Xôn xao chuyện rao bán “cụ sưa” 50 tỷ đồng
Dư luận Bắc Ninh đang xôn xao bàn tán về việc BQL Di tích đình Đông Cốc (thôn Đông Cốc, xã Hà Mãn, Thuận Thành) rao bán cây gỗ sưa 200 năm tuổi trong đình với giá 50 tỷ đồng.
Cây sưa cổ thụ 200 năm tuổi được rao bán 50 tỷ đồng
Rao bán “cụ sưa”
Đình Đông Cốc nằm bên bờ con sông Dâu cổ, được khởi dựng từ lâu đời. Ngày 31/1/1992, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao có quyết định công nhận đình Đông Cốc là di tích lịch sử và nghệ thuật, nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong các khu vực bảo vệ của di tích, trường hợp đặc biệt phải được phép của Bộ.
Trong đình hiện có 2 cây sưa cổ thụ, một cây 400 năm tuổi có tán rộng ôm kín một phần mái đình, đường kính 3 người ôm; một cây 200 tuổi nằm ngay sát cổng đình. Ngoài ra, đình còn có 1 cây sưa khoảng 50 năm tuổi.
Điều đáng nói, trên thân cây sưa 200 tuổi đã bị khoan thăm dò lõi và theo phản ánh của người dân, “cụ sưa” này đang được rao bán với giá 50 tỷ đồng. Mới đây, một cây sưa nằm ngoài cổng đình đã bị kẻ gian cưa trộm. Người dân kịp thời phát hiện nên cây sưa chưa bị đốn hạ, song cành cây đã bị cưa gãy. Sau đó, BQL di tích đã cho đào cây sưa này lên, bán được 350 triệu đồng.
Video đang HOT
Đã đặt cọc 200 triệu đồng
Trong quá trình tìm hiểu, PV Tiền Phong thu thập được tài liệu “Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013″ của thôn Đông Cốc, được lập ngày 30/6/2013 có đầy đủ họ tên, chữ ký của Trưởng thôn Nguyễn Văn Ngư, thủ quỹ Nguyễn Văn Mận và kế toán thôn Nguyễn Văn Trai. Ở phần thu chi có ghi rõ: Tiền đặt cọc cây sưa là 200 triệu đồng. Theo người dân cung cấp, người đặt cọc số tiền trên có tên là Hải, ở huyện Tiên Du.
Ông Lê Văn Minh (Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh) cho biết, về nguyên tắc, cây trồng trong đình, chùa nếu xác định thuộc sở hữu tập thể, được sự cho phép của Sở Văn hóa tỉnh thì họ có quyền bán.
Về thông tin này, ông Nguyễn Văn Tuế (67 tuổi, thủ từ Đình Đông Cốc) thừa nhận có việc đó. Theo ông Tuế, năm 2007, dân làng Đông Cốc thống nhất bán bớt 1 cây sưa và 1 nhánh cây sưa 400 tuổi được hơn 1 tỷ đồng để lấy tiền trùng tu, sửa sang lại đình.
Khi PV thắc mắc tại sao cây sưa thuộc vào quần thể di tích đã xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật của Nhà nước mà vẫn được rao bán, ông Tuế cho rằng cần bán để có tiền trùng tu đình, chùa. Theo ông Tuế, việc này do các bô lão và người dân trong thôn quyết định.
Trưởng thôn Nguyễn Văn Ngư cho rằng, cây sưa bị cưa trộm rồi bị bán 350 triệu đồng mới đây là cây sưa giống, do các cụ trong BQL Di tích đình bán và được bán. Theo ông Ngư, cây sưa 200 tuổi bị khoan thăm dò 2 lỗ chỉ “để xem lõi chứ không mua bán gì”. Việc có người đặt cọc 200 triệu đồng để mua cây sưa này, ông Ngư cho biết có từ tháng 10/2012.
“Năm ngoái có 2-3 đoàn đến xem rồi đặt cọc 200 triệu đồng để mua. Tuy nhiên, sau đó xã đã trả lại tiền, không bán nữa. Giờ cây sưa vẫn còn đó, không có ai rao bán” – ông Ngư nói.
