Xôn xao chuyện xuất hiện cá mập 100kg trên vùng biển Bình Thuận
Theo thông tin từ địa phương, rất nhiều lồng bè cá được ngư dân nuôi đã có thiệt hại về số lượng, nhiều người nghi ngờ do cá mập “vào bờ phá hoại”.
Việt Nam là quốc gia có chiều dài biển đáng kể, tạo nên nhiều tiềm năng về nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và phát triển du lịch. Trong nhiều năm gần đây, đã có thông tin về việc cá mập xuất hiện thuộc các vùng biển có tiềm lực về kinh tế biển.
Cá mập xuất hiện tại Bình Thuận
Theo báo Bình Thuận Online đưa tin:”Người dân địa phương xã Vĩnh Tân (Tuy Phong), cách đây vài ngày trên vùng biển nơi có nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè đã xuất hiện cá mập. Loài cá này đã xé rách lưới, gây thất thoát và ăn cá bớp, hải sản của vài hộ dân đang nuôi lồng bè nơi đây, khiến ngư dân thiệt hại ước khoảng từ 400-500 triệu đồng”.
Được biết, xã Vĩnh Tân là vùng địa phận thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Thông tin này, khiến nhiều người quan ngại khi đánh bắt, nuôi cá trong lồng bè.
Người dân xã Vĩnh Tân hoang mang về việc bị tổn thất nặng do cá mập tấn công. (Ảnh: Bình Thuận).
Cụ thể, thông tin ghi nhận, cơ quan chính quyền xã Vĩnh Tân cho biết, tại địa phương đã xuất hiện cá mập tấn công vào lồng bè nuôi cá của người dân. Loài cá này “lên cơn cuồng ăn”, xé rách gần như toàn bộ lưới trong bè. Thực tế, uớc tính mỗi ngư dân thiệt hại từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng, chi phí giống nuôi, thức ăn cho cá và lồng, lưới bè.
Video đang HOT
Thiệt hại do cá mập gây ra rơi vào tầm 400 triệu đồng – 500 triệu đồng. (Ảnh minh họa: VTC24).
Mỗi con cá mập nặng khoảng 100kg
Để khẳng định hơn về thông tin có cá mập xuất hiện trên địa phận nuôi trồng thủy hải sản, cơ quan chính quyền xã Vĩnh Tân còn cho biết, trong thời gian qua đã có nhiều ngư dân báo tin. Được biết, người dân thấy có 2 con cá mập, cân nặng rơi vào khoảng 100kg hay bơi sát khu vực này.
Nhiều người cho biết, hai ngày qua có xuất hiện cá mập, tầm 100kg trong địa phận nuôi hải sản. (Ảnh minh họa).
Cá mập vốn là loài nguy hiểm, thông thường chúng gây sát thương cực mạnh đến con người khi tấn công. Chính vì thế thông tin về những con cá mập xuất hiện trong địa phận có người dân sinh sống, làm việc thì vô cùng quan trọng. Hiện tại, địa phương đã ngưng các hoạt động du lịch để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Đồng thời, phía địa phương cũng đang đề nghị lên Chi Cục liên quan để có giải pháp giúp đỡ người dân, trấn áp dư luận, tìm hướng khắc phục vấn đề.
Trước đó có khá nhiều sự việc “cá mập vào bờ” khiến cư dân hoảng sợ. (Ảnh: Vnexpress).
CĐM hoang mang trước thông tin có cá mập xuất hiện
Thông tin về cá mập tấn công lồng bè nơi ngư dân sinh hoạt và nuôi thủy sản khiến dư luận hoang mang. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn, tuy nhiên vẫn có một số thành phần nhận định, lo sợ cho tính mạng của ngư dân tại vùng biển này.
“Mặc dù đây không phải là mùa trọng tâm du lịch nhưng như vậy thì khá nguy hiểm cho người dân”.
“Có chắc là cá mập không? Hoặc một loài khác không phải cá mập, nghe thông tin này hư cấu và thiếu cơ sở quá”.
“Trời ơi! Thật đáng sợ, như vậy thì lại khổ cho người dân thôi”.
Cư dân mạng bày tỏ quan điểm trước thông tin cá mập vào vùng biển Bình Thuận. (Ảnh chụp màn hình).
Hiện tại, các thông tin về cá mập xuất hiện, cắn phá lồng bè nuôi cá và hải sản của người dân vẫn chưa được xác nhận, chứng thực cụ thể. Tuy nhiên, thông tin này vẫn cần được lưu ý, ngư dân và du khách khi đến Bình Thuận cần chú ý an toàn, để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Thông tin từ: Báo Bình Thuận Online.
