Xóm trọ tháng ‘củ mật’, hở là mất
Những ngày cuối năm sinh viên thường tổ chức tụ tập, nhưng lại thiếu tinh thần cảnh giác nên đến tháng “củ mật” (tháng chạp) nạn mất cắp ở xóm trọ sinh viên “ nóng bỏng” hơn bất kỳ thời điểm nào.
Mất cắp “hoành hành”
Ngủ trưa dậy, vội vàng ra trước sân phơi lấy quần áo để đi học, Văn (SV ĐH Hồng Bàng) giật mình khi không thấy chiếc xe cào cào dựng trước phòng. Văn liền lên tiếng hỏi một SV trong xóm: “Có ai mượn xe tớ không?”. Mọi người lắc đầu, thì bất ngờ, một nữ sinh viên trong xóm cũng hét lên: “Xe tớ cũng không thấy đâu”.
Cả khu trọ tá hỏa mới hay không chỉ hai chiếc xe đạp mà hai bạn nữa mất điện thoại, một số quần Jean và áo sơ mi trước nhà cũng bị “cuỗm”. Xóm trọ này nằm trong con hẻm trên đường Thống Nhất (quận Gò Vấp, TP HCM), vẫn được xem là khu an ninh cao. “Mình ở đây gần một năm, chưa mất gì bao giờ. Xe đạp bọn mình có dắt vào đâu, dựng trước phòng thế thôi”, Văn nói.
Khu trọ “sơ hở” kiểu này luôn là “miếng mồi” cho trộm cắp.
Thời điểm cuối năm, sinh viên nhiều xóm trọ khác cũng “té ngửa” khi thường xuyên xảy ra mất đồ. Nguyễn Thị Ngọc (SV trường ĐH Sài Gòn) thuê phòng ở dãy trọ bốn tầng trên đường Ba Vì (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, cả tuần nay dãy trọ chỗ cô cũng liên tiếp bị mất đồ đạc.
Ngọc kể: “Hôm chủ nhật vừa rồi, anh ở tầng ba mất chiếc xe Ware, dù đã khóa cổ, khóa dây rồi đó. Xe để ở lầu trệt, mình phải tự bảo quản, chủ nhà không chịu trách nhiệm. Còn điện thoại, đồ đạc lặt vặt trong phòng mất nhiều lắm…”.
Ngay trong phòng Ngọc, một bạn cũng vừa bị mất bị mất một chiếc điện thoại. “Cô bạn ở nhà một mình, vào nhà vệ sinh quay ra thì chẳng nhìn thấy điện thoại đâu nữa. Cũng do bọn mình không khép cửa phòng khi ở nhà”, Ngọc cho hay.
Ở khu trọ có đến 40 phòng, theo Ngọc người lạ có “lẫn” ra vào trong khu cũng khó biết được. “Nhiều lúc thấy có người lạ lượn lờ trước hành lang nhưng mình đâu dám hỏi vì cả khu hơn trăm người ở, mình đâu biết hết mặt”.
Chủ yếu do sinh viên thiếu cảnh giác
Cuối năm cũng là mùa “làm ăn” của dân trộm cắp, đặc biệt các khu trọ luôn là địa bàn chúng dễ bề hoạt động nhất. Nguyên nhân chủ yếu là SV sống trong môi trường tập thể nên rất mất cảnh giác.
Video đang HOT
Thời điểm này, nhiều chủ trọ còn treo bảng hay ghi những dòng chữ “Đề phòng mất cắp”, “Cẩn thận người lạ” ngay trước xóm trọ nhưng SV cũng rất ít khi “nhập tâm”. Cô Phượng, chủ nhà 6 phòng trọ ở trên đường Phan Văn Hân (quận Bình Thạnh, TPHCM) cho biết, mới đây cô đã treo tấm bảng “Đề phòng mất cắp” ở cổng khu trọ và dặn dò SV phải ra vào khóa cổng cẩn thận. Nhưng ngày hôm trước, xe đạp, xô chậu đến quần áo trong khu trọ gần như bị mất sạch.
Cô Phượng lắc đầu: “Chủ yếu là SV chủ quan thôi. Cổng ra vào chung nên đứa nào cũng lười khóa, cứ dành người sau đi về khóa. Năm này cả vậy, cứ trước Tết là mất đồ liên tục mà sinh viên cứ tỉnh bơ vậy. Nhiều sáng đi thể dục, tôi ghé thấy cổng mở toang hoắc, xe cộ dựng ngoài không mất mới lạ”.
