Xóm làng bình yên nhờ mô hình nông dân tự quản với tiếng mõ an ninh
Tham gia các mô hình tổ tự quản của Hội ND, hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tích cực chung sức cùng tổ chức Hội ND, chính quyền và ngành chức năng địa phương làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ sự bình yên xóm làng.
Gần 2.000 mô hình tự quản
Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Thẩm – Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam cho biết: Quảng Nam có 18 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 244 đơn vị hành chính cấp xã, với 1.240 thôn, khối phố. Các địa phương miền núi của tỉnh có địa hình đồi núi, sông suối phức tạp, mật độ dân cư nhiều nơi phân bố chưa đồng đều; nhiều dân tộc (Kinh, Cơ Tu, Co, Giẻ Triêng, Ca Dong…) cùng sinh sống.
Các địa phương đồng bằng mật độ dân số đông với nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh, buôn bán, nhiều khu, cụm công nghiệp. Một số địa phương của Quảng Nam giáp với các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum và TP.Đà Nẵng và giáp với biên giới Lào. Chính vì vậy, việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở nông thôn là một vấn đề cần quan tâm .
Những năm qua, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tích cực tham gia mô hình “Tiếng mõ an ninh”. Ảnh: N.P
“Xác định tầm quan trọng của mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng mô hình tự quản của Hội một cách cụ thể, phù hợp, sát với từng chi hội ở khu dân cư.
Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Nam đã thành lập được 1.959 mô hình tự quản của nông dân với 155.750 thành viên tham gia. Trong đó, qua khảo sát, đánh giá, có 1.931 mô hình hoạt động hiệu quả, 28 mô hình hoạt động chưa hiệu quả. Các mô hình tự quản mang lại hiệu quả thiết thực như: Mô hình “Trong nhà có mõ, ngoài ngõ có đèn và chi hội không ma túy” của các chi Hội ND thuộc Hội ND huyện Tiên Phước; mô hình “Ánh sáng đường quê” của các chi hội ND thuộc Hội ND huyện Quế Sơn, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nông Sơn…; mô hình “Tiếng mõ an ninh”, “Khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông”…”- Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam thông tin.
Cùng với xây dựng các mô hình tự quản nông dân, những năm qua Hội ND các cấp đã phối hợp với các lực lượng quân sự, bộ đội biên phòng, công an tổ chức hơn 2.500 buổi tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ. Đồng thời vận động nông dân các dân tộc vùng biên giới, biển đảo đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Tổ quốc.
Video đang HOT
Đáng chú ý, các cấp Hội ND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng lực lượng nòng cốt được 3.500 cán bộ, hội viên nông dân nhằm phát hiện, cung cấp tố giác các loại tội phạm gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội, an ninh trật tự ở nông thôn. Hội cũng tham gia hoà giải cho hơn 1.872 trường hợp bất đồng, mâu thuẫn và phối hợp với các cấp chính quyền giải quyết 1.085 đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nông dân, chủ yếu về tranh chấp đất đai và giải tỏa đền bù, vệ sinh môi trường.
Đặc biệt, các cấp Hội ND tỉnh Quảng Nam đã vận động thành lập được 158 tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển với 1.040 tầu, 8.063 lao động tham gia. Qua đó, phát huy được sức mạnh cộng đồng hỗ trợ nhau trong đánh bắt, tìm kiếm ngư trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như giúp nhau khi có sự cố trên biển và cùng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chung tay giữ bình yên thôn xóm
Xuất phát từ thực trạng nạn trộm cướp, gây rối trật tự… xuất hiện nhiều tại khu vực nông thôn, Hội ND huyện Thăng Bình đã xây dựng mô hình “Tiếng mõ an ninh” để giữ bình yên xóm làng, phòng chống nạn trộm cắp, ma túy. Mô hình “Tiếng mõ an ninh” ở xã Bình An là 1 trong những mô hình nông dân tự quản hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Ông Ngô Đình Kỳ – Chi hội trưởng Hội ND thôn An Thành 3 cho biết: “Chi hội ND chúng tôi lập nên tiếng mõ an ninh và đội dân phòng nông dân tự quản. Lực lượng chủ yếu là nông dân, mõ thì đơn giản chỉ là ống tre có sẵn, sau thời gian phát động, 100% hộ dân đều hưởng ứng. Khi phát hiện trộm cắp hay đánh nhau, chỉ cần nghe tiếng mõ người dân trong làng lập tức tỏa ra bao vây bắt trộm hay ngăn chặn đánh nhau”.