Theo Yên Lam (Báo Thể thao & Văn hóa)
Trồng ớt xiêm đỏ bán tới Tết, chưa hái xong thương lái đã "a lô"
Giá ớt đang ở mức 14.000 đồng/kg thu mua tại vườn, vài năm trở lại đây ớt xiêm đỏ trở thành cây trồng được nhiều hộ nông dân xã Phú Lạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) mở rộng diện tích lên đến 20 ha, cho thu nhập ổn định.
Tại thôn Phú Điền, nơi tập trung diện tích trồng ớt nhiều nhất xã với khoảng 10 ha, ớt còn trồng rải rác ở 2 thôn còn lại là Vĩnh Hanh, Lạc Trị.
Những ngày này, đi dọc trên con đường đất, những đoạn lởm chởm đá dẫn vào thôn Phú Điền dễ dàng bắt gặp màu xanh trải dài, điểm tô trên nền xanh ấy là sắc đỏ của những chùm ớt chín rộ, sai quả. Trên từng mảnh vườn, dáng nông dân lom khom cười, nói rộn ràng hái ớt, làm cỏ, bón phân... báo hiệu một mùa vụ đầy hứa hẹn.
Chị Hoa đang thu hoạch ớt xiêm đỏ.
Chị Dương Thị Kim Hoa thôn Phú Điền đang tất bật trên thửa ruộng trồng giống ớt xiêm đỏ của mình. Năm nay thời tiết thuận lợi, sau gần 3 tháng chăm chút, thửa ruộng trồng ớt của gia đình chị đã bắt đầu cho thu hoạch lứa thứ 2.
Ớt xiêm đỏ đang được mùa, được giá khiến chị Hoa cũng như những nông dân trồng ớt ở Phú Lạc hết sức phấn khởi. Chị Hoa cho biết: "Nếu giá ớt bình thường 10.000 đồng/kg thì người trồng ớt như chúng tôi cũng có lãi, những ngày qua giá ớt nhích lên giữ ở mức 14.000 đồng ai cũng vui. Với 4 sào ớt, một mình tôi thu hoạch thì mỗi ngày cũng hái được hơn 40 kg, hái xong 1 lứa là quay vòng hái lứa tiếp theo cho thu nhập thường xuyên. Vụ ớt này cho thu hoạch đến qua Tết Nguyên đán...".
Cây ớt trồng đúng thời vụ là vào tháng 12 âm lịch, sau gần 3 tháng là cây cho trái. Nếu chăm bón tốt, đúng quy trình kỹ thuật, cây ớt có thể cho thu hoạch đến 9 tháng, năng suất đạt khoảng 15-22 tấn/ha. Tuy nhiên, cây ớt vào mùa thu hoạch rộ vào khoảng tháng 4 giá thường không cao hay bị ép giá, vì vậy nhiều nông dân thường xuống giống sớm hơn trước thời vụ tầm tháng 6 âm lịch.
Cây ớt xiêm đỏ có khả năng chịu nắng nóng, hạn hán rất tốt, đây là loại cây trồng rất ít sâu bệnh và cho năng suất cao, cho thu nhập thường xuyên nên nông dân thường gieo trồng luân canh với cây hành vừa để cải tạo đất, đa dạng các loại cây trồng trên cùng diện tích.
Qua thời gian canh tác, cây ớt xiêm đỏ cho năng suất khá tại xã Phú Lạc. Tuy nhiên, nông dân nơi đây đang vẫn lo lắng là việc trồng ớt cũng chỉ dựa theo kinh nghiệm chứ chưa được hướng dẫn về kỹ thuật từ cán bộ ngành nông nghiệp nên khi cây ớt bị nhiễm bệnh.
Những bệnh cây ớt thường gặp nhưng dân không biết đó là bệnh gì, phun thuốc phòng trừ ra sao, như thối thân, gãy cành, rụng trái. Vì vậy, mong muốn của nông dân trồng ớt là được tư vấn hướng dẫn về kỹ thuật trồng cũng như cách phòng trừ sâu bệnh để mạnh dạn thâm canh, đầu tư và đạt hiệu quả cao hơn.
Theo T.Duyên (Báo Bình Thuận)
Bình Thuận: Đáng ngại, chằng chằng là con gì mà tàu giã cào tận diệt? Lắp thêm giã cào rồi hoán cải các tấm lưới có mắt to thành mắt nhỏ để đánh bắt sò nhám trái phép theo kiểu "tận diệt", hủy hoại môi trường sinh thái biển. Các tàu giã cào nhám đang làm ảnh hưởng tới sinh kế của những ngư dân làm nghề khai thác gần bờ tại vùng biển Tuy Phong (tỉnh Bình...