Thêm một lý do nữa, dịp cuối năm SV thường kéo bạn bè về phòng tụ tập nên an ninh ở xóm trọ cũng trở nên bất an hơn. Liên (SV ĐH KHXNH&NV TP HCM thuê trọ ở đường Kha Vạn Cân), vừa bị mất chiếc điện thoại N73 sau một buổi “họp mặt” nhóm của cô bạn cùng phòng trọ.
“Chẳng dám nghi ngờ gì nhưng mình ở trong phòng, sau khi mọi người tàn tiệc thì mình phát hiện điện thoại mất. Cuối năm, sinh viên thường kéo nhau tụ tập, người ra người vào, lộn xộn lắm”. Liên nói, giọng vẫn chưa hết buồn bã.
Các dãy trọ nhiều phòng, người thuê đông và nhiều thành phần thì nạn mất trộm càng dễ xảy ra. Và sinh viên cũng biết không chỉ “trộm ngoài” mà còn có cả “trộm trong”. Chỉ cần chủ quan, mất cảnh giác để mất đồ đạc thì họ lại “méo mặt”, lại phải tằn tiện để sắm đồ mới.
Theo Dân Trí
Sinh viên mặc hở, giám hiệu lúng túng
Các nhà quản lý giáo dục ở Malaysia đang lúng túng bởi sooc ngắn, quần cạp trễ và áo hở cổ sâu ngày càng hiện diện phổ biến ở giảng đường.
Một nhà quản lý tại một trường đại học dân lập ở Malaysia than phiền: "Sinh viên ngày nay rất vô tư trong suy nghĩ và cách ăn mặc nói năng. Dường như mọi thứ đều nằm trong tay họ. Không có một giới hạn nào cho sự tự do đó".
"Nhưng vấn đề là ở chỗ có rất nhiều cách ăn mặc gây phản cảm, thậm chí còn nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ" - ông nhận xét.
Nói chuyện với những sinh viên này, có cảm giác như đang nói chuyện với một người ngoại quốc, vì bạn không thể hiểu được thứ ngôn ngữ riêng của họ với các cách sử dụng tiếng lóng, từ lái, và cả những từ được sáng tạo thêm.
Vị quản lý này thấy lúng túng vì ở trường công lập, sinh viên vẫn thường nghiêm túc tuân theo những quy định, nguyên tắc của nhà trường nhiều hơn. Còn ở trường dân lập thì dường như sinh viên thường tự do và thoải mái làm theo ý muốn riêng mình, đặc biệt thể hiện trong chuyện ăn mặc.
Sinh viên ngày càng ăn mặc rất sexy
"Sinh viên cần được giáo dục về việc tôn trọng người khác và chính bản thân mình. Bởi lẽ, mỗi sinh viên đều đóng vai trò là sứ giả trường học. Bạn không thể ăn mặc như thể bạn đang đi câu lạc bộ khi bạn đang tham dự một lớp học. Bạn cũng không nên mặc quần sooc hay đi tông đi học".
Tuy nhiên, có nhiều khó khăn với trường dân lập khi thắt chặt quy định ăn mặc.
"Thế giới ngày nay có thật nhiều cạm bẫy khó lường. Khi chúng tôi khuyên các em hãy ăn mặc tử tế kín đáo hơn thì chỉ là vì muốn tốt cho chính bản thân các em mà thôi" - vị quản lý nói. Theo ông, việc kết hợp một chiếc quần jeans với áo phông hay chiếc quần dài với áo sơ mi cùng một đôi giày phù hợp cũng đâu phải quá khó.
Tuy nhiên một số trường dân lập lại không muốn làm sinh viên của mình nổi giận bởi họ tuân theo nguyên tắc "Khách hàng là thượng đế" và họ để cho sinh viên có thể làm bất cứ những gì các em muốn.
Miễn sao che được chỗ cần che?
Kenneth Phun, giảng viên kỳ cựu tại khoa tâm lý học trường đại học HELP cho biết cũng có nhiều lý do khiến các trường gặp khó khăn khi quy định chuyện ăn mặc.
Đó chính là sự khác nhau trong cách nhìn, cách đánh giá về tiêu chí thẩm mỹ, hay thế nào được coi là nghiêm túc, chỉnh tề.
Có người cho rằng mặc áo ba lỗ đi học là khiếm nhã, không đứng đắn. Nhưng với người khác thì việc mặc một chiếc váy ngắn cũn cỡn cũng có thể chấp nhận được bởi miễn là nó đã che được chỗ cần che!?
