Xóm trọ 15.000 đồng giữa Thủ đô của ông Hiệp “khùng”
Giữa cái nóng oi bức, ông Nguyễn Thế Hiệp (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn xắn tay áo, lau dọn những căn phòng trọ của người nhà bệnh nhân và nói đùa rằng: “Ngoài kia, nhiều người gọi tôi là lão khùng”.
“Nhiều người gọi tôi là lão khùng”
Những ngày cuối tháng năm, từng trận nắng như đổ lửa dội thẳng xuống đường phố khiến ai nấy đều cảm thấy mệt mỏi. Còn trong Bệnh viện Nhi Trung ương, làn gió yếu ớt từ chiếc quạt giấy cũ mèm của người nhà bệnh nhân càng làm không khí xung quanh thêm phần bức bối, tiếng trẻ nhỏ gào khóc vì bệnh tật, vì đau đớn như xé nát cả dãy hành lang chật cứng toàn người là người.
“Giá phòng trọ đắt đỏ, rẻ nhất cũng gần trăm ngàn một ngày. Chúng tôi xác định đưa con lên chữa bệnh dài ngày, vậy lấy đâu ra tiền để thuê mướn chỗ ở tử tế – trong khi viện phí cho con phải vay mượn khắp nơi mà vẫn thiếu”, chị Lan (quê Thanh Hoá) cho biết. Họ đều là các bậc làm cha mẹ, lặn lội đưa con cái từ tỉnh xa xuống thủ đô chữa bệnh. Đa phần đều khó khăn trăm bề nên đành thức thâu đêm suốt sáng, ăn chờ ở trực trong viện nhằm tiết kiệm chi phí sinh hoạt và thuê mướn phòng trọ.
Thấu hiểu nỗi khó khăn đó, ông Nguyễn Thế Hiệp (71 tuổi) đã quyết định dành riêng dãy phòng trọ với tổng cộng 4 khu, có sức chứa khoảng hơn 120 người một lúc ngay gần Bệnh viện Nhi Trung ương để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Chân dung ông Hiệp “khùng”. (Ảnh: Thu Hương)
Ngoài ra, ông cũng lấy mức giá cho thuê rất rẻ, chỉ 15.000 đồng/ngày đêm/ người, lại đầy đủ cả điều hoà cùng các tiện nghi sinh hoạt khác như ti vi, wifi, truyền hình cáp, nồi cơm điện, quạt, giường ngủ, chăn, gối.
“Tôi luôn quan niệm rằng, dẫu cuộc sống trở nên vất vả hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng điều đó cũng giúp mọi thứ đẹp đẽ và hạnh phúc hơn rất nhiều!”, ông Hiệp cho biết.
Trải qua hơn chục năm tồn tại, tiếng lành đồn xa nên quanh khu vực Bệnh viện Nhi Trung ương, chẳng có ai là không biết tới lão Hiệp “khùng” – người vẫn miệt mài ghé tới từng khoa khám chữa bệnh mỗi ngày để phát giấy giới thiệu về dãy nhà trọ giá rẻ của mình.
Con ngõ nhỏ vào khu nhà trọ của ông Hiệp “khùng”. (Ảnh: T.Hương)
Anh Nguyễn Văn Thanh (quê Lào Cai) tâm sự: Ban đầu, anh cũng nửa ngờ nửa vực trước lời mời của bác Hiệp. Anh từng nghĩ làm gì có ông chủ nào lại dầm mưa dãi nắng, bất kể ngày hè hay ngày đông giá rét chạy vào viện hỏi han từng người như vậy.
“Nhưng sau hơn hai tháng đưa con lên Hà Nội chữa bệnh và thuê phòng trọ nhà bác ấy, tôi lại quyết gắn bó với nơi này cho tới khi con tôi hồi phục hẳn. Gia đình tôi thực sự trân trọng điều tử tế mà bác Hiệp đang làm”, anh Thanh tâm sự.
