Xôn xao cây cầu Trung Quốc nhái cầu Vàng của Việt Nam
Cầu Tiên Thủ mới được khánh thành ở Trung Quốc gây xôn xao với thiết kế tương đồng với cầu Vàng ở Đà Nẵng, Việt Nam.
Tiên Thủ được xây dựng trong khu du lịch Cổ Khê Tinh Hà, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Nó hiện nắm giữ kỷ lục Guiness “Tác phẩm điêu khắc tạo hình tay Phật lớn nhất thế giới”.
Đúng như tên gọi “Tiên Thủ”, cầu được thiết kế với phần nổi bật là “bàn tay Phật” cao 19 m ở giữa tạo cảm giác như nó đang nâng cơ cả công trình.
Cầu Vàng (trái) và phiên bản nhái ở Trung Quốc.
Tiên Thủ dài 99 m, tạo thành hình vòng cung nhô ra khỏi sườn. Phần mặt cầu là mặt kính trong suốt như nhiều cây cầu kính đang được xây dựng rộng rãi ở Trung Quốc.
Chi phí xây dựng công trình này vào khoảng 16 triệu NDT (gần 53 tỷ đồng). Đại diện của khu du lịch cho biết cây cầu được xây dựng theo ý tưởng từ truyền thuyết địa phương về câu chuyện người con trai lên núi hái thuốc cứu mẹ.
“Mục đích ban đầu của việc cây cầu là để khai thác văn hóa địa phương, để văn hóa địa phương hòa nhập với ngành du lịch và thúc đẩy người trẻ tuổi kế thừa sự hiếu thảo”, người này cho hay.
Tuy nhiên, dễ nhận thấy cây cầu được người dân Phúc Kiến hết mực tự hào này lại có điểm tương đồng lớn với cây cầu Vàng nổi danh thế giới ở Đà Nẵng.
Với thiết kế táo bạo và ấn tượng như dải lụa vàng được nâng niu trên đôi bàn tay của một vị thần, trên độ cao 1.400m của đỉnh Bà Nà, cầu Vàng nhanh chóng trở thành điểm đến hút khách bậc nhất của Đà Nẵng sau khi chính thức ra mắt đầu tháng 6/2018.
Danh tiếng của cây cầu thậm chí đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam, được các hãng thông tấn, báo chí và mạng xã hội toàn cầu ngợi ca như một trong những “Cây cầu đi bộ ngoạn mục nhất thế giới”.
Video đang HOT
Tạp chí Time nổi tiếng thậm chí còn chọn cầu Vàng là 1 trong 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018.
Thêm hình ảnh về cây cầu nhái ở Trung Quốc:
(Ảnh: Sinchew)
(Ảnh: Taihainet)
(Ảnh: Sina)
(Ảnh: Sina)
Theo Sinchew
Những chuyện nhỏ đáng yêu ở Đà Nẵng
Đà Nẵng có nhiều nét duyên, có những chuyện nhỏ mà rất đáng yêu.
Quán xá tràn ra vỉa hè nhưng vẫn giữ vệ sinh sạch đẹp và chừa lối cho người đi bộ
Đà Nẵng là thành phố duy nhất ở Việt Nam biết tận dụng ưu thế thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo. Những chiếc cầu sáng tạo từ kiểu dáng, chất liệu đến ánh sáng làm nên một sông Hàn duyên dáng, đẹp như hoa hậu.
Cầu Vàng được "đôi tay nhân gian" nâng đỡ giữa Bà Nà chơi vơi là điểm nhấn ấn tượng không đâu có...
Đà Nẵng còn nhiều nét duyên khác, có những chuyện rất nhỏ mà rất đáng yêu!
Cầu Vàng đã trở thành một hiện tượng đưa dòng khách quốc tế đổ về Đà Nẵng
Tháng trước, tôi về Hòa Bắc, Hòa Vang ở cả tuần, cùng với người K' Tu khảo sát, thực địa, giúp bà con làm du lịch cộng đồng rồi lang thang mấy ngày ở Đà Nẵng. Ban ngày, trời nóng như đổ lửa nên ít ai ra phố, xế chiều mới bắt đầu nhộn nhịp.
