“Xóm liều” dưới chân cầu
Ngay dưới gầm cầu đường sắt Thăng Long (đoạn qua đường Tân Xuân – xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, HN), từ nhiều năm nay đã hình thành một khu chợ tự phát dài hàng trăm mét, nằm trong hành lang an toàn đường sắt.
Hàng quán lộn xộn trước cổng khu chợ tự phát Tân Xuân.
Tình trạng càng đáng báo động khi hàng chục người dân tiếp tục kéo nhau đến tháo cả hàng rào bảo vệ cầu để lập lán, nhà tạm phía sau chợ tạo thành một “ xóm liều” chạy dọc chân cầu. Tuy nhiên, đến nay UBND xã Xuân Đỉnh vẫn tỏ ra bất lực.
Vi phạm nghiêm trọng
Video đang HOT
Theo người dân khu vực này cho biết thì “xóm liều” đã hình thành gần 10 năm nay. Ban đầu chỉ có một số tiểu thương trước đó kinh doanh ở chợ tạm Tân Xuân, năm 2004 chợ này bị thu hồi nên chuyển đến chân cầu đường sắt họp dưới khu đất trống gầm cầu. Do không bị xử lý triệt để, nên tiểu thương kéo đến ngày càng đông và hình thành khu chợ tự phát. Đến nay, chợ này hoạt động khá “quy củ”: Các tiểu thương phân lô, căng bạt, bày sạp hàng khiến nhiều người nhầm tưởng đó là một khu chợ được quy hoạch.
Anh Minh – một người dân ở đây – cho biết: “Chợ hình thành là do nhu cầu dân sinh, tuy nhiên không có ai quản lý, nên thường xảy ra tình trạng mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân chúng tôi”. Nguy hiểm hơn, chợ chỉ cách chân cầu đường sắt 4,5m – nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt nên rất nguy hiểm.
Thấy khu chợ này vẫn được mặc nhiên tồn tại nên người dân ở nhiều nơi tiếp tục kéo đến. Do mặt tiền chợ đã được phân chia hết nên những người này dựng các lán lều, nhà tạm phía sau khu chợ. Ban đầu chỉ có vài căn nhà tạm, đến nay theo kiểm đếm của PV Báo Lao Động thì có tới trên 40 căn lều lán, nhà tạm – tạo thành một dãy “xóm liều” nằm trong gầm cầu đường sắt. Điều đáng nói là việc xây cất nhà tạm, liều lán rất ngang nhiên. Song, không hiểu vì sao chính quyền xã Xuân Đỉnh vẫn để xảy ra tình trạng trên.
Về thực trạng này, Cty TNHH MTV quản lý đường sắt Hà Thái (Cty Hà Thái) – đơn vị được giao quản lý tuyến đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển (đi qua xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm) đã gửi thông báo đến UBND huyện Từ Liêm, nêu: “Trên địa bàn xã Xuân Đỉnh, từ trụ N38 đến trụ N63, dân làm quán bán hàng, làm nhà cấp 4 trong hành lang bảo vệ cầu, vi phạm Luật Đường sắt”.
Trong các thông báo khác, Cty Hà Thái cũng nêu những trường hợp bị đoàn kiểm tra lập biên bản khi đang xây nhà tạm dưới chân cầu. Tuy nhiên những người này vẫn tiến hành xây dựng và còn tháo dỡ hàng rào bảo vệ cầu Thăng Long. Cty Hà Thái khẳng định: “Đây là việc làm vi phạm nghiêm trọng”.
Xã kêu khó (!?)
Quanh nội dung trên, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trần Ngọc Huân – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh – nói: Chợ họp dưới chân cầu đường sắt Thăng Long là chợ tự phát, không chịu sự quản lý của ai(?).
Còn về “xóm liều” dưới chân cầu, ông Huân cho biết: “Họ là dân tứ xứ kéo đến. Chúng tôi đã có hồ sơ và lập biên bản vi phạm”. Tuy nhiên khi được hỏi đã lập biên bản bao nhiêu hộ thì ông Huân cho biết chỉ có 12 trường hợp – quá ít với thực tế hơn 40 căn nhà tạm.
Về hướng xử lý, ông Huân tỏ ra khá đối phó: “Rất khó. Bởi trước đây hành lang an toàn đường sắt chỉ là 5m, bây giờ Cty Hà Thái yêu cầu phải giải tỏa ra tận 20m. Hơn nữa đây cũng là đất được giao theo Nghị định 64 nên tiến hành rào lại cũng không ổn, dân cư không có đường để sản xuất, trồng trọt bên kia cầu.
Để vi phạm diễn ra ngang nhiên và đã qua nhiều năm trên địa bàn, ông Huân lý giải: Chúng tôi đã nhiều lần xử lý, nhiều lần thực hiện cưỡng chế, nhưng rồi… đâu lại vào đó. “Trong thời gian tới, chúng tôi đã lên kế hoạch kết hợp với Cty Hà Thái xử lý dứt điểm” – ông Huân hứa.
Việc lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt tại địa bàn xã Xuân Đỉnh đã trở nên phổ biến và hết sức nghiêm trọng, nếu không giải quyết triệt để ngay sẽ phát sinh những vi phạm lớn hơn. Tuy nhiên, không biết bao giờ thì lời hứa của lãnh đạo xã Xuân Đỉnh trở thành hiện thực. Bởi cách đây 1 năm, khi trả lời báo chí, lời hứa tương tự cũng đã được đưa ra.
Theo Lao Động
Buôn bán lấn đường
Hằng ngày, lòng lề đường 26/3 ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân - TPHCM bị nhiều người buôn bán hàng rong lấn chiếm, gây khó khăn và nguy hiểm cho người qua lại (ảnh). Những người này còn vứt rác bừa bãi xuống kênh 19 Tháng 5 gần đó, khiến kênh này ô nhiễm nặng nề.
Theo ông Phan Văn Rắc, Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa, địa phương đã nhiều lần tuần tra, xử lý nhưng khi rút đi thì những người bán hàng rong lại lấn chiếm lòng lề đường. "Sắp tới, chúng tôi sẽ xây chợ trên bãi đất trống gần đó cho họ vào buôn bán, không để lấn chiếm lòng lề đường nữa" - ông Rắc cho biết.
Theo Người Lao Động
Hà Nội: Người dân khốn khổ vì chợ cóc họp giữa lòng đường Gần đây nhiều hộ dân sống xung quang khu dân cư A25 phường Nghĩa Tân bức xúc phản ánh tới Báo Dân trí về vấn nạn lấn chiếm via he, lòng đường họp chợ. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, khu chợ cóc này còn làm ách tắc giao thông nghiêm trọng. Vài năm trở lại đây, tại khu vực sân chơi...