“Xóm lều” giữa Thủ đô
Một xóm nhỏ mọc lên tự phát, chừng gần trăm người chen chúc trong những lều, lán chật chội, ẩm thấp – đó là thực trạng của xóm lao động nghèo gần hồ Mễ Trì (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, HN).
Những người dân này đã đến đây, nói là tạm sống để kiếm tiền mưu sinh, nhưng có gia đình cũng ngót 2 thế hệ gắn bó với những túp lều này…
Những mảnh đời lặng lẽ
Phải vất vả lắm, chúng tôi mới lách khỏi làn xe ngút người để rẽ vào một lối nhỏ ven con mương cạn trơ đáy. Mùi rác thải và mùi hôi thối của nước đọng khiến môi trường nơi đây khá nặng nề. Vậy mà, giữa chốn “mùa hè không thấy mặt trời” ấy, hơn 40 mái lều với độ chừng gần trăm người lớn, bé, già trẻ đang “liều” sống.
Dù giữa ban ngày, nhưng xóm nhỏ vẫn tĩnh lặng đến ngán ngẩm. Hỏi ra mới hay, chủ của những ngôi lều phần thì đi làm suốt ngày, phần vì đóng cửa để ngủ, đêm đến đi làm.
Bãi rác đối diện xóm – nơi kiếm sống của dân trong xóm
Thấy chúng tôi, một phụ nữ dáng kham khổ liền hỏi: “Các anh tìm ai? Có phải cần người đi chở hàng hay dỡ nhà không?”. Khi chúng tôi nói chỉ tình cờ ghé qua, người phụ nữ tỏ vẻ thất vọng. Gặng hỏi mãi, cô mới kể dè dặt về dân “xóm lều” – cách gọi cửa miệng của người dân nơi đây. Số là, khu đất vốn gần cánh đồng, hoang vắng, nhiều lao động tỉnh lẻ lên đây và ngủ vạ vật. Được dăm bữa, lại không bị cấm đoán như những nơi khác, nên người nọ bảo người kia, cùng kéo nhau về dựng lều, lán ở. Nhưng chỉ được ít lâu, chủ hồ hạch sách, buộc người lao động phải thuê đất thì mới cho ở. Đến nay, thấm thoắt đã 4 năm.
Trò chuyện với chúng tôi, một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Ký, quê ở Phù Lưu Hạ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) cho biết: “Ở đây không có địa chỉ cụ thể, đa số người sống ở đây là từ nhiều tỉnh lên thành phố làm ăn. Chỉ cần 300.000- 400.000 đồng/tháng coi như tiền phí là có thể dựng lều trọ. Cột chống, tấm lợp thì chỉ cần đến các công trình được tháo dỡ rồi xin hoặc mua, về dựng là xong”. Nói về việc làm, chị Phan Thị Hòa – một cửu vạn đến từ huyện Phú Xuyên – thở dài: “Việc gì đâu. Người lớn thì đi mua ve chai, đồng nát, bốc vác… Còn trẻ con thì đánh giày, bán báo dạo…”.
“Xóm lều” bên con mương ô nhiễm
Qua lời kể, chúng tôi biết được gia cảnh của anh Nguyễn Văn Thuân – đến từ Thái Nguyên. Vì quê khó làm ăn, anh đưa vợ và con gái 5 tuổi lên nhập vào xóm lều này. Đôi vợ chồng trẻ, kẻ bốc vác, người bán hàng rong tằn tiện, dành dụm mỗi tháng cũng để ra đôi triệu. Cô con gái nhỏ cũng theo mẹ bán hàng khắp các khu phố ở địa bàn quận Thanh Xuân. Dù con sắp phải đến trường, nhưng họ vẫn chưa dám nghĩ đến việc chuẩn bị cho bé. “Bọn tôi cũng muốn đưa bé về quê học, nhưng ngặt nỗi quê không còn người thân thích, phần thì phải kiếm sống, nên mình cũng chưa tính được”.
Khó cho kẻ ở, người đi
Video đang HOT
Được hỏi về việc làm nông ở quê, chị Ký thở dài: “Tất thảy chỉ trông vào mấy thửa ruộng, làm lụng quanh năm mà vẫn không đủ sống”. Còn cô Nguyễn Thị Hải (Bắc Ninh) cùng cả gia đình cũng cố bám trụ ở “xóm lều” này, mưu sinh bằng việc bán cháo đêm, cô dành chút vốn để sớm quay về quê sống.
