Xóm đạo Sài Gòn tặng bong bóng miễn phí để nhiều người hòa mình Giáng sinh
Lang thang xóm đạo Nam Hòa, xóm đạo Lộc Hưng (Q.Tân Bình) vào những ngày cận Giáng sinh mới cảm nhận được hết cái rộn ràng và háo hức của các giáo dân.
Một góc hang đá hoành tráng của gia đình bà Hòa.
“Lời lãi mấy đồng, vừa bán vừa cho”
Gia đình bà Nguyễn Thị Hòa (53 tuổi, khu đạo Lộc Hưng) đã bắt tay vào thiết kế hang đá, bài trí tượng Thiên Chúa và hì hục thổi bong bóng từ đầu tháng 12 để… đám con nít được bố mẹ chở đi chơi có cái cầm về làm kỷ niệm.
“Mọi năm bán bong bóng, dư chút đỉnh thì lấy tiền đó mua thêm thứ này thứ kia để trang trí. Còn năm nay dịch kéo dài, ai cũng khó khăn nên tôi chỉ bán cho vui vậy thôi chứ lời lãi mấy đồng, bé nào hoàn cảnh khó khăn thì tặng miễn phí luôn, thấy tụi trẻ cười mà mình cũng vui theo”, bà Hòa vui vẻ nói.
Trước cổng nhà, em trai bà Hòa vẫn miệt mài bơm hết quả bóng này tới quả bóng khác rồi treo lên cây. Con nít theo chân bố mẹ đến đây nhìn thấy những quả bóng đủ màu sắc và hình họa cũng đều thích thú.
Năm nay, chị em bà quyết định mua một ông già Noel cao hơn đầu người để đón Giáng sinh hoành tráng.
Bà Hòa cho biết đã có ý định mua từ năm ngoái nhưng vì điều kiện chưa cho phép. Mặc dù năm nay chẳng khá hơn là mấy nhưng cũng cố gắng mua lấy một ông về để trước là duy trì truyền thống của giáo họ, sau là để mọi người đến chụp hình cho có không khí.
Trẻ con thích thú trước những quả bong bóng đủ sắc màu, đa dạng hình họa.
Nhiều ông bố, bà mẹ chọn xóm đạo làm nơi check-in Noel yêu thích cho các con
Video đang HOT
Ông già Noel có giá khoảng 5 triệu, được “rước” từ Chợ Lớn về khu đạo Lộc Hưng
Ông già Noel cao lớn, hiền hậu mang ý nghĩa chở che
Cứ cách vài mét lại dựng một hang đá
Được biết, bà Hòa làm hộ lý ở Trung tâm y tế quận Tân Bình, năm nay thường xuyên phải tăng ca để trông coi người cách ly. Bà kể, nếu mọi khi chỉ làm 8 tiếng/ ngày thì đợt cao điểm phải làm gấp đôi số giờ, không kể đêm ngày, nhưng lương thì chẳng được bao nhiêu. Bà tranh thủ thời gian nghỉ trưa, lúc tan tầm và các ngày cuối tuần để đi mua đồ trang trí Giáng sinh cho gia đình.
Rộn ràng trang trí hang đá
Anh Đỗ Anh Tùng (36 tuổi, giáo xứ Nam Hòa) thường dạy tiếng Anh vào ban ngày nên chỉ tranh thủ làm được buổi tối. “Cuối tháng 11, tôi đã bắt đầu ra khu Chợ Lớn để mua đồ vì có những thứ tốn công nhiều nên cần chuẩn bị sớm. Theo tôi cảm nhận, người đi mua hàng năm nay ít hơn khoảng 40% so với mọi năm. Tình hình khó khăn chung nên gia đình tôi cũng trang trí đơn giản nhất có thể”, anh chia sẻ.
Cũng ở xóm đạo Nam Hòa, người dân đang bận rộn bắt tay vào giai đoạn sau cùng – trang trí. Được biết, kinh phí dùng để làm hang đá được các hộ trong xóm đóng góp.
Một giáo dân lớn tuổi đảm nhận việc lắp đèn cho cả xóm
Ông Cử lắp đèn để thực hiện công đoạn cuối cùng là trang trí.
Đa số người dân thường tranh thủ trang trí Noel cho gia đình vào buổi tối.
Nhiều xóm tận dụng ông già Noel của các năm trước để tiết kiệm chi phí.
