái độ cấm cản cô, đặc biệt là người chồng gia trưởng và ích kỉ.
" Thấy buồn cho chị quá chừng. Bố mẹ ốm đau mà không về thăm đã là cái tội rồi, nhà con một mà không về ăn Tết suốt 5 năm lại là một thiếu sót nữa. Thương chị vì bị kẹt giữa bổn phận làm dâu với việc báo hiếu cha mẹ đẻ ", tài khoản My Le bình luận.
" Anh chồng quá nhỏ nhen. Bố vợ bệnh nặng mà không về thăm, cũng không cho vợ về thăm, đối xử như vậy thì chẳng trách vợ ôm con về ngoại. Chị nên nói chuyện thẳng thắn với anh ta. Người chồng tử tế không bao giờ ngăn vợ phụng dưỡng bố mẹ cả ", một dân mạng khác bức xúc thay.
" Bố mẹ vợ cùng như bố mẹ chồng, không ai có quyền so bì hay đối xử thiếu công bằng. Muốn vợ tôn trọng mình và bố mẹ mình thì hãy yêu thương, trân trọng bố mẹ vợ trước đã ", thành viên Hùng Nguyễn nhắn nhủ.
Hoàn cảnh đáng thương của cụ bà bán trứng vịt lộn ở Đà Lạt Những mảnh đời cơ cực, ở tuổi xế chiều vẫn phải bươn chải mưu sinh luôn khiến đông đảo dư luận không khỏi chạnh lòng chua xót và tìm cách để giúp đỡ nhiều nhất có thể. Hoàn cảnh của cụ bà bán vịt lộn ở Đà Lạt mới đây chính là trường hợp điển hình như thế. Nghe bà cụ kể lại...