Khách Tây, khách ta chen chúc mà nhiều nhất là khách Tàu. Ta cứ chê khách Tàu ồn ào nhưng khách ta cũng đâu kém cạnh, chưa biết ai ồn hơn? Khách nước nào có văn hóa nước đó. Quốc gia nào cũng có luật lệ riêng.
Việt Nam có 1.360km biên giới và hàng chục cửa khẩu với Trung Quốc nhưng khách Tàu qua Việt Nam chỉ bằng 40% qua Thái Lan (số liệu năm 2018). Không nghe người Thái chê khách Tàu.
Đem chuyện này hỏi một bạn người Thái Lan làm du lịch, họ bảo "Mình là chủ nhà, đón tiếp khách thế nào là quyền của mình. Khách xấu, mình cấm cửa", rất đơn giản.
Ra bãi tắm Mỹ Khê, khách nườm nượp hơn trẩy hội nhưng không xô bồ. Các nhân viên cứu hộ với đồng phục riêng đứng dưới nước, vừa nhắc nhở khách, vừa giữ trật tự bãi biển, chứ không ngồi trên chòi cao. Nội việc leo xuống chòi, chạy băng qua bãi cát, bơi ra chỗ người đuối nước thì nạn nhân đã ngạt thở. Khách tắm biển còn được nhạc hòa tấu chiêu đãi với âm thanh man mác, vừa đủ lắng lòng người.
Buổi tối, đảo một vòng quanh mấy phố đêm, hoa mắt với quán xá và đủ thứ dịch vụ. Cứ ngỡ mình đang ở Bali (Indonesia) hay Pattaya (Thái Lan). Từ ăn uống, làm đẹp, thư giãn và giải trí, phong cách nào cũng có.
Ẩm thực hiện đại của thế giới đan xen hoài cổ địa phương
Quán xá tràn ra đường, không ai bảo ai, vẫn giữ vệ sinh sạch đẹp, dành chỗ để xe và lối cho người đi bộ như luật bất thành văn của hàng quán Đà Nẵng. Các dịch vụ không chèo kéo. Vào nhà hàng lịch sự, giá chừng 40.000 đồng một tô, còn quán vỉa hè giá chỉ hơn phân nửa. Các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị giá rất cạnh tranh, chai nước suối đồng hạng nửa lít chỉ 5.000 đồng.
Phố đêm trái cây bán đúng giá và vệ sinh, nhìn thôi cũng đã mắt
Phố bán trái cây hấp dẫn và bắt mắt với đủ chủng loại, màu sắc; cách bài trí đẹp và hợp vệ sinh, bán đúng giá; thể hiện tính chuyên nghiệp của dân làm dịch vụ du lịch đường phố. Việc nhỏ nhưng không phải nơi nào ở Việt Nam cũng làm được, dù rất muốn.
Đà Nẵng có đường Nguyễn Văn Thoại, danh nhân nước Việt, quê ở Sơn Trà, người có công lớn trong việc mở mang và phát triển vùng đất Tây Nam bộ. Các nơi có tên đường, tên trường học mang tên ông nhưng gọi theo kiểu dân gian, có phần bất kính là Thoại Ngọc Hầu. Người đọc dễ tưởng ông họ Thoại và tên Hầu. Phải gọi đầy đủ tước và họ tên của ông là Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại. Đà Nẵng còn có đường Trần Kế Xương, chứ không gọi là Tú Xương (Tú tài Trần Kế Xương)...
Đây là những chuyện nhỏ, rất nhỏ nhưng thể hiện tính cách tiên phong của chính quyền lẫn người dân Đà Nẵng, rất đáng yêu và trân trọng. Chưa phải là vùng đất hoàn hảo, đây đó vẫn còn vấn nạn và tiêu cực nhưng Đà Nẵng đang nỗ lực giải quyết, cố "trồng thêm hoa" để "bớt cỏ dại".
(*) Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Lửa Việt Tours
Theo Theleader.vn
Ngắm cảnh đẹp Bà Nà Hills khi chiều buông Du khách có cơ hội sở hữu những bức ảnh đẹp trên Cầu Vàng hay chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ của châu Âu tại Làng Pháp. Cầu Vàng là điểm đầu tiên bất cứ du khách nào cũng muốn check-in khi tới Bà Nà Hills. Vào buổi chiều tối, bạn sẽ không phải chen lấn trong dòng người đông đúc để có...