Nhiều lúc ông Hiệp còn nói rằng: “Ngoài kia bao nhiêu người gọi tôi là lão khùng, nhưng nếu xã hội toàn người khùng như tôi thì xã hội lại càng tốt đẹp”. Mà đúng thật, lúc nào gặp những hoàn cảnh khó khăn quá, ví như bệnh nhân mắc chứng ung thư đang phải điều trị dài ngày ở các bệnh viện tuyến trên thì ông luôn giảm giá thuê phòng xuống còn 10.000 đồng/ngày, hoặc miễn phí hoàn toàn”.
Video đang HOT
Đáng quý hơn, nhiều khi ông còn bỏ tiền túi của mình để giúp khách thuê trọ chi trả các khoản lớn nhỏ – dù chỉ mới gặp dăm ba lần trong lúc họ đang mướt mồ hôi chạy từ bệnh viện về phòng giữa đêm muộn.
Mọi người ngồi xem tivi ở sân sinh hoạt chung trong xóm trọ 15.000 của ông Hiệp “khùng”. (Ảnh: T.Hương)
Cứ lần nào dân lao động ghé qua khu nhà trọ của ông là lại thấy một bóng dáng cao gầy, ăn mặc như nông dân thứ thiệt đang khom lưng quét dọn sân sinh hoạt chung, rồi leo lên tầng trên để phơi phóng đồ ướt và thu gom quần áo khô cho hàng chục vị khách.
Sau đó, ông tiếp tục ghé qua từng phòng để thăm hỏi sức khỏe của các bệnh nhi đang chờ cha mẹ đưa vào viện thăm khám, xếp lại đống giày dép lộn xộn thành hàng dài thẳng tắp y như trong quân ngũ. Thấy rác bẩn hay cái gì bừa bộn, ông cũng tiện tay dọn dẹp luôn mà chẳng hề ca thán lấy nửa câu.
Còn đâu, ông dốc hết vốn liếng để tu sửa cơ sở vật chất cho khang trang hơn. Ông cũng chưa bao giờ xài riêng món đồ tiện ích nào, từ máy lọc nước hai chiều, máy giặt, bình nóng lạnh, dây phơi, móc treo đồ, bát đũa, bếp ga,… đều chia sẻ cho tất mọi người cùng sử dụng.Cho thuê phòng với mức giá rẻ mạt, lời lãi chẳng được bao nhiêu, song cứ có đồng nào chưa dùng tới là ông lại đem giúp các bệnh nhân nghèo – hoặc có người thân đang thuê trọ ở khu nhà mình mà không cần bất kỳ loại giấy tờ thế chấp nào.
“Tôi đã sắm sửa hết mọi thứ cần thiết, họ chỉ việc chuyển đồ tới ở thôi. Mọi chi phí khác ngoài tiền thuê phòng hoàn toàn không có, miễn sao biết giữ gìn tài sản chung để những người tới sau được hưởng đầy đủ mọi tiện nghi là được”, ông Hiệp kể.
Ông Hiệp tranh thủ chỉnh lại TV. (Ảnh: T.Hương)
Bởi ngoài làm đủ thứ việc không tên, ông còn sẵn sàng tư vấn cho người bệnh về cách chọn phương tiện di chuyển với mức giá rẻ nhất, hướng dẫn làm thủ tục nhập viện và tìm kiếm nguồn giúp đỡ từ thiện cho các trường hợp không có khả năng chi trả viện phí.
Gia đình chị Lò Thị Biên (quê Hà Giang) nhớ lại: “Con gái tôi từng được ông Hiệp giúp đăng kí tham gia chương trình &’Trái tim cho em’. Ông ấy nghiên cứu rất kĩ mọi quy trình, thậm chí chuẩn bị sẵn cả bộ hồ sơ để khi có ai cần là ghi thông tin luôn. Kể từ ngày thuê trọ ở đây, tôi chẳng muốn rời đi nơi khác. Cứ mỗi lần đưa con gái lên Hà Nội chữa bệnh là tôi lại ghé vào nhà ông Hiệp tá túc, coi như nhà mình vậy”.