Phải được phép của Bộ
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hiến (Chủ tịch UBND xã Hà Mãn) lại cho rằng, khoảng năm 2011, các cụ bô lão trong làng đề xuất bán cây sưa trên để trùng tu lại đình. Đảng ủy, UBND xã đã làm tờ trình gửi lên các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, BQL Di tích tỉnh Bắc Ninh cho rằng, cây sưa 200 tuổi nằm trong khuôn viên di tích, muốn khai thác và sử dụng phải được các cấp có thẩm quyền cho phép, phải sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích…
Ông Lê Xuân Bắc (Trưởng phòng Văn hóa huyện Thuận Thành) xác nhận, năm 2012, xã Hà Mãn có đơn gửi các sở, ngành xin được bán cây sưa trên để trùng tu đình. “Tháng 11/2012, tôi xuống kiểm tra được biết có đơn vị về định đặt cọc 200 triệu đồng để mua sưa nhưng chúng tôi đã chấn chỉnh ngay, không cho phép bán” – ông Bắc nói.
Theo ông Bắc, những cây sưa cổ thụ trên có từ lâu đời, nằm trong khuôn viên đình Đông Cốc nên thuộc sở hữu của BQL Di tích đình. Tuy nhiên, đây là di tích quốc gia nên việc khai thác tài sản trong di tích phải được sự cho phép của cấp bộ. Ông Bắc và ông Hiến cũng không hay biết việc một cây sưa đã được bán giá 350 triệu đồng.
Theo Tuấn Nguyễn – Thanh H
Đắk Lắk: Xáo động vì gỗ lạ đổi màu
Người dân đang "đào tân gôc, trôc tân rê" loài cây này vê làm sản phâm mỹ nghê. Cơ quan chức năng cho đây là loài cây lạ, chưa được định danh khoa học.
Khoảng ba tháng nay, người dân xã Ea Tam và Cư Klông (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) kháo nhau vê vẻ đẹp và sự quý hiêm của cây đôi màu. Theo đó, sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây này sẽ đôi màu theo ánh sáng và nhiêt đô. Khi mới thành phâm, gô này có màu trắng xám nhạt, nếu để lâu sẽ chuyên sang màu xanh bích đâm. Thớ gô cây này rât mịn như gô trắc và có hoa văn đẹp như thủy tùng.
Tại một cơ sở tiện gỗ ở xã Cư Klông, một bức tượng Di Lặc cao chừng 60 cm, đường kính 40 cm có giá 4 triêu đông. Môt cặp lục bình có giá khoảng 2 triêu đông. Ông Th. (xã Ea Tam) cho biết ông có hai tượng Phât và cặp lục bình cao 1,3-1,5 m, đường kính 35-50 cm. Ông Th. khoe đây là bốn sản phẩm từ gô đôi màu to nhât huyên Krông Năng. "Cách đây hai tháng, tôi mua bốn khúc gô đôi màu giá 9 triêu đông, công với tiên gia công hơn chục triêu nữa. Gân đây, nhiêu người trả giá cặp lục bình đên 30 triêu đông nhưng tôi không bán" - ông Th. nói.
Bức tượng Phât Di Lặc và cặp lục bình bằng gô đôi màu có giá bán lân lượt là 4 triệu và 2 triêu đông. Ảnh: QH
Ông Nguyên Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Cư Klông, xác nhân: "Thời gian gân đây, người dân trong xã rô lên phong trào xài đô mỹ nghê từ gô đôi màu". Vì sự mới lạ và khác biêt của loại gô này mà người dân khắp nơi đô vê vùng rừng có gô đôi màu đê khai thác. Trong hai tháng 9 và 10/2012, Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng liên tục bắt các vụ khai thác, vân chuyên, cât giữ gô đôi màu, đã phạt hành chính môi đôi tượng 6,5 triêu đông/vụ.
Ông Nguyên Văn Kiêm, Hạt trưởng Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng, cho biêt: "Gô đôi màu là tên do người dân tự đặt" và cho biêt chưa xác định được danh tính khoa học của loài cây này. Hiện tại, Khu bảo tôn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) cử người lây mâu của loài cây này đê gửi ĐH Tây Nguyên xác định tên họ loài, giá trị... đồng thời phôi hợp với Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng và Ban Quản lý rừng phòng hô Krông Năng tìm cách bảo vê loài cây này.
Theo 24h
Săn quan tài huỳnh đàn giá bạc tỷ Ngay tại thời điểm này, sau một thời gian đảo điên lòng người với giá trị cao ngất ngưởng, mỗi ký lô lên đến hơn chục triệu đồng gây nên những cuộc tranh cướp, tìm chặt trên rừng lẫn giữa phố, huỳnh đàn hay cây sưa... vẫn sốt âm ỉ trong lòng người. Dẫu không còn um xùm như ngày trước nhưng những...