Chỉ cần che được chỗ cần che là được
Nhưng sẽ thế nào khi rất nhiều sinh viên mặc quần cạp trễ hở cả những chiếc quần lót ở trong khi họ ngồi xuống. Và liệu có thể chấp nhận được hay không khi có nhiều sinh viên mặc những chiếc áo quá mỏng hoặc cổ quá trễ khiến người xung quanh luôn cảm thấy bối rối?
Các trường học không dám làm căng. Bởi lẽ có một nguyên tắc rằng khi bạn càng cố gắng kiểm soát một ai đó thì xu hướng nổi loạn sẽ càng tăng cao. Khi đó càng bị cấm đoán, họ sẽ càng muốn thể hiện và đòi hòi quyền được khẳng định cá tính riêng cũng như sự lựa chọn cá nhân của mình.
Càng hở, học càng chểnh mảng?
Giáo sư Azilah Abdul Rahman của trường đại học Malaya lại cho rằng, cần phải có quy định về ăn mặc tại những trường đại học, cao đẳng.
"Tại sao, phụ huynh lại muốn gửi gắm con cái vào các trường đại học danh giá. Vì họ mong đợi chúng sẽ tập trung vào chuyện học hành chứ không phải mấy chuyện mua sắm, ăn mặc, trang điểm.
"Tôi nghĩ, không nhất thiết phải thiết lập những luật lệ nghiêm ngặt, khắt khe nhưng cũng cần định hướng rõ ràng để các em ăn mặc phù hợp với văn hóa truyền thống. Tại trường của chúng tôi, sinh viên nam phải đeo ca vát, mặc áo sơ mi, sơ vin. Nữ sinh phải mặc những trang phục truyền thống. Ngay từ khi thông báo tuyển sinh, chúng tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh và các em về vấn đề này. Thế nên khi vào trường các em cũng tuân theo các quy định này vui vẻ".
"Mặc dù mọi người thường nói không nên đánh giá một quyển sách chỉ vì cái bìa của nó nhưng ấn tượng đầu tiên cũng rất quan trọng".
Ông này thậm chí còn khẳng định với cách ăn mặc nghiêm ngắn, sinh viên của trường tốt nghiệp đều tìm được việc làm tốt.
Trong khi đó Datuk Dr Mohamad Abdul Razak, giáo sư trường đại học Kebangsaa, Malaysia lại không nghĩ cách ăn mặc của sinh viên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ.
"Tôi nghĩ rằng một hệ thống giáo dục tốt sẽ dạy các em điều gì là hợp lý. Bởi vật không cần đặt ra quy định hay ép buộc các em phải ăn mặc theo một khuôn mẫu, cách thức nào cả", ông chia sẻ.
Phó hiệu trưởng trường đại học Malaya, ngài Datuk Dr Azarae Idris cũng cho rằng: "Khi đã lên đến cấp đại học và cao đẳng, các em hoàn toàn có thể tự ý thức và có trách nhiệm đối với bản thân mình. Bởi vậy chúng tôi luôn cố gắng đối xử với các em như với những người lớn. Việc quy định cách ăn mặc cũng được nhắc nhở tế nhị.
Cách ăn mặc mát mẻ của nữ sinh có ảnh hưởng đến các bạn khác? Ở đây, cần nhìn nhận con người dưới khía cạnh sinh học, hóa học. Trong tự nhiên, các loài vật luôn cũng luôn bị kích thích mạnh mẽ khi có một số tác động đến thị giác và khướu giác của chúng như màu sắc hay mùi vị. Và con người, một loài động vật bậc cao cũng không tránh khỏi những kích thích đó. Nhiều người quá nhạy cảm có thể sẽ bị tác động và ảnh hưởng. Chúng ta không nên phủ nhận hoặc che giấu vấn đề thuộc về bản năng tự nhiên này. Nhưng điều quan trọng khiến chúng ta khác loài vật, đó là trong những trường hợp bị kích thích đó, chúng ta cần xử lý theo cách nào.
Theo Vietnamnet
Chàng kỹ sư điện tử mở phòng khám sản khoa (Zing) - Mỗi lần đi chơi, bạn bè thỉnh thoảng lại đùa Chung: "Ông về đi tư vấn sinh đẻ ở phòng khám nhà ông đi", Chung chỉ cười đáp lại: "Rồi, đợi đấy, đến lúc các ông cưới vợ, sinh con, xem các ông sẽ tìm đến ai đầu tiên". Đang thành công thì bỏ việc, và thất bại Trẻ, cao to,...