Xóm nhà không phép giữa cánh đồng quất Tứ Liên
Từ nhiều năm nay, hàng chục ngôi nhà không phép đua nhau mọc lên san sát giữa cánh đồng quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) trong sự bất lực của chính quyền địa phương.
Cùng với đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tại Tây Hồ đã trở thành “thương hiệu” của Hà Nội. Vào dịp tết, cánh đồng quất Tứ Liên là vựa quất cung cấp cho các tỉnh thành khắp miền Bắc. Nằm trên địa bàn phường Tứ Liên, cánh đồng quất được quy hoạch dọc ven bãi bồi sông Hồng.
Những công trình không phép kiên cố, thậm chí có cả… số nhà đang tồn tại ngang nhiên trên cánh đồng quất Tứ Liên.
Thế nhưng, một thực trạng đã tồn tại nhiều năm và ngày càng trở nên nhức nhối là giữa cánh đồng quất Tứ Liên, hàng chục ngôi nhà không phép ngang nhiên đua nhau mọc lên san sát thành cả một xóm dân cư chạy dọc khu vực Đê Bối.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, dãy nhà không phép chạy dài cả kilomet, nằm san sát nhau sôi động, tấp nập. Thậm chí, một số hộ gia đình còn đánh giả số nhà. Nhà không phép nhưng phần nhiều được xây dựng kiên cố, không chỉ là nơi sinh sống mà còn là nơi buôn bán, kinh doanh nhiều dịch vụ. Tại đây còn có các bãi trông xe ô tô tự phát hoạt động công khai.
Những công trình trên đất nông nghiệp này đã xâm hại, cắt nát cả cánh đồng quất Tứ Liên. Từ một cánh đồng trồng quất thẳng cánh cò bay trở thành những thửa ruộng nhỏ bị lấn chiếm nham nhở.
Không những sinh sống, các hộ gia đình này còn kinh doanh đủ mọi dịch vụ.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, nhiều hộ gia đình còn rao bán những khu đất đã bị… dân sinh hóa quá nửa này với giá trên trời. Theo khảo sát của phóng viên, mỗi mét vuông đất tại khu vực này được rao bán từ 15 – 20 triệu đồng.
Trước băn khoăn của người mua về việc xây dựng trên đất nông nghiệp là không hợp pháp, nhiều chủ đất khẳng định họ đã sinh sống ở đây cả chục năm mà chưa từng bị “sờ gáy”. Ở đây cũng có cả điện, nước phục vụ sinh hoạt đầy đủ.
Anh Nguyễn Văn T., người dân sống gần cánh đồng quất, cho biết: “Trước đây tất cả là cánh đồng hết. Dần dần nhiều người tự ý lấn chiếm rồi ngang nhiên xây nhà cửa, công trình phụ, kéo nhau ra sinh sống, làm ăn kinh doanh, thậm chí còn xây cả dãy nhà trọ cho thuê. Trước hết như vậy là vi phạm pháp luật. Thứ nữa là việc lấn chiếm vô tội vạ khiến thương hiệu quất Tứ Liên từ bao đời nay có nguy cơ bị xóa sổ. Điều chúng tôi bức xúc là sự việc kéo dài cả chục năm mà chính quyền địa phương coi như nhắm mắt làm ngơ. Trong khi từ UBND phường Tứ Liên ra khu vực bị lấn chiếm chỉ mất có vài bước chân”.
Cánh đồng quất Tứ Liên bị xâm hại.
Để làm rõ sự việc, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND phường Tứ Liên. Ông Hùng thừa nhận thực trạng xóm tự phát trên cánh đồng quất Tứ Liên đã và đang tồn tại khá phức tạp. Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 50 hộ gia đình đang xây nhà không phép tại khu vực cánh đồng này.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, sự việc đã kéo dài cả chục năm, qua nhiều thế hệ lãnh đạo, khó giải quyết.
Quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra khu vực lấn chiếm đất nông nghiệp từ tháng 11/2012 của UBND phường Tứ Liên nhưng đến nay vẫn chưa có động thái giải quyết cụ thể nào.
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND phường Tứ Liên: “Quan điểm của địa phương là xử lý dứt điểm, không bảo kê, bao che”.
Trước thực trạng nhà không phép mọc thành xóm trên cánh đồng, UBND phường Tứ Liên vẫn đang hết sức lúng túng tìm biện pháp xử lý. Theo ông Hùng, từ năm 2010, UBND phường Tứ Liên cũng đã thành lập tổ công tác đi điều tra hiện trạng, báo cáo UBND quận Tây Hồ để có hướng xử lý. Nhưng đến nay tổ công tác cũng chưa hoàn thành điều tra, thống kê về tình trạng xâm lấn đất nông nghiệp, xây dựng trái phép.
Về việc các hộ gia đình không những sinh sống tại phần đất lấn chiếm mà còn ngang nhiên mở xưởng sản xuất, kinh doanh dịp vụ, cho thuê nhà trọ… ông Hùng khẳng định không có việc bao che hay bảo kê. “Quan điểm của UBND phường Tứ Liên là sẽ giải quyết triệt để sự việc theo quy định pháp luật. Hiện chúng tôi đang rà soát, báo cáo UBND quận Tây Hồ để có phương án hiệu quả nhất”, ông Hùng nói.
Theo Dantri
Đề nghị làm rõ giấy tờ giả mạo trong vụ cấp sổ đỏ nhà 24 Nguyễn Thiệp
Trong lúc Thanh tra quận Ba Đình khất lần trả lời đơn của công dân, ngày 7/5/2013,Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã công bố kết quả giám định chữ viết trên các văn bản trong hồ sơ cấp sổ đỏ nhà 24 Nguyễn Thiệp có nhiều dấu hiệu bất thường.
Trong đơn tố cáo mới nhất gửi đến báo Dân trí, ông Nguyễn Đình Tuân, tạm trú ở 30A đường nước Phần Lan, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội tiếp tục phản ánh, UBND quận Ba Đình cố tình không giải quyết và trả lời đơn khiếu nại của công dân, dù hai bên đã làm việc ngày 25/1/2013. Việc Thanh tra chậm trả lời đã tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm tẩu tán tài sản, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đơn tố cáo ông Nguyễn Đình Tuân gửi đến báo Dân trí ngày 10/5/2013
Vụ tranh chấp đất đai xảy ra ở nhà số 24 Nguyễn Thiệp từ năm 1993, khi ông Phạm Nam làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Từ ngày 5/10/1994, tại cuộc họp giải quyết tranh chấp nhà 24,26,28 Nguyễn Thiệp diễn ra tại trụ sở phường Nguyễn Trung Trực, gia đình ông Tuân khẳng định tờ giấy cam kết photocopy viết ngày 5/4/1972 mà ông Phạm Nam đưa ra là giả mạo để phù hợp phần diện tích 29m2 lấn chiếm.
Vì lý do này, Sở Nhà đất Hà Nội đã dừng xem xét đơn xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ của ông Phạm Nam. Tuy nhiên, đến năm 2010 (sau 17 năm), bà Phùng Thị Hòa, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Trung Trực đã xác nhận vào hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ phần diện tích 59 m2 của ông Phạm Nam là đất không có tranh chấp, làm cơ sở để UBND quận Ba Đình cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nam sau này.
Ông Nguyễn Đình Tuân cho rằng UBND quận Ba Đình "bao che" cho sai phạm
Cơ sở để bà Phùng Thị Hòa xác nhận cho ông Phạm Nam là bản sao giấy cam đoan viết tay đề tháng 3/1972, bà Thảo viết cho cháu Dương Thị Phương (tức Sự, vợ ông Phạm Nam) 30m2 nhà 24 Nguyễn Thiệp; bản sao giấy cam kết cho cháu Phương 30m2 trên diện tích 59m2do bà Thảo viết đề tháng 4/1972.
