Xôn xao Hải Dương: Con ba ba khủng nhất Bắc bộ
Một thương lái chuyên kinh doanh ba ba quê vừa sở hữu con ba ba gai lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực miền Bắc. Con ba ba khủng này nặng tới 22kg.
Anh Phạm Thế Giỏi (Thái Thịnh, Kinh Môn, Hải Dương) cho biết, ngày 21/12, theo đơn hàng đặt, anh tới thôn Mỹ Động (Hiến Thành, Kinh Môn) để mua ba ba quê giao cho các nhà hàng, khách sạn theo yêu cầu.
Ao ba ba này đã được chủ nhân nuôi liên tục trong vòng 12 năm. Thức ăn chủ yếu được sử dụng là ốc và các loại cá tạp. Đây là ba ba thuộc giống ba ba gai (có 2 chùm gai lớn ở cổ).
Sau khi nước trong ao được bơm bớt, còn đến ngực người lớn, khi lội xuống ao mò thử, hai thanh niên trong nhóm mò ba ba khẳng định có một con rất to. Họ xác định con ba ba này lớn hơn bình thường, không phải bằng vành nón, mà bằng cái nia.
Con ba ba gai nuôi nặng 22 kg
Anh Giỏi mất 30 phút mới đưa được con ba ba này lên bờ
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau nhiều giờ, hai thanh niên vẫn không đưa nổi con ba ba lên khỏi mặt nước. Anh Phạm Thế Giỏi đã lội xuống kiểm tra thử, sau 30 phút đã mang được con ba ba khổng lồ này lên bờ.
Hiện tại, có người trả con ba ba này với giá 18 triệu đồng. Nhiều nhà hàng, khách sạn lớn đã có ý định mua về để trưng làm hàng mẫu.
Khác với những con ba ba nhập từ nước ngoài qua đường tiểu ngạch hoặc nuôi bằng thức ăn công nghiệp, loại ba ba được nuôi bằng phương pháp truyền thống này thường được bán sau 2 năm, thịt thơm, chắc, không chảy nước.
Người nuôi con ba ba cho hay, họ cũng chỉ biết là trong ao có con ba ba rất lớn vì thỉnh thoảng thấy nó ngoi đầu lên mặt nước, nhưng không nghĩ nó lại lớn đến vậy. Điều đặc biệt, dù nuôi nhiều năm nhưng da dẻ, độ bóng của mai, bụng vẫn như những con ba ba non khác.
Theo Yên Ba
VietnamNet
'Nông dân lăn lộn làm ruộng chỉ ngang tiền uống bia liệu có đáng không?'
"Việt Nam xuất khẩu gạo được 3 tỷ USD, 3 tỷ USD chỉ bằng lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam. Nông dân lăn lộn làm ruộng chỉ ngang tiền uống bia liệu có đáng không?', bà Phạm Chi Lan đặt câu hỏi.
Một lượng lớn gạo Việt được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: TL
"Thua trên sân nhà là tất yếu"
Tại Diễn đàn Chính sách Nông nghiệp thường niên 2015, PGS.TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ ra một thực tế rằng, khối lượng lúa gạosản xuất và xuất khẩu tăng lại tỷ lệ nghịch với thu nhập của nông dân và tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, ông Khải cũng cho biết, người dân Philippines mua gạo Việt Nam với giá rẻ, chỉ bằng 2/3 giá gạo tiêu thụ trong nước. "Vô tình chúng ta, trước hết là nông dân Việt Nam đang phải bất đắc dĩ làm nghĩa vụ quốc tế về an toàn lương thực", ông Khải nhận định.
Ông Khải cũng bày tỏ quan ngại, khi kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn không còn phân biệt ranh giới giữa trong và ngoài nước, việc bỏ trống thị trường trong nước tức là Việt Nam tạo cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài tấn công thị trường, việc thua ngay trên sân nhà là tất yếu.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan cũng cho biết, gạo Việt đang mải miết sung sướng với thành tích số lượng mà quên chất lượng, vị trí gạo Việt cũng đang bị đe doạ, về gạo chất lượng Việt Nam đã thua Thái Lan, Campuchia.
"Theo con số thống kê tôi được biết, Việt Nam xuất khẩu gạo được 3 tỷ USD, 3 tỷ USD này chỉ bằng lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam. Nông dân lăn lộn làm ruộng chỉ ngang tiền uống bia liệu có đáng không?", bà Phạm Chi Lan đặt câu hỏi.
Cũng theo bà Lan, không thể trách người nước ngoài mang sản phẩm tốt hơn, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn vào bán tại Việt Nam. Ngành nông nghiệp cũng không có quyền trách cứ hay đòi hỏi người dùng phải yêu nước, thương nông dân và dùng hàng Việt.
Từ trái qua: Bà Phạm Chi Lan, PGS.TS Vũ Trọng Khải, GS. Võ Tòng Xuân
"Nếu không thay đổi căn bản khi vào cuộc hội nhập tới, việc chúng ta thua trong ngành gạo là thấy trước", bà Lan nhấn mạnh.
Việt Nam chưa biết làm thương hiệu gạo
Chia sẻ bên lề Diễn đàn, GS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp thành viên Liên minh Nông nghiệp cho biết, các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp lúa gạo hiện nay làm ra sản phẩm có thương hiệu rất ít, hàng trăm thương lái thu mua gạo của hàng nghìn nông dân dẫn đến việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm là khó khăn. Thương hiệu để người tiêu dùng yên tâm là điều mà Việt Nam chưa làm được.
GS. Xuân cũng nhận xét, nông dân Việt Nam là những người tự do nhất thế giới, vì họ thích trồng gì thì trồng, chặt gì thì chặt, thiếu sự định hướng của các ban ngành liên quan.
Theo đó, ông Xuân đề xuất, nhà nước cần có chính sách đầu tư đào tạo nông dân một cách chuyên nghiệp hơn, doanh nghiệp cũng được hưởng chính sách phù hợp để có điều kiện thuận lợi trong việc chế biến các sản phẩm thu mua từ nông dân thành các sản phẩm có thương hiệu đưa ra thị trường trong và ngoài nước.
Cũng theo vị chuyên gia này, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam nên sản xuất và xuất khẩu gạo trắng cấp thấp nhiều hơn loại gạo thơm cao sản vì thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là Philippines, Indonesia, Malaysia... và một số nước châu Phi phần lớn người dân ăn gạo thấp cấp.
"Gạo thấp cấp tuy giá rẻ hơn nhưng năng suất rất cao, Hiện nay, gạo thơm cấp cao được bán với giá 800 - 900 USD/tấn, gạo trắng cấp thấp ở mức 420 - 450 USD/tấn. Trung bình với 1 ha, nông dân thu hoạch được từ gạo thơm cao sản khoảng 2,5 - 3 tấn gạo, gạo trắng cấp thấp khoảng 7 - 8 tấn. Tuy nhiên, loại gạo thơm cấp thấp này phải có thương hiệu mới có thể cạnh tranh bền vững với các thị trường khác", ông Xuân phân tích.
Theo Bizlive
"Đút túi" vài trăm ngàn mỗi ngày "dễ như chơi" nhờ ốc bươu vàng Cứ đến mùa nước nổi là nông dân các tỉnh ĐBSCL ra quân bắt ốc bươu vàng, lấy ruột bán lại cho các thương lái. Một mặt diệt loài sinh vật nguy hại này, mặt khác còn cho thêm thu nhập từ 100.000 - 200.000 đồng/người/ngày. Khi mùa lũ về, cũng là lúc ốc bươu vàng sinh sản và phát triển rất nhanh....