Hiện tại 7/7 thôn của xã đã thực hiện mô hình tiếng mõ an ninh, nhờ vậy mà an ninh trật tự tại địa phương được đảm bảo”.
Tương tự xã Bình An, xã Phú Thọ (huyện Quế Sơn) là xã giáp ranh với một số địa phương của huyện Thăng Bình nên thời gian qua, tình hình an ninh trật tự có lúc diễn biến phức tạp. Bà Đinh Thị Phúc – Chủ tịch Hội ND xã Phú Thọ cho biết, để góp phần giữ vững an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, từ năm 2013 đến nay Hội ND xã phối hợp với Ban công an xã triển khai thực hiện khá nhiều phần việc.
Theo bà Phúc, cùng với việc tổ chức tuyên truyền đến hội viên nông dân các chương trình về phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm nhằm nâng cao hiểu biết trong việc phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, 5 năm qua 2 đơn vị cũng đã trợ giúp pháp lý cho 1.255 lượt hội viên nông dân. Đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân tự quản, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn. Trong đó, đáng kể là xây dựng được 2 cổng an ninh trật tự, 1 tuyến đường tự quản về an toàn giao thông, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trên 10 tuyến đường và thành lập 25 tổ tự quản, 3 tổ dân phòng, 7 tổ hòa giải ở thôn, xóm…
Vỗ béo cho "đầu cơ nghiệp", nhà nông xứ Tuyên lãi 3-5 triệu/con
Mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm do Hội Nông dân (ND) tỉnh Tuyên Quang hướng dẫn, hỗ trợ bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tham gia mô hình này, hàng trăm hội viên nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được bao tiêu đầu ra, có lợi nhuận cao và ổn định.
Phát triển thế mạnh của địa phương
Trao đổi về tình hình địa phương, ông Trương Xuân Quý - Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 5.867km2, diện tích đất nông nghiệp 540.538ha, rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi đại gia súc.
Hiện nay, toàn tỉnh có gần 150.000 con trâu, bò. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, quy mô lớn, công nghệ cao. Trong đó, Hội ND tỉnh đã hướng dẫn thực hiện "Mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm" do HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành thực hiện.
Được Hội ND tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ, nhiều hội viên nông dân đã đầu tư nuôi trâu vỗ béo hiệu quả. Ảnh: Thu Hà
Ông Quý cho biết: Đây là mô hình có sự tham gia của các HTX, tổ hợp tác (THT) và người dân. Theo đó, HTX, THT, hộ chăn nuôi chủ động cải tạo, đầu tư xây dựng mới chuồng trại theo hướng dẫn của cán bộ hội và HTX Tiến Thành.
Về phía HTX Tiến Thành, cam kết chính sách cung ứng con giống trâu, bò, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung chăn nuôi đầu vào và tiêu thụ toàn bộ số lượng trâu, bò theo đăng ký kế hoạch của người tham gia sau khi kết thúc thời gian chăn nuôi vỗ béo. Đồng thời, HTX Tiến Thành cũng hỗ trợ xử lý chất thải trong chăn nuôi để nuôi giun trùn quế, giúp nông dân tăng thu nhập và bảo vệ môi trường.
"Ưu điểm của mô hình là thời gian chăn nuôi vỗ béo ngắn, thu nhập cao. Bình quân nuôi trâu, bò thịt vỗ béo từ 3 - 4 tháng/lứa, trừ hết chi phí thì 1 con trâu nuôi vỗ béo cho lãi bình quân khoảng 5 triệu đồng/con; 1 con bò nuôi vỗ béo cho lãi bình quân khoảng 3 triệu đồng/con" - Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang thông tin.
Để thực hiện tốt mô hình, Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên nông dân, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hội ND đã xây dựng nhãn hiệu tập thể "Trâu ngố Tuyên Quang" giao cho HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành sử dụng và làm hạt nhân xây dựng mô hình chuỗi liên kết.