Trong ánh chiều vàng vọt, ông Hiệp vẫn nở nụ cười hồn hậu với mọi thành viên trong gia đình thứ hai của mình – những người đang sống chung trong khu phòng trọ nằm cuối con ngõ nhỏ gần Bệnh viện nhi Trung ương.
“Đến với nhau vì cái duyên, làm sao mà đành lòng không giúp đỡ cho được. Như tôi còn sướng chán, đủ sức khỏe lo cho thiên hạ, đủ sức khỏe để &’khùng’ chứ cứ nằm viện, rồi vào trông nom bệnh nhân như họ là biết mặt nhau ngay”, ông Hiệp hồn nhiên nói.
Theo Danviet
Thảo - người bán sách "có tâm nhất Vịnh Bắc Bộ"
Thảo bán sách - nhẽ ấy thường. Nhưng nâng niu trân trọng từng cuốn sách, bọc gói bằng giấy bìa để bảo vệ môi trường, rồi trích lợi nhuận để xây dựng tủ sách miễn phí cho 3 bệnh viện, 1 làng trẻ SOS... thì chắc không mấy người làm được.
Ngô Thị Hương Thảo, người bán sách dị biệt (đeo kính - ngoài cùng bên phải). (Ảnh: NVCC)
Sách, sách và sách
Ghé thăm trang Facebook cá nhân của Ngô Thị Hương Thảo (Hà Nội) sẽ không gặp bất cứ một hình ảnh "sống ảo" nào, tất cả chỉ có sách và sách.
Có 2 điều mà độc giả cực kỳ thích khi mua sách của Thảo, đó là review "có tâm" và sách được nâng niu, bọc gói bằng những giấy bìa, buộc bằng sợi gai vô cùng xinh xắn.
Với bất cứ cuốn sách nào: từ sách thiếu nhi chỉ vài chục chữ 1 trang, cho đến những cuốn sách văn học, tiểu thuyết, kỹ năng sống, kinh tế - xã hội... dày cả mấy trăm trang, Thảo đều đọc rồi viết nhận xét rất tỉ mỉ, cuốn hút.
Thảo không "tâng bốc" hay xuýt xoa khen ngợi, Thảo trải nghiệm như một độc giả và kể lại trải nghiệm đó, chia sẻ chúng với những người yêu sách. Còn mua hay không là việc của họ, Thảo chẳng bao giờ mời chào bằng những lời khen nức nở.
Tủ sách miễn phí Thảo xây dựng ở Viện Huyết học T.Ư. (Ảnh: P.V)
Thảo cũng không chọn sách tào lao, ngoài những cuốn kinh điển, Thảo chọn sách theo tiêu chí: rèn luyện được kỹ năng, bồi dưỡng thêm kiến thức, kinh nghiệm... tuyệt nhiên không có sách "mì ăn liền", hoặc theo xu hướng, phong trào hot của thị trường.
Việc chuyển sách đến tay bạn đọc của Thảo cũng "dị" không kém. Từ chối những túi ni lông rực rỡ màu sắc và tiện dụng, Thảo chọn cách bọc gói cầu kỳ bằng giấy bìa. Trước Thảo còn dùng băng keo để cố định những cuốn sách, nhưng sau thấy băng keo vẫn là ni lông, vẫn ảnh hưởng đến môi trường thì Thảo chuyển hẳn sang dùng hồ dán đính các nếp gấp, và dùng dây gai buộc gọn gàng.
Ngắm những quyển sách được gói vuông vắn như những món quà, sẽ không ít người trào dâng nhiều cảm xúc khó tả, và chắc chắn nhiều người sẽ thêm nâng niu, trân trọng và yêu quý sách hơn. Sự cộng hưởng ấy chính là điều mà Thảo muốn lan tỏa, hơn cả những lợi nhuận thu về từ việc bán sách.
Những cuốn sách chuyển đến tay bạn đọc luôn được Thảo gói kỹ càng và đẹp mắt như thế này.
