Xôn xao bài viết: Người lớn ơi, hãy “vô tư” chứ đừng “vô tâm” của nữ CEO phòng gym trẻ em
CEO Đào Huyền Vy: “ Người lớn thì cứ cho là nói đùa thế cho vui, nhưng tâm hồn non nớt của trẻ làm sao có thể phân biệt được đâu là thật, là đùa”.
Chị Đào Huyền Vy – “Chủ nhân” bài viết “người lớn ơi, hãy “vô tư” chứ đừng “ vô tâm” hiện đang được cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm
Mới đây, chị Đào Huyền Vy – Founder/ CEO My Gym Vietnam – Childrens Fitness Center đã chia sẻ một bài viết thể hiện rõ quan điểm cá nhân về những thói quen sai lầm “kinh điển” của đa số người lớn hiện nay, vô tình làm ảnh hưởng tới tâm lý và tư duy của con trẻ. Ngay lập tức, bài viết nhận được rất nhiều quan tâm và phản hồi đồng tình của cư dân mạng.
Trích đoạn bài post chia sẻ của chị Đào Huyền Vy trên group Cộng đồng Cha mẹ Hạnh phúc
Khi những lời bông đùa của người lớn không khiến trẻ cười mà làm chúng tổn thương…
Trong bài viết của mình, chị Huyền Vy “vạch trần” một cách thẳng thắn những câu nói tưởng chừng như vô hại mà lại làm lệch lạc suy nghĩ và có thể khiến trẻ âm thầm trở nên tiêu cực: “Chào cô/bác… chưa?”, “Áo/quần này của con trai mà”, “Học dốt lớn lên cho đi hót rác”, Bố đi với dì ghẻ rồi, “Ra rìa rồi”, “Xin đồ của trẻ, không cho kêu ki bo”, “Xui trẻ hôn bạn này bạn kia”, “Đùa quá trớn, doạ quá đà”, “Bông đùa về bộ phận trên cơ thể trẻ”, “Chả giống bố giống mẹ gì cả, chắc là con nuôi rồi”, “Những câu đùa, nhận xét không căn cứ về giới tính của trẻ”.
Nữ CEO trẻ tin tưởng rằng giao tiếp là công cụ quan trọng để người lớn xây dựng nhận thức và tư duy đầu đời cho con trẻ
Video đang HOT
Dưới lăng kính góc nhìn của “mẹ 3 con” và là một người không ngừng xây dựng những trải nghiệm tốt nhất về thể chất, tinh thần cho trẻ em Việt Nam, chị Huyền Vy thấu hiểu rằng trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý và lối tư duy qua những câu nói hàng ngày của người lớn. Những năng lượng tiêu cực vô tình len lỏi vào trong tâm trí non nớt của các thiên thần nhỏ, khiến chúng lớn lên với những tổn thương sâu sắc, âm thầm mà người lớn không hề hay biết.
Dưới góc nhìn của một người mẹ, chị Đào Huyền Vy thấu hiểu rằng cách cha mẹ quan tâm, trò chuyện cùng con mỗi ngày đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong nuôi dạy con cái
Các nghiên cứu y học tại châu Âu chỉ ra rằng quá trình tiếp nhận thông tin và hình thành nhận thức của trẻ nhỏ thường diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Trẻ em có khả năng ghi nhớ ngay lập tức và giữ nó rất lâu trong bộ não của mình, từ đó chuyển hoá thành phong cách tư duy và hành động. Chính vì vậy, những bài học tuổi thơ của con thường đến một cách hết sức tự nhiên qua cách giao tiếp, trò chuyện của cha mẹ, thầy cô, người lớn xung quanh.
Những câu đùa vô tâm, những phán xét đầy tính áp đặt hay những lối giao tiếp khiến cho trẻ nhỏ lo lắng, hoài nghi, sợ hãi sẽ vô tình đẩy chúng vào trạng thái cảm xúc hỗn loạn, luôn luôn thấy mình bị thiếu sự quan tâm và tình yêu thương thực sự từ cha mẹ, người thân. Thậm chí, lối tư duy đúng mực, cách cư xử phù hợp và tình cảm trong gia đình đối với trẻ nhỏ cũng dần bị sứt mẻ, lệch hướng. Nhiều trẻ hiểu lầm về vấn đề giới tính, nhận thức sai về hôn nhân, gia đình, tình anh em ruột thịt, có xu hướng vô lễ, chống đối tại trường học cũng xuất phát từ lý do sai lệch trong giáo dục của cha mẹ.
Dạy con biết yêu thương, biết trân trọng và cảm nhận những giá trị tích cực trong cuộc sống
Trẻ em như tựa như trang giấy trắng, chính vì vậy mà tâm hồn non nớt của con nhỏ cần được cha mẹ bồi đắp một cách tích cực mỗi ngày. Lắng nghe, thấu hiểu và trò chuyện thân mật cùng con là phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả nhất, thay vì áp đặt nguyên tắc hay quá vô tâm đối cảm xúc và suy nghĩ của trẻ.
Các cha mẹ hiện đại cũng hiểu được rằng: Giáo dục con một cách hiệu quả cần kết hợp giữa những phương pháp với giá trị truyền thống và những phương pháp có giá trị “mở”, để con từng bước cảm nhận về Thế giới xung quanh, thấu hiểu, hình thành nhận thức. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tạo điều kiện để con được khám phá, được tò mò tìm hiểu và tự do bày tỏ quan điểm cá nhân theo góc nhìn trẻ thơ, tự do phản biện, khai phá tiềm năng vô hạn của chính bản thân mình.