Hội cũng ban hành nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Hội ND tỉnh (khóa IX) về tham gia phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi giá trị, sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương giai đoạn 2019 - 2023; trong đó có sản phẩm "Trâu ngố Tuyên Quang". Nghị quyết đã đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ và hội viên nông dân; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến sản phẩm, đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế tập thể nâng cao chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu và xúc tiến đầu tư, thương mại...
Nhiều hỗ trợ giúp nông dân tham gia chuỗi liên kết
Đáng chú ý, năm 2019 Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức hội nghị ký kết tiêu thụ sản phẩm với các các doanh nghiệp, HTX, THT trong và ngoài tỉnh với HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành Tuyên Quang. Các hợp đồng kinh tế, thỏa thuận hợp tác được ký kết có giá trị trên 120 tỷ đồng.
Đến nay, HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành đã ký hợp đồng chính thức với 16 HTX, THT thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò với trên 150 hộ chăn nuôi là thành viên các HTX, THT tham gia.
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh Tuyên Quang có những giải pháp tích cực hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi trâu bằng việc ưu tiên 10,82 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân triển khai 30 dự án chăn nuôi trâu sinh sản, trâu vỗ béo. Theo đó, toàn tỉnh đã có 262 hộ nông dân được vay từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, mức vay từ 20 - 40 triệu đồng/hộ để đầu tư mua trâu giống, làm chuồng trại, trồng cỏ... phát triển chăn nuôi trâu.
Với mục tiêu giữ vững và phát triển thương hiệu "Trâu ngố Tuyên Quang", Hội ND tỉnh đã có những giải pháp tích cực hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi trâu. Đến nay, tổng số dự án nuôi trâu, bò đã cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân là 65 dự án với tổng số tiền 20 tỷ đồng. Hội ND tỉnh đã quản lý có hiệu quả ngân hàng bò gần 1.800 con với 3.800 hộ nông dân được hưởng lợi từ chương trình.
Là một trong hàng trăm hộ nông dân chăn nuôi trâu, bò với HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành, anh Nguyễn Văn Hỹ ở thôn Liên Nghĩa, xã Quang Vinh (Chiêm Hóa) cho biết: "Gia đình nuôi trâu vỗ béo 2 năm nay. Ban đầu chỉ có 2 con, về sau thấy thu nhập ổn định lại ít dịch bệnh, gia đình quyết định tăng đàn lên 8 con. Nuôi theo mô hình liên kết, chúng tôi không phải lo đầu vào, đầu ra mà có HTX Tiến Thành lo 2 khâu này".
Cũng theo anh Hỹ, gia đình đã nuôi 3 lứa trâu, mỗi lứa 3 tháng, sau 3 tháng vỗ béo, trừ chi phí, thu lãi 4-5 triệu đồng/con, số tiền lãi 3 lứa trâu được gần 50 triệu đồng. Dự kiến 8 con trâu tới đây được xuất bán, anh thu lãi 40 triệu đồng.
Còn anh Lê Văn Tứ - Giám đốc HTX Tiến Quang cho biết, HTX thành lập cuối năm 2017, gồm 7 thành viên, quy mô nuôi 30 con trâu, bò; nay tăng lên 35 thành viên, số lượng nuôi 350 con. Nuôi theo chuỗi liên kết, nhiều hộ có thu nhập 10-15 triệu đồng/tháng.
Theo anh Tứ, ban đầu gia đình anh chỉ nuôi 12 con trâu bò, nay tăng lên 50 con. Trừ chi phí, anh thu lãi 75-80 triệu đồng/lứa.
Theo Danviet
Hà Tĩnh: Học nghề bài bản, nông dân tự tin làm giàu Trong 10 năm qua, Trung tâm Hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân (ND) Hà Tĩnh đã trực tiếp tổ chức 234 lớp đào tạo nghề cho 7.466 lao động nông thôn; thông qua công tác đào tạo nghề đã hình thành hàng trăm mô hình kinh tế cho nguồn thu từ trăm triệu đến cả tỷ đồng/năm. Nhiều hỗ trợ cho...