Xôn xao chuyện công an xã cưới vợ 16 tuổi
Dư luận tại huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đang truyền tai nhau câu chuyện một công an xã của huyện này “vì yêu” đã quyết làm đám cưới với cô bé chỉ mới 16 tuổi.
“Đôi uyên ương” Đ.Q.T và P.T.K.N.
Lễ cưới giữa anh Đ.Q.T (29 tuổi, một công an xã của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng tháp) và cô P.T.K.N. mới 16 tuổi được tổ chức vào 2 ngày (5 – 6/3/2014).
Dù trước đó đã nhận được thiếp mời, nhưng hàng loạt cán bộ của xã này đã không đến dự đám cưới trên.
Một cán bộ lãnh đạo xã thừa nhận, có nhận được thiệp mời tiệc cưới của anh T. nhưng vì không đồng tình với việc anh T. cưới vợ chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn nên không đến dự lễ cưới.
Về vụ việc này, ông Võ Văn Công, Phó Chủ tịch UBND xã này cho biết: “Việc người dân phản ánh một cán bộ xã cưới vợ mới 16 tuổi là có thật. Chú rể là anh Đ.Q.T, còn cô dâu là P.T.K.N. (16 tuổi). Việc “kết hôn” giữa anh T. và chị P.T.K.N. có sự đồng thuận của 2 gia đình”.
Video đang HOT
Ông Công nói, trước khi đám cưới diễn ra, lãnh đạo công an xã cùng UBND xã có mời anh T. lên để nắm lại vụ việc. Qua trao đổi, anh T. cho biết, mặc dù giấy tờ thể hiện vợ sắp cưới là P.T.K.N. sinh năm 1998, nhưng thực tế là sinh năm 1996 (đủ 18 tuổi), gia đình của P.T.K.N đang làm cải chính năm sinh cho đúng với tuổi thật(?).
“Qua làm việc, anh T. nhận thấy việc kết hôn trên là sai. Chính quyền địa phương không đồng ý tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn giữa anh T. với chị P.T.K.N vì lý do chị P.T.K.N. chưa đủ tuổi theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình”, ông Công cho biết.
Theo ông Công, mặc dù đã có trao đổi, làm việc với công an viên T. nhưng chỉ một thời gian sau, hai gia đình đồng thuận tổ chức lễ cưới, khi thủ tục cải chính năm sinh của cô dâu chưa hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Khi được hỏi về quan điểm xử lý vụ việc trên, ông Võ Văn Công khẳng định: “Chính quyền địa phương đang hoàn tất hồ sơ để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với anh Đ.Q.T, đồng thời báo cáo cấp trên toàn bộ vụ việc theo quy định”.
Theo Khampha.vn
Khôi hài vụ án hiếp dâm vợ sắp cưới
Anh P. là sinh viên của một trường cao đẳng ở TP.HCM. Còn chị T. tốt nghiệp xong THPT thì học nghề tại Phú Yên. Cả hai yêu nhau và quyết định sẽ cưới nhau.
Hiếp dâm vợ sắp cưới!
Khi cha mẹ anh P. chưa kịp dạm hỏi thì một đêm hai người đưa nhau dạo mát ở TP. Tuy Hòa, trong lúc ngồi tâm sự đã xảy ra "sự cố" bất ngờ. Anh P. muốn "ăn cơm trước kẻng" nhưng chị T. không cho nên buổi tâm sự biến thành cuộc vật lộn quyết liệt. Không đạt được mục đích, anh P. thở dài lên xe đưa vợ sắp cưới về nhà.
Về đến nhà, chị T. lại đem "chuyện hai người" kể cho gia đình nghe. Mẹ chị đã nổi giận nên đến công an phường trình báo sự việc. Sau đó, cơ quan chức năng đã thụ lý vụ án, tiến hành hỏi cung anh P. và anh này đã thừa nhận toàn bộ hành vi nên bị truy tố về tội hiếp dâm.
TAND TP. Tuy Hòa đã tiến hành xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 24 tháng tù giam. Nhưng gia đình chị T. đã kịp suy nghĩ lại nên cùng gửi đơn chống án xin cấp phúc thẩm "xem xét cho bị cáo được hưởng án treo". Và trong thời gian chờ đợi phiên xử phúc thẩm diễn ra, anh P. và chị T. cũng đã đến cơ quan thẩm quyền đăng ký kết hôn. Hôn nhân của 2 người đã được pháp luật thừa nhận.
Cũng từ tình tiết này, TAND tỉnh Phú Yên nhận định hành vi của anh P. không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên không cần thiết phải cách ly khỏi xã hội. Vì vậy, tòa đã tuyên phạt anh P. mức án 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội hiếp dâm. Thật là một phen hú vía.
Luật xưa: Phạm tội hiếp dâm phụ nữ sẽ phải chịu án tử
Bộ luật Hồng Đức là một tên gọi khác của bộ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật), đây là một công trình pháp luật tiêu biểu được nhà Hậu Lê xây dựng, được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt nhất trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.
Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng Bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, tật... Nhiều quy định của bộ luật tập trung bảo vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại.
Đặc biệt Bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng "lấy dân làm gốc", lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia..
Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương.
Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết (Điều 403); "gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm" (điều 404).
Những điều đó đã đủ thấy rằng Bộ luật Hồng Đức đã được vận dụng vào công quyền Việt Nam và được xem là chuẩn mực của nền cổ luật nước ta qua nhiều triều đại; bên cạnh tính giai cấp nó còn mang tính nhân đạo, tiến bộ và tính dân tộc đặc trưng.
Theo Xahoi
Cụ già ăn xin tích cóp 25 lượng vàng trong 20 năm Ngửa nón ăn xin khắp chợ, mỗi ngày cụ Cưng được bố thí 100.000-200.000 đồng nhưng không dám ăn xài, để dành cuối tháng mua vàng về xỏ xâu. Suốt tuần qua người dân khu vực giáp biên giới Campuchia của tỉnh Đồng Tháp xôn xao chuyện ông cụ ăn xin Nguyễn Văn Cưng 86 tuổi bị nhóm thanh niên cướp mất 25...