Thậm chí có những shipper (người chuyển hàng) quá quen với sự khác người này của Thảo nên chỉ chủ động mang theo 1 túi ni lông để đựng sách khi trời mưa, còn đến tay khách hàng, tuyệt đối không có chút ni lông nào hết.
Sẽ nhiều người nghĩ Thảo rảnh để chăm chút cho sách như vậy, nhưng không hề. Với công việc ở một trung tâm tín dụng quốc gia, 2 cậu con trai nhỏ nghịch "hơn cả mưa mùa lũ", cùng hàng tá việc không tên như bất cứ người phụ nữ nào...
Thảo hoàn toàn có quyền nghỉ ngơi, nhưng với Thảo trải nghiệm, nâng niu, làm việc cùng sách là sự thư giãn hoàn hảo nhất.
Giấc mơ những tủ sách miễn phí
Thực tế đó không còn là giấc mơ nữa, mà là hiện thực. Thảo đã kêu gọi và xây dựng thành công 3 tủ sách miễn phí cho Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư và Làng trẻ em SOS ở Thái Bình.
Mới đây Thảo cũng đã kết nối thành công với Bệnh viện Nhi T.Ư để tiếp tục nối dài "giấc mơ" lan tỏa văn hóa đọc đến nhiều người, đặc biệt là những em nhỏ.
Tủ sách miễn phí do Thảo xây dựng ở Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: NVCC)
Mỗi tủ sách của Thảo có giá trị từ 6-10 triệu đồng, nơi ít nhất cũng hơn 100 đầu sách. Ngoài việc trích lợi nhuận từ bán sách, Thảo kêu gọi bạn bè đóng góp thêm.
Tất nhiên, việc làm của Thảo nhận được sự ủng hộ vì nhiều nhẽ, nhưng quan trọng nhất là 2 lý do: Hoàn toàn miễn phí và vì trẻ nhỏ. Sách ở đây đa phần là những cuốn sách thiếu nhi, hay những tác phẩm văn học kinh điển và sách về kỹ năng sống cho trẻ.
Đồng thời nuôi dưỡng ở các con niềm hy vọng sống, hy vọng vào ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn...Chưa bao giờ tôi thấy Thảo nói về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng tủ sách miễn phí. Nhưng qua cách chị lựa chọn đầu sách, chọn các điểm dừng chân... tôi hiểu Thảo đang mong muốn những tâm hồn trẻ thơ non nớt của các con sẽ bớt đau đớn hơn, sẽ lành dịu nhanh hơn từ những câu chuyện đầy nhân văn qua mỗi cuốn sách.
Liều thuốc tinh thần Thảo mang lại lớn lao và đầy tình yêu thương - như tấm lòng của một người mẹ - luôn dành điều tốt nhất cho con mình.
Đừng mong chờ nghe Thảo nói gì về những việc chị sẽ làm trong tương lai, bởi nếp nghĩ đơn giản, ưu tiên những việc vì cộng đồng và không nói nhiều về bản thân đã ăn sâu trong lối sống, quan điểm của Thảo.
Chẳng gì có thể khiến Thảo hào hứng để chưng diện màu mè, điệu đà. Nhưng Thảo sẽ "phát cuồng" nếu đó là dự án về tủ sách miễn phí hoặc các hoạt đồng vì cộng đồng.
Tin tôi đi, Thảo "dị biệt" nhưng cũng rất đặc biệt trong cuộc sống này!
Theo Danviet
Chữa táo bón theo lời đồn thổi, bé 1 tuổi nguy kịch tính mạng Thấy con bị táo bón, điều trị bằng men tiêu hóa một tuần không đỡ, gia đình bé Trần Thanh T. (1 tuổi, Phú Thọ) nghe lời người quen hái lá lộc mại về nấu cháo cho con ăn. Sau hai lần ăn cháo, bé Thảo xuất hiện đi tiểu màu đỏ, da xanh, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ. Tin từ Bệnh...