Trò chuyện cùng con trẻ là cả một nghệ thuật, chính vì vậy mà cha mẹ hãy tập thói quen giao tiếp một cách tích cực cùng con mỗi ngày, giúp con cảm nhận tình yêu thương, học cách cho và nhận, học cách biết ơn, ghi nhận những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, cách để trở thành một người hoàn thiện từ trong tâm hồn tới lối sống.
Bài post trên Facebook Group của chị Đào Huyền Vy:
https://www.facebook.com/groups/818296625768440/permalink/822060838725352/
Ly thân nhưng vẫn sống chung nhà, vợ nhắn tin đòi chồng tiền điện thì nhận đáp trả chỉ 4 từ cực phẫn nộ!
"Nó ăn nó nấu, tao ăn tao nấu cho con ăn. Tiền ăn học của con, bảo nó đóng góp, nó bảo không thừa tiền đóng, không lo được để nó lo", người vợ phẫn nộ kể.
Đành rằng chuyện hôn nhân kém hạnh phúc, ly thân rồi ly hôn là điều gây nên nhiều đau đớn. Tuy nhiên, một khi hai người bên nhau không còn niềm vui, cố gắng duy trì mối quan hệ thì có nghĩa lí gì.
Đàn ông có trách nhiệm là khi chia xa vẫn có ý thức với vợ con. Dù vợ chồng lục đục thì vẫn còn đó con cái để nâng niu, chăm sóc. Nếu như đến điều ấy còn không thể hiện được thì rõ ràng phụ nữ đã chọn nhầm đàn ông thật rồi.
Mới đây, một người vợ đăng tải bài viết chia sẻ câu chuyện giữa hai vợ chồng. Chuyện như sau:
" Tao với chồng ly thân nửa năm nay rồi chúng mày ạ. Vẫn ở chung nhà, nó tầng 2, tạo dọn lên tầng 3. Hai đứa con gái 3 tuổi và 6 tuổi lên ngủ với tao.
Nó ăn nó nấu, tạo ăn tao nấu cho con ăn. Tiền ăn học của con, bảo nó đóng góp, nó bảo không thừa tiền đóng, không lo được để nó lo.
Bài viết được đăng tải.
Nhưng tao là người đưa đón con đi học, là người chăm sóc con. Nó đi làm trưa về, tối muộn 7-8 giờ tối mới về nên mặc nhiên tao lo hết. Nghĩ ức nhưng mà nhịn vì con.
Tao lắp thêm cái điều hoà tầng 3. Tiền điện mọi tháng mùa đông chưa dùng điều hòa thì chỉ hơn 300 nghìn tao trả hết. Giờ nó về 8h tối nó bật điều hòa đến sáng. Bình thường lúc chưa ngủ riêng phòng, dùng điều hoà tháng sẽ 900 nghìn, thêm cái điều hòa nữa chắc lên tầm 1,5-1,6 triệu.
Tao dự đoán thế nên tạo nhắn tin cho nó như này, để nó trả. Nó dùng như vậy, không đóng góp nuôi con, thì trả tiền điện
Ai ngờ nó nhắn lại như này. Đọc mà ức quá. Tao không ly hôn được vì sợ chia con. Khổ thân con, dự tính co n lớn rồi ly hôn.
Nhiều lúc cứ bảo thôi chịu thiệt tí còn được ở bên con. Mà nghĩ những lúc như này ức quá. Đừng ai ném đá tao nhé, hôm nay tao stress quá".
Đi kèm là những dòng tin nhắn cô vợ gửi cho chồng mình, nhắc đến chuyện đóng tiền điện vì anh ta đã chẳng đóng góp gì để nuôi con:
"Tôi gửi anh mã số khách hàng tiền điện, mỗi tháng hơn 300 nghìn thôi nhưng giờ hè, dùng điều hòa sẽ mất nhiều. Tôi lo ăn học của con rồi anh trả tiền điện nhé. Hè nắng nóng, bỉm người ta dùng cũng ít, con nghỉ học, tôi ở nhà trông con nhiều nên cũng không ra shop được, không kham được nhiều chi phí. Cảm ơn anh nhiều. Tầm 19-23 hàng tháng đóng. 25 hạn cuối cùng".
Người chồng thể hiện sự vô tâm tột độ.
Thế nhưng đáp trả lại lời của người vợ là 4 từ vô tâm tột độ chồng viết ra: "Không có tiền nhé".
Người chồng tỏ rõ sự vô trách nhiệm ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất như vậy đấy. Rõ ràng, anh ta vẫn ở chung nhà, không góp tiền nuôi con mà đến bây giờ đến cái nghĩa vụ tưởng chừng như không mấy nặng nhọc cũng chẳng chịu thực hiện.
Trong cuộc đời, chẳng phải lựa chọn nào của phụ nữ cũng chính xác. Tuy nhiên khi đối mặt với những con người như thế này thì nên dứt khoát hơn. Đàn ông có thể tệ hại với mối quan hệ hôn nhân nhưng với con cái, điều quan trọng nhất chính là sự quan tâm, yêu thương.
Người vợ hãy suy nghĩ thật kỹ càng các biện pháp phù hợp bởi ở chung nhà, gánh hết chi phí nhưng chồng vẫn không mảy may quan tâm thì có đáng hay không.
Bộ ảnh mở toang cánh cửa thế giới của trẻ thơ khiến các bậc phụ huynh phải giật mình nhìn lại Hiểu được những "chân lý" này, bố mẹ có thể tiến thêm một bước đến gần con hơn, trở thành người đồng hành đáng tin cậy của con trên mọi chặng đường. Bố mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Đó là điều đương nhiên. Thế nhưng, thế giới quan của trẻ thơ và bố mẹ lại có...