Ông Quang Thông (58 tuổi, Trưởng xóm Vô Nhiễm) cho biết: “Mỗi năm, tôi đều trực tiếp tới gõ cửa từng nhà để xin tiền, nhiều thì làm hoành tráng, ít thì làm đơn giản, mình cứ “liệu cơm gắp mắm” thôi. Mọi năm làm ăn khấm khá thì nhiều người thoải mái, năm nay do dịch khó khăn nên cũng thông cảm”.
May mắn là, mô hình ông già Noel và các đường dây điện từ năm ngoái được bảo quản tốt nên có thể tận dụng triệt để.
Không khí Giáng sinh bắt đầu rộn ràng trên các con đường.
Trước thềm Giáng sinh, xóm đạo bắt đầu đông đúc
Nhiều con đường cắt giảm đèn treo trang trí nên trông vắng vẻ đi nhiều
Ông Lương Đình Cử (74 tuổi) dù lớn tuổi nhưng vẫn trực tiếp làm hết mọi việc, từ treo dây đèn cho tới nối đường dây điện, trang trí hang đá cho cả xóm Vô Nhiễm. “Trong xóm toàn người đi làm, tụi thanh niên thì lười lắm, với một phần là không đứa nào dám leo. Năm nay dịch nên buồn, nhưng cũng may là vẫn được làm”, ông cười nói.
Những thứ khách sạn cố tình để khách lấy trộm
Một số khách sạn cố tình trang trí các món đồ kỳ quặc mà họ biết rằng người thuê không thể cưỡng lại được và tìm cách mang chúng đi.
Khi các chủ quán bar ở New York, Mỹ cố gắng hoạt động thân thiện với môi trường bằng cách thay thế ống hút nhựa, họ phải đối mặt với một vấn đề ngoài dự tính. Khách hàng liên tục lấy trộm những ống hút kim loại có thể tái sử dụng nhiều lần. Các chủ quán bar không hài lòng về tình trạng này, bởi họ mất thêm chi phí. Tuy nhiên, họ không cô đơn trong "mặt trận" này.
Một cuộc khảo sát năm 2019 của Wellness Heaven, công ty chuyên về lĩnh vực du lịch và giải trí có trụ sở tại Đức, cho thấy những món đồ bị đánh cắp nhiều nhất từ khách sạn là khăn tắm, áo choàng tắm, móc quần áo. Thậm chí một số người còn lấy cả tác phẩm nghệ thuật hoặc nệm ra khỏi phòng khách sạn.
Tổng giám đốc một khách sạn sang trọng ở Hong Kong cho biết túi vải chứa quần áo mang đi giặt là bị mất nhiều đến mức ông quyết định thay chúng bằng túi nilon. Tại khách sạn Beverly Hills ở Los Angeles, Mỹ, những chiếc mở nút chai màu hồng kẹo ngọt là món đồ bị lấy trộm nhiều nhất. Còn tại khách sạn 5 sao 45 Park Lane ở London, đó là những con vịt cao su màu tím đặc trưng của khách sạn. Trong khi với Mandarin Oriental Hong Kong, khách thích lấy túi vải đựng giày. "Khách cần chúng tôi làm sạch giày và khi đưa đồ lại cho khách, chúng tôi thường đựng giày trong những chiếc túi vải. Họ thường cầm chúng về luôn".
Giấy, bút, đồ vệ sinh cá nhân (với những chai lọ nhỏ), dép đi một lần... là những thứ khách có thể cầm về. Một số nhân viên khách sạn "nhắm mắt làm ngơ" nếu áo choàng tắm biến mất. Nhưng bạn cũng đừng ngạc nhiên khi họ tính phí nếu bạn mang chúng về.
Nhưng theo Terence Conran, nhà thiết kế nổi tiếng người Anh vừa qua đời vào tháng 9, những thứ bị mất trộm lại là cơ hội tiếp thị cho các nhà hàng, khách sạn. Hồi tháng 11, Sebastian Conran, con trai của ông Terence, cho biết cha anh có một kế hoạch cho nhà hàng Quaglino của mình ở London, Anh. "Tôi thiết kế những chiếc gạt tàn, và bố nói với tôi rằng: 'Những thứ này chắc chắn bị lấy trộm và sẽ là những vật dụng quảng bá cho thương hiệu'", Sebastian trả lời kênh podcast Break Out Culture .
Lời tiên đoán của Terence Conran rất nhiều năm về trước thành hiện thực. Trong hơn 10 năm, những chiếc gạt tàn hình chữ Q bằng kim loại của Quaglino nổi tiếng là món đồ bị đánh cắp nhiều nhất London - hơn 20.000 cái. Nhưng ở một khía cạnh khác, Bảo tàng Thiết kế (Design Museum) do Terence Conran mở ra tại thủ đô nước Anh hiện thu hút rất nhiều khách - những thực khách khi xưa từng "vô tình" lấy gạt tàn trong nhà hàng của ông. Họ mang những chiếc gạt tàn này trở lại, tặng chúng cho một cuộc triển lãm sắp tới của bảo tàng.