Bữa ăn đạm bạc của những phụ nữ trong xóm
Cuộc sống tha hương nhọc nhằn là thế, nhưng theo họ vẫn còn may mắn khi có được nơi mà dựng lán để ở. Nhưng, mới đây, nghe tin khu đất nằm trong dự án giải tỏa làm đường, chị Ký càng thêm lo khi sắp tới không biết phải phiêu bạt về đâu.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của những người lao động trong “xóm lều” này cũng gây không ít khó khăn cho địa phương. Khu vực này vốn là nơi hoang vắng, chỉ có những ngày nghỉ, dân câu mới kéo tới hồ Mễ Trì để câu. Còn nay, ở khu vực này, nhiều gia đình trong xóm nuôi gia súc, gia cầm và phân của chúng được thải trực tiếp ra con mương đối diện, khiến mùi hôi thối luôn bốc lên nồng nặc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Trước thực trạng này, rõ ràng cần phải có sự phối hợp can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng để cân đối được việc mưu sinh của người nghèo cũng như đảm bảo các yếu tố xã hội cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đó là bài toán khó sớm có lời giải.
Theo 24h
Bát cơm trưa nghẹn ngào bên bãi rác
Hôm nay, 20/10, khi nhiều phụ nữ Việt Nam hạnh phúc bên chồng con, chào đón ngày dành riêng cho mình thì tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) trăm phụ nữ vẫn vất vả mưu sinh.
Đà Nẵng những ngày này trời nắng gắt, bãi rác Khánh Sơn giống như một công trường với hàng trăm người đang làm việc hăng say. Trong đó hầu hết là phụ nữ, khuôn mặt rám nắng, quần áo vấy bẩn, lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi.
Đồ bảo hộ của họ chỉ là những đôi bao tay mỏng dính, một số người chỉ mang đôi dép xốp để nhặt rác. Trong khi đó, dưới chân họ là từng đống kim tiêm luôn chực chờ đâm người.
Cứ xe chở rác đến là mọi người lại đua nhau chạy. Người đứng trước đầu, người đứng sau đuôi, người đứng trên bãi rác dốc dựng đứng hết sức nguy hiểm.
"Khổ lắm anh, đất không có, nghề nghiệp cũng không, mỗi người một hoàn cảnh nhưng tất cả đều bám bãi rác để sống. Đối với chúng tôi, một ngày rời bãi rác là một ngày cả gia đình bị đói"- một phụ nữ tâm sự.
Những thứ mà người dân ở đây thu nhặt chủ yếu là bao nilông, chai lọ, sắt vụn. Trung bình mỗi ngày phơi lưng ngoài nắng từ 5 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều sẽ kiếm được 100.000 đến 150.000 đồng.
Buổi trưa, những người này tranh thủ ăn cơm ngay trên bãi rác đầy ruồi nhặng, mùi hôi thối rồi tiếp tục cuộc đào bới.
Về đêm, bãi rác cũng không hề vắng lặng. Nhiều công nhân ban ngày đi làm ở các công ty, xí nghiệp, đêm về lại nhặt rác kiếm thêm thu nhập.
Những người nhặt rác mặc dù vẫn biết nguy hiểm, bệnh tật luôn rình rập, nhưng vì gánh nặng mưu sinh nên họ chỉ biết nhắm mắt chấp nhận tất cả.
Một số hình ảnh được PV ghi lại:
Bãi rác như một công trường với hàng trăm người đang vất vả đào bới
Người nhặt rác đa số là phụ nữ
Mùi hôi thối kết hợp với bụi bặm là những nguy cơ gây nên bệnh tật đối với những người nhặt rác
Hàng chục người đua nhau cào bới ngay trên xe rác
Người phụ nữ này đang cào bới tìm kiếm kim loại
Một cụ bà vất vả cõng thành quả thu lượm được sau buổi sáng
Sau khi thu nhặt, những người này cõng về địa điểm tập kết để bán
Bữa cơm trên bãi rác
Ruồi bám đầy vào thức ăn
Người phụ nữ này chỉ ăn cơm với canh "đại dương" để tiết kiệm tiền lo gia đình
Góc khác là một phụ nữ luống tuổi
Nghỉ ngơi tán chuyện sau bữa ăn
Theo 24h
Cận cảnh khu chung cư "răng rụng" giữa Sài Gòn Chung cư tối tăm, rác tràn ngập khắp nơi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, cầu thang rỉ sét, bong tróc, tường nhà bị rạn nứt, nhiều căn hộ bỏ hoang đến rợn người. Chung cư 727 Trần Hưng Đạo từng là chung cư hoành tráng bậc nhất Sài Gòn những năm 60 thế kỷ trước Đó là thảm trạng ở chung...