Liên quan đến 2 tờ giấy cam đoan và cam kết nói trên, ngày 22/3/2013, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã tiến hành giám định và kết luận "Hai bản này không cùng một người viết".
Năm 2012 Viện Khoa học hình sự đã kết luận 2 tờ giấy photocopy mà ông Phạm Nam đưa ra không phải do cùng một người viết
Sau khi UBND TP. Hà Nội ban hành nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo của ông Nguyễn Đình Tuân, ngày 25/1/2013, ông Tuân được bố trí lịch làm việc với Thanh tra quận Ba Đình để xác nhận 2 tờ giấy cam đoan và cam kết tờ nào là giả. Đơn của ông Tuân cho biết, tại buổi làm việc này Thanh tra quận Ba Đình hứa sẽ xem xét và đưa ra kết luận. Nhưng đến lúc này, ông Tuân vẫn chưa nhận được kết luận, trong khi người làm giả hồ sơ là ông Phạm Nam đã bán nhà tẩu tán tài sản.
Trong lúc Thanh tra quận Ba Đình khất lần nghĩa vụ trả lời đơn tố cáo của công dân, ngày 7/5/2013, Viện Khoa học kỹ thuật hình sự đã công bố kết quả giám định bản sao đơn xin phép xây dựng ngày 10/4/1991 do ông Phạm Nam (Ký hiệu A), với bản sao giấy cam kết và cam đoan đề tháng 3 và tháng 4/1972 (ký hiệu M1, M2) có chữ ký của bà Nguyễn Thị Thảo (mẹ ông Tuân).
Viện Khoa học kỹ thuật hình sự kết luận, chữ viết trên đơn xin phép xây dựng (ký hiệu A) với chữ viết chữ số nội dung trên 2 bản giấy cam kết kí hiệu (M1, M2) là chữ viết chữ số của cùng một người viết. Điều đó đồng nghĩa, ông Phạm Nam đã tự tay làm giấy tờ giả mạo để hợp pháp hóa phần diện tích lấn chiếm. Bởi bà Nguyễn Thị Thảo không biết chữ, việc này đã được ghi rõ trong biên bản họp giải quyết tranh chấp ngày 5/10/1994 diễn ra tại trụ sở UBND phường Nguyễn Trung Trực.
Kết luận ngày 7/5/2013 của Viện Khoa học hình sự đã chỉ rõ những giấy tờ giả mạo trong hồ sơ xin cấp sổ đỏ nhà 24 Nguyễn Thiệp
Đơn tố của ông Nguyễn Đình Tuân cho rằng, phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình có dấu hiệu "chống lưng" cho sai phạm khi cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Phạm Nam, mặc dù biết rõ diện tích ông Nam xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ có tranh chấp từ năm 1993 đến nay. Trong khi đó, tất cả tài liệu, hồ sơ của ông Phạm Nam nộp chỉ là giấy photocopy, giấy tờ giả mạo có nhiều điểm mâu thuẫn.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với phần tài sản đã bị chiếm đoạt, ông Nguyễn Đình Tuân khẩn thiết đề nghị UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng hủy bỏ Giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp cho ông Phạm Nam, bồi hoàn thiệt hại về kinh tế mà gia đình ông phải hứng chịu, xử lý nhiêm minh những cá nhân cố tình "tiếp tay" để ông Phạm Nam được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ sai trái pháp luật ở 24 Nguyễn Thiệp.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Vi phạm đất rừng Sóc Sơn: Phải được xử lý nghiêm "Việc các hộ dân tiến hành xây dựng công trình lại càng sai. Sở TN-MT đang chờ ý kiến chỉ đạo xử lý cuối cùng từ UBND TP Hà Nội. Quan điểm chung là vi phạm phải được xử lý, bất kể là ai. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật". Ngày 7-5, liên quan tới thông tin một số hộ dân...