Tỷ phú người Anh Richard Branson, người sở hữu hai chi nhánh tại Anh và Australia của hãng hàng không Virgin Air, cũng nhìn ra cơ hội quảng bá thương hiệu khi những chiếc lọ đựng muối và tiêu bị các vị khách ngồi khoang hạng nhất đem về nhà. Từ đó, ông cho khắc dòng chữ "pinched from Virgin Atlantic" (được lấy từ Virgin Atlantic) trên đáy của mỗi chiếc lọ gia vị nhỏ này. Chiến lược này giúp hãng bay được nhiều người biết đến rộng rãi hơn, thông qua những chiếc lọ nhỏ mà hành khách lấy trộm.
Nhiều khách sạn cố tình trang trí phòng bằng món đồ kỳ lạ, hấp dẫn mà họ biết rằng khách sẽ mang về nhà. Tại Viceroy Bali, tấm biển "Bạn có hạnh phúc không?" được đặt trong phòng để khuyến khích khách yêu cầu bất kỳ thứ gì họ cần. Và tấm biển này cũng thường biến mất sau khi khách trả phòng.
Mark Wong, Phó chủ tịch cấp cao của tập đoàn Small Luxury Hotels of the World khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết: "Du khách thích lấy những món đồ có in tên thương hiệu như nút chặn chai rượu vang, mở nắp chai, cốc chén, ô làm kỷ vật trong kỳ nghỉ của họ. Hầu hết khách sạn đều không bận tâm vì đây là đồ miễn phí, dù một số cơ sở có thể tính phí hoặc gợi ý khách mua từ cửa hàng quà tặng".
Tại Milaidhoo Maldives, ban quản lý cho phép du khách mang về nhà những chiếc xà rông và dép xỏ ngón dập logo của khu nghỉ mát. El Lodge Ski and Spa, ở Grenada, Tây Ban Nha, có những tấm biển đồng thau khắc dòng chữ "đừng làm phiền", "đếm bông tuyết"... được nhiều khách mang về làm của riêng. Còn tại khách sạn Fendi Private Suites ở Rome, Italy, khách thậm chí còn mang theo chìa khóa phòng về nhà. Và tất nhiên trên từng chiếc chìa khóa đều khắc chữ Fendi.
Bên cạnh đó, một số cơ sở kinh doanh tìm cách để khách trả lại đồ. Một quán bia ở Bỉ nghĩ ra cách hạn chế khách lấy trộm ly cốc. Khách đến quán Dulle Griet ở Ghent phải cởi giày, đặt vào một chiếc giỏ và sau đó chiếc giỏ này được kéo lên trần nhà. Chỉ khi trả lại nguyên vẹn cốc uống bia, khách mới được nhận lại giày dép.
Tại Dulle Griet, nếu không muốn đi chân đất về nhà, bạn phải trả lại quán những cốc bia được thiết kế đặc biệt như trên ảnh. Ảnh: SCMP
Chuỗi cửa hàng ăn Mexico Wahaca có trụ sở tại Anh thường tổ chức một sự kiện vào tháng Giêng. Những người từng lấy trộm đồ nếu trả lại những chiếc thìa nhựa có màu sắc tươi vui in tên thương hiệu được ăn taco miễn phí. Trong khoảng 7 năm kể từ khi chuỗi nhà hàng này bắt đầu đếm số thìa bị mất, con số đã lên đến gần 35.000.
Covid-19 xuất hiện khiến số thìa bị mất ít hơn vì chuỗi cửa hàng phải đóng cửa gần như hết năm 2020 theo yêu cầu của chính phủ. Ricky Davison, phát ngôn viên của chuỗi kinh doanh, cho biết đó là lý do họ không có bất kỳ kế hoạch nào cho việc tổ chức buổi đổi thìa lấy taco thường niên vào tháng 1/2021.
Đà Nẵng miễn, giảm vé tham quan trong năm 2021 6 tháng đầu năm 2021, các danh thắng, bảo tàng ở Đà Nẵng sẽ được miễn phí vé tham quan và giảm 50% giá vé cho 6 tháng cuối năm. Theo đại diện Sở Du lịch, bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 30/6/2021, khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến tham quan khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, bảo...